Thành lập công ty/ doanh nghiệp – hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng. Những điều cần biết trước khi thành lập công ty mà Luật Trần và Liên danh trình bày dưới đây là những nội dung cơ bản và quan trọng trong lĩnh vực pháp lý bạn cần biết trước khi chính thức hoạt động kinh doanh. Cùng tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty tại quận 11 của Luật Trần và Liên danh nhé!
Sự giống nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh công ty
– Đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và Chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều phải đăng ký mã số thuế
– Văn phòng đại diện và chi nhánh công ty đều phải thực hiện đăng ký mã số thuế, theo đó thì trước khi đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì đơn vị chủ quản sẽ phải kê khai nhưng đơn vị phụ thuộc để cơ quan thuế cấp mã số thuế 13 số cho những đơn vị phụ thu.
– Văn phòng đại diện và chi nhánh của Công ty không có tư cách pháp nhân.
– Văn phòng đại diện và chi nhánh của Công ty có chức năng là đại diện cho doanh nghiệp.
– Về hạch toán kế toán: Văn phòng đại diện và Chi nhánh công ty đều phải thực hiện việc hạch toán và kê khai thuế hàng năm theo đúng quy định của pháp luật
– Về chế độ kế toán
Cả chi nhánh công ty và văn phòng đại diện đều là những đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, do vậy chế độ kế toán của hai mô hình đơn vị phụ thuộc này phần nào cũng phụ thuộc vào chế độ kế toán của doanh nghiệp chủ quản.
Sự khác nhau giữa văn phòng đại diện và chi nhánh công ty:
Về chức năng và nhiệm vụ
Điểm khác biệt về chức năng và nhiệm vụ giữa văn phòng đại diện và chi nhánh công ty đó là:
Chi nhánh công ty được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, trong đó bao gồm cả chức năng đại diện kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền.
Trong khi văn phòng đại diện lại không hề có chức năng kinh doanh mà chỉ có thể thực hiện những nhiệm vụ theo ủy quyền đã được nêu ở trên. Văn phòng đại diện chính là nơi để quảng bá các sản phẩm của doanh nghiệp và là nơi để giải đáp, tư vấn cho khách hàng, Dịch vụ thành lập công ty.
Có thể hiểu văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp nhưng lại không có chức năng kinh doanh, không được trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.Cũng như không được tự nhân danh mình để ký kết các hợp đồng riêng mà chức năng của văn phòng đại diện giống như một ban liên lạc với nhiệm vụ chính là cung cấp và trao đổi thông tin, hỗ trợ về nghiệp vụ cũng như phụ trách việc tiếp cận giữa các đối tác và Doanh nghiệp, nội dung hoạt động của văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp.
Trên thực tế trong quá trình làm việc vẫn có trường hợp mà Văn phòng đại diện thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên đó là khi văn phòng đại diện nhân danh cho doanh nghiệp để ký kết và sẽ phải có giấy ủy quyền hợp pháp từ phía doanh nghiệp, nội dung của giấy ủy quyền này phải liên quan trực tiếp đến nội dung của hợp đồng được ký kết.
Với đặc điểm là không thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không cần phân biệt chức năng và nhiệm vụ, Văn phòng đại diện giống một phòng liên lạc, thực hiện các hoạt động:
+ Nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và kết nối với các thị trường và đối tác mới, với chức năng văn phòng đại diện như vậy rất phù hợp để đặt ở nhiều tỉnh thành trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ chính như;
+ Quảng bá thương hiệu, tiếp cận và Liên lạc với đối tác, thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như giải đáp thắc mắc của khách hàng…
Đây là một mô hình rất phù hợp với các Doanh nghiệp kinh doanh những loại hình dịch vụ như: Du lịch, xây dựng, quảng cáo,… bởi những loại hình kinh doanh này thường không cần phải thực hiện trực tiếp tại địa chỉ của đơn vị mà làm việc tại địa chỉ của văn phòng kinh doanh dịch vụ đó.
Về nghĩa vụ kê khai và nộp thuế
Chi nhánh công ty phải nộp thuế môn bài theo quy định của pháp luật, còn Văn phòng đại diện thì không bắt buộc nộp thuế môn bài mà xét theo chức năng của từng văn phòng đại diện.
Thuế môn bài sẽ được thu định kỳ hàng năm và mức thu được phân theo các bậc, dựa theo số vốn khi đăng ký hoặc doanh thu hoạt động kinh doanh của năm kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy theo từng nước và từng địa phương mà các bậc này là khác nhau.
Trên thực tế, văn phòng đại diện khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thì phải nộp hai loại thuế là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân. Và nếu không thực hiện các hoạt động kinh doanh thì văn phòng đại diện chỉ phải phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Hình thức tư vấn trực tiếp bằng lời nói
Tư vấn pháp luật bằng lời nói thường được áp dụng với các vụ việc có tính chất đơn giản. Khách hàng gặp gỡ người tư vấn để trình bày vụ việc của họ và nhờ người tư vấn pháp luật giúp họ tìm giải pháp của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.Hay là việc người tư vấn pháp luật sử dụng ngôn từ trong hoạt động nghề nghiệp người tư vấn trao dổi bằng lời nói với khách hàng, trao đổi mọi thông tin liên quan cần thiết, giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý và truyền đạt thông tin đến người được tư vấn.
+ Đặc điểm tư vấn bằng lời nói:
Tư vấn pháp luật bằng lời nói được thực hiện trong khuôn khổ hoạt động nghề nghiệp của người tư vấn với người yêu cầu đặc thù. Người tư vấn pháp luật phải là những người được pháp luật quy định về điều kiện chuyên môn đáp ứng được yêu cầu công việc, theo Khoản 1 Điều 17 Luật trợ giúp pháp lý năm 2017:
“Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý; thủ tục thành lập công ty.
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.”
Lời nói của người tư vấn pháp luật là hoạt động có đối tượng, mục đích là công cụ, phương tiện thực hiện nhiệm vụ, nghề nghiệp của người tư vấn.
Việc tư vấn có khả năng tác động trực tiếp đến người cần tư vấn.
+ Hình thức yêu cầu tư vấn bằng lời nói:
Hình thức tư vấn pháp luật bằng lời nói bao gồm
-Tư vấn trực tiếp tư vấn pháp luật bằng lời nói tại trụ sở văn phòng hoặc theo địa điểm mà khách hàng yêu cầu.
-Tư vấn qua điện thoại, tổng đài tư vấn.
-Tư vấn qua đài phát thanh, truyền hình.
-Tư vấn trực tuyến.
Yêu cầu trong tư vấn.
Yêu cầu về nội dung nói: Đúng pháp luật; đầy đủ nội dung, khách quan, không tùy tiện suy diễn, có căn cứ; có lập luận chặt chẽ và có chất lượng.
Yêu cầu về cách nói: Ngôn ngữ ngắn gọn, chuẩn xác, dễ hiểu; trình bày, rõ ràng, logic, có tóm tắt, kết luận để khách hàng nắm được những điều quan trọng nhất; Cách nói phù hợp với từng đối tượng được tư vấn và nói hay, hấp dẫn.
+ Trình tự tư vấn pháp luật bằng lời nói:
Nghe khách hàng trình bày: Trong quá trình khách hàng trình bày người tư vấn cần lắng nghe, ghi chép những nội dung chính, sau đó có thể đặt những câu hỏi để khách hàng làm rõ thêm. Thông thường lần đầu tiên tiếp xúc, người tư vấn chưa thể nắm bắt một cách chắc chắn bản chất của sự việc đó hơn nữa, khách hàng thường trình bày theo ý chí chủ quan và bỏ qua nhiều chi tiết mà họ cho là không cần thiết.Vì vậy, người tư vấn cần gợi ý những vấn đề để khách hàng trình bày đúng bản chất của vụ việc. Người tư vấn nên lưu ý khách hàng, chỉ có thể đưa ra giải pháp chính xác, đầy đủ và đúng pháp luật nếu khách hàng trình bày vấn đề trung thực và khách quan.
Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của người tư vấn: người tư vấn cần diễn đạt lại câu chuyện của khách hàng theo cách hiểu của mình. Việc này nhằm đảm bảo người tư vấn đã hiểu đúng câu chuyện của khách hàng và nếu phát hiện những điểm nhầm lẫn khách hàng kịp đính chính lại.
Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến việc cần tư vấn: Những giấy tờ tài liệu này phản ánh diễn biến của quá trình tranh chấp hoặc bản chất của vụ việc mà khách hàng yêu câu tư vấn. Nếu không có những tài liệu này việc tư vấn có thể không chinh xác.Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan, người tư vấn cần phải giành thời gian để đọc các giấy tờ tài liệu đó.Đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài nhất thiết phải được dịch ra bằng tiếng Việt để hiểu đúng nguyên văn tài liệu đó, đồng thời cũng đính kèm hồ sơ để sử dụng lâu dài. Trong trường hợp sau khi nghe khách hàng trình bày và nghiên cứu các tài liệu do khách hàng cung cấp mà thấy không thể trả lời ngay được, phải thông báo điều đó cho khách hàng và hẹn khách hàng gặp vào một ngày khác.
Tra cứu tài liệu tham khảo: việc dùng các quy định của pháp luật làm cơ sở cho các kết luận của mình là điều bắt buộc vì: Trước hết là để khẳng định với khách hàng rằng người tư vấn đang tư vấn theo luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan của mình. Sau việc tra cứu tài liệu tham khảo giúp người tư vấn khẳng định chính suy nghĩ của mình.Khi cần thiết người tư vấn pháp luật có thể cung cấp cho khách hàng bản sao văn bản, tài liệu đó. Trường hợp không tìm thấy văn bản cần tìm hoặc nghi ngờ về hiệu lực của văn bản đó thì người tư vấn không nên vội đưa ra giải pháp vội mà hẹn khách hàng vào một dịp khác.
Đinh hướng cho khách hàng: Sau khi đã hoàn thành các bước trên, người tư vấn sẽ đưa ra giải pháp cho khách hàng để trả lời các vấn đề mà khách hàng yêu cầu, đưa ra những ý kiến để khách hàng lựa chọn phương thức bảo vệ quyền của mình một cách tốt nhất.
Các bước thành lập công ty trên thực tế
– Bước 1: Luật sư tư vấn tận tình các vấn đề pháp lý khi thành lập công ty cho khách hàng.
– Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập công ty chính xác.
– Bước 3: Chuyên viên tư vấn đến tận nơi khách hàng để xin chữ ký đầy đủ vào hồ sơ.
– Bước 4: Nộp hồ sơ lên Phòng đăng ký kinh doanh.
– Bước 5: Nhận kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế.
– Bước 6: Công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Bước 7: Đặt con dấu tròn, dấu chức danh cho khách hàng. Tiến hành công bố mẫu dấu sau khi có con dấu.
– Bước 8: Bộ phận dịch vụ kế toán thuế của chúng tôi tiến hành các công việc pháp lý, kế toán sau khi thành lập như: Mở tài khoản ngân hàng, kê khai lệ phí môn bài, nộp lệ phí môn bài, setup hồ sơ thuế ban đầu…
– Bước 9: Luật Trần hỗ trợ các công việc khác để doanh nghiệp vận hành theo đúng pháp luật.
Hồ sơ thành lập công ty theo thủ tục thành lập công ty tại quận 11
Tuỳ theo loại hình công ty bạn định thành lập, mà hồ sơ sẽ tương ứng có những điểm khác biệt. Tuy nhiên một bộ hồ sơ chuẩn bao gồm:
Đơn đăng ký thành lập.
Điều lệ chuẩn công ty.
Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập.
Giấy tờ sao y chứng thực: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu nếu thành viên sáng lập là cá nhân. Đăng ký kinh doanh nếu thành viên sáng lập là tổ chức.
Chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty kỹ lưỡng và cẩn thận cho khách hàng. Luôn cung cấp 01 bộ chuẩn để khách hàng lưu sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tư vấn thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói, giá rẻ, uy tín? Tư vấn hồ sơ, thủ tục và dịch vụ thành lập công ty số một
Nội dung tư vấn thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp của Luật Trần bao gồm: Tư vấn lựa chọn loại hình, tư vấn về tên doanh nghiệp, vốn điều lệ, trụ sở chính công ty…Cùng Luật Trần tìm hiểu về từng vấn đề dưới đây.
Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, hiện nay nước ta có một số loại hình doanh nghiệp. Vì vậy, nội dung tư vấn thủ tục thành lập công ty tại quận 11 của Luật Trần trước hết là giúp khách hàng lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Tư vấn thành lập công ty theo thủ tục thành lập công ty tại quận 11
Loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần
Là loại hình đặc trưng phổ biến hiện nay. Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần, cá nhân sở hữu cổ phần đó chính là những cổ đông. Số cổ đông tối tiểu là 03 (ba) người và không giới hạn số lượng tối đa.
Mỗi cổ đông khi thực hiện việc góp vốn vào công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào.
** Ưu điểm: Ưu điểm của loại hình công ty cổ phần chính nằm ở cơ cấu về vốn được linh hoạt và khả năng huy động vốn cao; số lượng thành viên lớn.
** Nhược điểm: Nhược điểm của loại hình công ty cổ phần là khi không giới hạn số lượng cổ đông tham gia vào công ty sẽ dẫn tới khó khăn trong việc quản lý và điều hành rất dễ dẫn đến các vấn đề phát sinh giữa các cổ đông.
Loại hình doanh nghiệp Công ty hợp danh
Là loại hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất 2 (hai) thành viên hợp danh là cá nhân cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động của công ty. Ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết với công ty.
**Ưu điểm: Đối với công ty hợp danh thì số lượng thành viên ít nên dễ dàng trong việc quản lý. Do đặc thù mỗi thành viên hợp danh đều có quyền quản lý điều hành và nhân danh công ty nên rất thuận lợi trong quá trong quá trình kinh doanh khi đàm phán, ký kết hay quyết định.
**Nhược điểm: Các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Vì vậy, khi công ty có phát sinh các khoản nợ mà không có được khả năng chi trả thì các thành viên phải dùng tài sản cá nhân cho việc trả khoản nợ đó.
Các thành viên hợp danh đều có quyền nhân danh công ty hoạt động độc lập nên cũng có rủi ro từ đặc tính này. Nếu định hướng của thành viên hợp danh không tốt mà lại không có cơ chế kiểm soát quyền lực của họ hoặc họ không tự nguyện tuân thủ sự kiểm soát đó sẽ rất dễ gây thiệt hại cho công ty và liên đới cho các thành viên hợp danh khác.
Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp gồm ít nhất 2 (hai) thành viên và không quá 50 (năm mươi) thành viên góp vốn thành lập. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn của công ty.
**Ưu điểm: Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn mình đã góp vào công ty. Có thể kiểm soát được việc phát sinh thêm thành viên mới vì theo quy định khi thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp phải chào bán cho các thành viên hiện hữu trước tiên (tức được quyền ưu tiên mua).
**Nhược điểm: Công ty không được phát hành cổ phần. Việc huy động vốn thường chỉ từ nguồn vay hay sự góp vốn của các thành viên.
Loại hình Công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 tổ chức hay 1 cá nhân là chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
**Ưu điểm: do cơ cấu do 1 tổ chức hay cá nhân là chủ sở hữu nên có quyền tự quyết về hoạt động kinh doanh và cơ cấu của công ty cũng dễ dàng kiểm soát và quản lý.
**Nhược điểm: công ty không được phát hành cổ phần đề thực hiện huy động vốn. Nếu muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì phải chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới và nếu như vậy sẽ dẫn đến chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp.
** Ưu điểm: Với mô hình gọn nhẹ và dề quản lý. Tài sản của chủ doanh nghiệp không phải chuyển giao quyền sở hữu cho doanh nghiệp
**Nhược điểm: doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào và không có tư cách pháp nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp về lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể trên cơ sở mong muốn và điều kiện thực tế của nhà đầu tư tại buổi tư vấn thành lập doanh nghiệp.
Tư vấn về tên doanh nghiệp theo thủ tục thành lập công ty tại quận 11
Sau khi khách hàng lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp. Nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp tiếp theo cho khách hàng là cách đặt tên doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020,, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những tên gọi đặc trưng. Doanh nghiệp có thể sử dụng tên tên viết tắt và/hoặc tên bằng tiếng nước ngoài bên cạnh tên gọi bằng tiếng việt. Cụ thể
Về tên tiếng Việt
Tên tiếng Việt công ty phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp: được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân; cách thành lập công ty.
– Tên riêng: được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên bằng tiếng nước ngoài, tên viết tắt
* Về tên bằng tiếng nước ngoài: được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
* Về tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Khi quý khách thành lập công ty, Luật Trần sẽ kiểm tra sơ bộ tên công ty mà quý khách muốn đặt để xem có trùng hay gây nhầm lẫn hay không?
Tư vấn lựa chọn trụ sở khi thành lập doanh nghiệp theo thủ tục thành lập công ty tại quận 11
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
* Lưu ý: Theo quy đinh định tại Luật nhà ở và Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp không được đặt trụ sở tại căn hộ chung cư/diện tích thuộc nhà chung cư trong các trường hợp sau:
– Nhà chung cư chỉ có chức năng nhà ở;
– Phần diện tích nhà chung cư có chức năng nhà ở đối với các tòa nhà hỗn hợp (Trung tâm thương mại/văn phòng và nhà ở).
Đối với nhà chung cư, công ty chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm Thương mại/Văn phòng của tòa nhà.
Tư vấn về vốn điều lệ khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại quận 11
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Các thành viên, cổ đông phải góp đủ số vốn này trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hoặc một thời hạn ngắn hơn theo quy định của điều lệ.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu (Vốn pháp định) để hoạt động trong ngành, nghề đó.
Lựa chọn nghành nghề kinh doanh khi thực hiện thủ tục thành lập công ty tại quận 11
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được lựa chọn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018.
Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận.
Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục thành lập công ty tại quận 11 của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.