Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

Một trong những bất cập lớn nhất trong việc thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương tại tòa án là việc thời gian giải quyết vụ việc quá lâu thông thường kéo dài từ 4-6 tháng nhưng có những vụ việc cá biệt có thể kéo dài hàng năm. Trong bài viết dưới đây Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp vấn đề trên.

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương của Tòa Án?

Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau:

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện:

Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự có quy địn về Thụ lý vụ án như sau:

Thụ lý vụ án:

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Điều 197 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về việc Phân công thẩm phán giải quyết vụ án như sau:

Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án:

Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.

Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử như sau:

Thời hạn chuẩn bị xét xử:

Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Như vậy, dựa trên các quy định về các giai đoạn giải quyết vụ án ly hôn đơn phương thì thời gian giải quyết của Tòa án kể từ thời điểm tiếp nhận đơn cho đến thời điểm ra bản án, quyết định là tối đa từ 4 đến 6 tháng.

thời gian giải quyết ly hôn đơn phương
thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương có được tòa án chấp nhận không?

Chào luật sư, Tôi muốn hỏi là năm 2011 tôi có làm đơn xin ly hôn ở xã nhưng giải quyết không thành. Mời 3 lần điều không có mặt chồng tôi. Nhưng xã không giải quyết được đơn phương ly hôn.

Tôi cũng làm đơn xuống huyện cũng mời 2 lần nhưng cũng không có mặt chỉ liên lac được qua điên thoai. Nhưng tòa án huyện cũng không giải quyết đơn phương được. Hiện chồng tôi cũng đã có vợ.

Giờ tôi có nên làm đơn ra tòa án nữa không ạ. 2 lần tòa điều không đồng ý giải quyết đơn phương. Tôi đành bỏ liều đến nay

Trả lời:

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên thì người nộp đơn phải có căn cứ chứng minh được vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được và thời hạn được yêu cầu ly hôn lại là 12 tháng sau khi bị tòa bác đơn.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên:

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Đồng thời Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có vợ có chồng.

Vợ chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau trừ trường hợp do vợ chồng thỏa thuận hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp công tác, học tập hoặc tham gia các hoạt động kinh tế chính trị văn hóa xã hội khác, có lý do chính đáng khác.

Nếu trong trường hợp bạn chứng minh được chồng bạn vi phạm quyền, nghĩa vụ vợ chồng như sống chung với người khác như vợ chồng thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Việc chung sống với nhau như vợ chồng được chứng minh bằng việc có con chung, thuê nhà ở chung, được hàng xóm, xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung.

Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:

Cấm các hành vi sau đây:

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Ngoài ra người nào vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng nếu có đủ căn cứ pháp luật còn bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng:

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy nếu bạn chứng minh được chồng bạn đang vi phạm quyền nghĩa vụ của vợ chồng, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn ly hôn đến tòa án nơi bị đơn (chồng bạn) đang cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú) để yêu cầu ly hôn.

Bài viết trên là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại để được giải đáp tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139