Hiện nay Việt Nam đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm, qua đó nâng cao khả năng thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà xưởng, thiết bị, dây chuyền sản xuất tại đây để phát triển sản xuất. Vì vậy nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng là rất quan trọng và cần thiết đối với Doanh nghiệp nó sẽ giúp Doanh nghiệp có nền tảng tài chính mạnh yên tâm để sản xuất. Vậy làm thế nào để thẩm định giá thiết bị, dây chuyền sản xuất một cách minh bạch, chính xác và thuyết phục nhất để giúp cho Doanh nghiệp vay được số vốn mong muốn, tổ chức tín dụng tránh được rủi ro thì khâu thẩm định giá tài sản là rất quan trọng.
Mục đích
Mua sắm mới, cầm cố, thanh lý, chuyển nhượng.
Thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng, cho thuê tài chính.
Mua bán, sát nhập doanh nghiệp, góp vốn, liên doanh, liên kết, đầu tư, cổ phần hóa.
Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, thành lập/giải thể doanh nghiệp, đầu tư
Niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán
Phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu ra thị trường
Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại
Hạch toán kế toán, tính thuế. Tư vấn và lập dự án đầu tư.
Khấu hao tài sản cố định, đánh giá lại giá trị tài sản.
Phương pháp thẩm định giá
Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là một vấn đề quan trọng trong thực hành thẩm định giá máy, thiết bị. Để lựa chọn được phương pháp thẩm định giá phù hợp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
Máy móc thiết bị là tài sản mới hay tài sản đã qua sử dụng
Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy của các thông tin và khả năng sử dụng các tài liệu thông tin trên thị trường vào công việc thẩm định giá
Mục đích của công việc thẩm định giá để mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới …
Từ đó có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp thẩm định khác nhau. Tuy nhiên, đối với tài sản máy móc thiết bị hiện nay, chúng ta thường dùng 2 phương pháp thẩm định giá chính: phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.
Hồ sơ thẩm định giá thiết bị
Đối với tài sản đã qua sử dụng
Phương tiện vận tải:
Đăng ký xe
Giấy chứng nhận đăng kiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm xe
Hợp đồng mua bán (nếu có)
Hợp đồng, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với xe bồn
Giấy chứng nhận, sổ kiểm tra ATKT
Trạm xăng dầu:
Biên bản kiểm tra kỹ thuật bồn chứa
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện về PCCC
Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật
Dây chuyền máy móc thiết bị
Thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, máy chiếu, nội thất văn phòng…
Thiết bị y tế
Các loại dây chuyền sản xuất – dây chuyền công nghệ.
Máy khai thác đá, máy công nghiệp, máy công cụ…
Các phương tiện vận tải như: xe tải, xe du lịch, xe đào, xe cần cẩu, xà lan… và các phương tiện khác.
Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá
Bản vẽ Thiết kế quy trình sản xuất của dây chuyền
Invoice/Packing list (MMTB nhập khẩu)
Bản vẽ chi tiết máy (nếu có)
Hợp đồng kinh tế mua bán
Biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản bàn giao, nghiệm thu
Bản vẽ kỹ thuật
Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
Catalogue….
Đối với tài sản mua sắm mới
Tờ trình dự toán mua sắm tài sản được phê duyệt
Catalogue (Nếu có)
Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật máy bao gồm: Để thẩm định giá tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất một cách chính xác thì cần chú ý đến những đặc điểm sau:
Công xuất máy móc, thiết bị
Model
Đặc điểm dây chuyền công nghệ
Nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị
Chi tiết kỹ thuật chất lượng vậy tư hàng hóa
Năm sản xuất, tên quốc gia sản xuất, nhãn hiệu, tên nhà máy
Các kỹ thuật cơ bản như: Số Seri, số tàu, số đăng kí, số đăng kiểm và các kỹ thuật khác
Năm đưa vào sử dụng của máy thiết bị
Tỷ lệ hao mòn (hữu hình, vô hình) tại thời điểm thẩm định
Đặc điểm pháp lý của máy thiết bị trong nước
Hợp đồng kinh tế mua bán máy thiết bị
Hóa đơn mua bán
Biên bản thanh lý hợp đồng
Biên bản bàn giao, nghiệm thu
Bản vẽ kỹ thuật
Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
Đặc điểm pháp lý của máy thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài
Tờ khai hải quan
Invoice
Packing list
Hợp đồng thương mại
Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy giám định chất lượng
Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
Ngoài ra thì việc lựa chọn được phương pháp phù hợp để thẩm định giá cũng là yếu tố quyết định đến giá trị của máy thiết bị, dây chuyền sản xuất. Một số phương pháp thẩm định áp dụng để thẩm định máy thiết bị, dây chuyền sản xuất như sau:
Phương pháp so sánh khi thẩm định giá thiết bị:
Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị và dây chuyền sản xuất thẩm định giá.
Máy thiết bị, dây chuyền sản xuất so sánh giống hệt hoặc tương tự với máy thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang được chào bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá.
Đối với phương pháp này thường được áp dụng để thẩm định giá các máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá có giao dịch phổ biến được tiến hành trên thị trường. Thẩm định viên cần chú trọng nghiên cứu thị trường để có thông tin về giá giao dịch, giá niêm yết hoặc giá chào bán và các yếu tố so sánh của những máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất tương tự với máy, thiết bị cần thẩm định giá về giao dịch, mua bán trên thị trường thu thập thông tin số liệu về các yếu tố so sánh từ các máy thiết bị cùng loại hoặc tương tự có thể so sánh được với máy thiết bị cần thẩm định giá.
Phương pháp chi phí khi thẩm định giá thiết bị:
Phương pháp chi phí trong thẩm định giá gồm có hai phương pháp là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế
Phương pháp chi phí tái tạo: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra máy, thiết bị giống hệt với máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn máy, thiết bị thẩm định giá:
Công thức:
Giá trị ước tính của máy thiết bị, dây chuyền sản xuất |
= |
Chi phí tái tạo (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư |
– |
Tổng giá trị hao mòn |
Phương pháp chi phí thay thế: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất tương tự máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá có cùng chức năng, đặc điểm kỹ thuật, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của máy móc, thiết bị thẩm định giá.
Công thức:
Giá trị ước tính của máy thiết bị, dây chuyền sản xuất |
= |
Chi phí tái tạo thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư |
– |
Tổng giá trị hao mòn (không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của máy móc thiết bị thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra máy móc thiết bị thay thế |
Phương pháp chi phí thường được áp dụng trong trường hợp:
Không có đủ thông tin trên thị trường đẻ áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập. Tùy vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm của máy móc thiết bị, dây chuyền sản sản xuất và mức độ sẵn có của số liệu, thẩm định viên, chuyên viên lựa chọn phương pháp chi phí thay thế hoặc phương pháp chi phí tái tạo (trong phương pháp chi phí) để tiến hành thẩm định giá
Phương pháp thu nhập (phương pháp dòng tiền chiết khấu/phương pháp vốn hóa trực tiếp) khi thẩm định giá thiết bị
Là cách xác định giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bị thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất về giá trị hiện tại (giá trị tại thời điểm thẩm định giá)
Phương pháp thu nhập dựa trên nguyên tắc máy, thiết bị có giá trị vì nó tạo ra thu nhập cho người sở hữu.
Phương pháp thu nhập có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.
Phương pháp thu nhập gồm hai phương pháp chính: Phương pháp vốn hóa trực tiếp và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Đối với tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất do tuổi đời luôn là hữu hạn và thu nhập từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất khó có thể ổn định vì nó phụ thuộc vào loại sản phẩm, thị trường loại sản phẩm do máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tạo ra và chu ký sống của sản phẩm đó nên phương pháp thẩm định phù hợp nhất là phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Phương pháp dòng tiền chiết khấu: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đỏi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất về giá trị thực tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu chỉ áp dụng thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất khi đáp ứng được các điều kiện sau:
Việc sử dụng máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu
Thời hạn máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đủ dài để mang lại hiệu quả kinh tế cho người khai thác sử dụng
Tính được tỷ suất chiết khấu phù hợp
Trên thực tế tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung thì phương pháp so sánh, phương pháp chi phí thay thế thường được các thẩm định viên, Doanh nghiệp thẩm định giá thường xuyên sử dụng để thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất vì nó mang lại giá trị chính xác cao và mang tính thuyết phục nhất.
Phí thẩm định giá
Đối với tài sản thông thường
Phí thẩm định xác định bằng 0,5% tổng giá trị tài sản và mức thấp nhất cho mỗi đơn vị tài sản là 500 nghìn đồng.
Ví dụ thẩm định một dây truyền thiết bị 1 tỷ đồng với 20 danh mục tài sản thì phí thẩm định được xác định theo tổng giá trị tài sản là 1 tỷ * 0,5% = 5 triệu. Tuy nhiên do danh mục quá nhiều và vẫn phải thẩm theo từng danh mục tài sản và mức phí thẩm định xác định theo danh mục là 20 danh mục *500 nghìn đồng = 10 triệu. Vậy phí thẩm định là 10 triệu.
Đối với tài sản đặc thù
Thẩm định giá trị thương hiệu, lợi thế thương mại, giá trị tài sản vô hình, thẩm định dự án, thẩm định vật tư thiết bị đặc thù … phí thẩm định tính bằng 1% giá trị tài sản và mức thấp nhất cho mỗi danh mục tài sản là 10.000.000 đồng.
Đối với công tác định giá đất cụ thể
Chi phí tư vấn định giá đất cụ thể được xác định trên cơ sở định mức quy định tại Thông tư số 20/2015/TT-BTNMT ngày 27/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật lập dự toán ngân sách nhà nước phục vụ công tác định giá đất.
Ghi chú:
Mức tối thiểu là 5 triệu đồng.
Tùy từng điều kiện cụ thể mà chi phí thẩm định sẽ được điều chỉnh phù hợp.
Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá thiết bị của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.