Phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

Để thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất một cách chính xác nhất và có tính thuyết phục cho khách hàng là: Doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, cá nhân, cơ quan Nhà nước… thì quy trình thẩm định giá và phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị là yếu tố vô cùng quan trọng.

Đối với tài sản thẩm định giá là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thì quy trình thẩm định giá cụ thể như sau:

Xác định tổng quát về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá 

Xác định về pháp lý của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá gồm: Hợp đồng kinh tế mua bán máy thiết bịtờ khai hải quaninvoicepacking listhợp đồng thương mạihóa đơn mua bánBiên bản thanh lý hợp đồngbiên bản bàn giao, nghiệm thubản vẽ kỹ thuậtcatalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …

Xác định về kinh tế – kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá gồm: Công xuất, model, đặc điểm dây chuyền công nghệ, nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị, chi tiết kỹ thuật chất lượng vậy tư hàng hóa, năm sản xuất, tên quốc gia sản xuất, nhãn hiệu, tên nhà máy, các kỹ thuật cơ bản như: số seri, số tàu, số đăng kí, số đăng kiểm và các kỹ thuật khác, năm đưa vào sử dụng của máy thiết bị, tỷ lệ hao mòn (hữu hình, vô hình) tại thời điểm thẩm định.

Xác định đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá: Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, cá nhân

Xác định mục đích thẩm định giá và thời điểm thẩm định giá cần được ghi rõ trong hợp đồng thẩm định giá, báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá. Tổ chức thẩm định giá cần trao đổi cụ thể với khác hàng để xác định mục đích và thời điểm thẩm định giá phù hợp với mục đích của chứng thư thẩm định giá.

Xác định cơ sở giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá là giá trị thị trường hay phi thị trường phân tích được những thông tin, dữ liệu như sau và có lập luận để xác định giá trị của máy: Đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của máy móc thiết bị thẩm định giá, đối tượng sử dụng kết quả thẩm định giá, mục đích của thẩm định giá máy móc thiết bị; mua bán máy móc thiết bị, đặc điểm thị trường của máy móc thiết bị

Xác định giả thiết và giả thiết đặc biệt phải đưa ra hợp lý và phù hợp với mục đích thẩm định giá. Thẩm định viên phải đưa ra các giả thiết hạn chế về thông tin chưa chắc ảnh hưởng đến giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Đối với giả thiết đặc biệt đưa ra thông tin về tình trạng của máy móc thiết bị tại thời điểm thẩm định giá.

Lập kế hoạch thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất theo phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm giúp cụ thể phạm vi, nội dung, tiến độ thực hiện công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc việc thẩm định giá hiệu quả hơn. Nội dung kế hoạch thẩm định giá phải thể hiện những công việc cơ bản như sau:

Xác định mục tiêu, yêu cầu của nội dung công việc

Xác định phương pháp, cách thức tiến hành thẩm định giá

Xác định dữ liệu, tài liệu thu thập về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cho công việc thẩm định giá

Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất

Xác định trình tự thu nhập và phân tích dữ liệu

Lập phương án thẩm định giá, đảm bảo quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp

 Khảo sát thực tế, thu thập thông tin 

Nguồn thông tin thu thập, phục vụ cho quá trình thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bao gồm: nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, thông tin khảo sát thực tế, thông tin từ giao dịch mua bán máy móc thiết bị trên thị trường từ các phương tiện truyền thông; internet, các website cung cấp máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất. Tất cả các thông tin, số liệu phải được thẩm định viên kiểm chứng và bảo đảm độ tin cậy, chính xác trước khi đưa vào phân tích thông tin, áp dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Trong quá trình làm nếu hồ sơ không đầy đủ đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung.

Khi khảo sát thực tế cần chú ý vào các đặc điểm kinh tế của máy móc thiết bị như đặc điểm dây chuyền công nghệ, chất lượng vật tư hàng hóa, nhà sản xuất, xuất xứ, năm sản xuất, công suất…và các đặc điểm khác của máy móc thiết bị cần thẩm định giá và các máy móc thiết bị so sánh.

Phân tích thông tin 

Phân tích những thông tin về đặc điểm của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất

Phân tích những thông tin về đặc trưng của thị trường máy, thiết bị thẩm định giá

Phần tích về việc sử dụng tốt nhất và có hiểu quả nhất đối với máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất: Phân tích khả năng sử dụng tốt nhất của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bảo đảm sử dụng một cách hợp pháp, hợp lý trong điều kiện cho phép về mặt kỹ thuật, về tài chính và mang lại giá trị cao nhất cho máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất.

Xác định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất cần thẩm định giá 

Căn cứ vào các phương pháp thẩm định giá theo tiêu chuẩn thẩm định giá của Việt nam, thẩm định viên phân tích và lựa chọn các phương pháp phù hợp với mục đích thẩm định giá để áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật.

Trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá, thẩm định viên cần nêu rõ phương pháp thẩm định giá nào là phương pháp thẩm định của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá.

phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị
phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan

Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá được lập theo quy định của Bộ tài chính về “Hồ sơ thẩm định giá”. Báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá sau khi được Doanh nghiệp thẩm định giá ký phát hành theo đúng quy định của pháp luật được chuyển cho khách hàng và các bên liên quan theo hợp đồng được kí kết.

Thời hạn có hiệu lực của kết quả thẩm định giá được xác định trên cơ sở đặc điểm pháp lý, kinh tế – kỹ thuật của tài sản thẩm định giá, biến động về pháp lý, thị trường liên quan đến tài sản thẩm định giá và mục đích tối đa không quá 6 (sáu) tháng kể từ thời điểm chứng thư thẩm định giá có hiệu lực.

Giá ca máy và thiết bị thi công như thế nào?

Giá ca máy và thiết bị thi công được quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 11/2021/NĐ-CP, cụ thể:

– Giá ca máy và thiết bị thi công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư này là cơ sở để xác định giá xây dựng công trình.

– Trường hợp giá ca máy và thiết bị thi công chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc đã có nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công của công trình, dự án, chủ đầu tư tổ chức khảo sát, xác định giá ca máy và thiết bị thi công theo phương pháp quy định tại Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình để quyết định áp dụng khi xác định giá xây dựng công trình. Trong quá trình xác định giá ca máy và thiết bị thi công, Sở Xây dựng thực hiện hướng dẫn về tính đúng đắn, sự phù hợp của căn cứ, phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công khi chủ đầu tư có yêu cầu.

– Chủ đầu tư gửi kết quả xác định giá ca máy và thiết bị thi công tại điểm b khoản này về Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý; hồ sơ kết quả xác định giá ca máy và thiết bị thi công gửi về Sở Xây dựng phải thể hiện được căn cứ, phương pháp, kết quả xác định giá ca máy và thiết bị thi công, các biểu mẫu (nếu có) theo phương pháp quy định; hàng năm Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng.

Quy trình phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

– Bước 1: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lập hồ sơ gửi Sở Tài chính qua Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
– Bước 2: Sở Tài chính kiểm tra, chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.
– Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài chính trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cách thức thực hiện – Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài chính. Thành phần hồ sơ
– Tờ trình thẩm định dự toán thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công.
– Hồ sơ dự toán thiết bị và các hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công, lắp đặt, thuyết minh, chỉ dẫn kỹ thuật, hình ảnh minh họa thiết bị (nếu có).
– Quyết định phê duyệt dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật (kèm theo chi tiết tổng mức đầu tư được duyệt).

Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi dòng thu nhập thuần ổn định hàng năm dự kiến có được từ máy móc thiết bị về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất vốn hóa phù hợp. Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị là tương đối ổn định (không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định) trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại (được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại) của máy móc thiết bị hoặc vĩnh viễn.

4.1.1 Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng

Ưu điểm

Đơn giản, dễ sử dụng; Dựa trên cơ sở tài chính để tính toán nên rất khoa học.

Nhược điểm

Việc xác định tỷ suất vốn hóa chính xác là phức tạp do việc đầu tư tài sản là phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng cá nhân.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị

Là phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đổi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ máy móc thiết bị về giá trị hiện tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị biến đổi qua các giai đoạn khác nhau (không ổn định.

Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng

Ưu điểm

Khắc phục nhược điểm của phương pháp vốn hóa thu nhập truyền thống là chưa tính yếu tố lạm phát và sự không ổn định của dòng thu nhập; Hữu ích trong phân tích các đầu tư quan trọng để ra quyết định.

Nhược điểm

Dùng nhiều giả định nên cần nhiều thông tin để phân tích, dự báo (doanh thu/chi phí) trong tương lai không dễ dàng; Phương pháp rất phức tạp; Thẩm định viên phải có nhiều năm kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao.

Điều kiện áp dụng

Phương pháp dòng tiền chiết khấu áp dụng thẩm định giá máy móc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Việc sử dụng máy móc thực sự đang mang lại lợi ích kinh tế cho người chủ sở hữu

Thời hạn sử dụng máy móc (tuổi đời kinh tế hoặc tuổi đời kinh tế còn lại) đủ dài để mang lại hiệu quả kinh tế cho người khai thác, sử dụng;

Trên đây là bài viết tư vấn về phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139