Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hay vật tư…là nhóm tài sản được quy định là Động sản trong ngành thẩm định giá. Đây là đối tượng thường xuyên phải xác định giá trị để phục vụ các mục đích như: thế chấp vay vốn, thanh lý – đền bù, kêu gọi đầu tư, cổ phần hóa…trong các tổ chức, doanh nghiệp. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về thủ tục và chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị
Các loại máy móc thiết bị, vật tư
Hiện nay, danh mục máy móc thiết bị, vật tư cũng rất đa dạng, từ máy móc thiết bị được lắp đặt trong các dây chuyền sản xuất, nhà máy lớn đến các trang thiết bị thí nghiệm, các máy móc chuyên dụng trong ngành Y, Chế biến thực phẩm, Xây dựng, Giao thông, Nông nghiệp, các thiết bị tin học, phần mềm công nghệ… Ngoài ra còn các thiết bị, tổ hợp máy móc thông thường phục vụ đời sống dân dụng. Nhìn chung có thể nhóm thành các loại sau:
Máy khai thác đá, máy công nghiệp, máy công cụ…
Các loại dây chuyền sản xuất , công nghệ.
Thiết bị, máy móc ngành Y tế, Dược phẩm
Thiết bị, máy móc khối văn phòng (máy tính, máy chiếu, nội thất, trang thiết bị văn phòng…)
Các phương tiện vận tải, kho bãi: xe tải, xe du lịch, cần cẩu, xà lan, nhà kho, thùng container..
Các loại máy móc thiết bị, vật tư khác…
Mục đích của thẩm định giá máy móc, thiết bị vật tư
Thế chấp vay vốn
Đấu thầu mua sắm
Cầm cố, thanh lý
Bảo hiểm.
Phần chia tài sản.
Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.
Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp.
Phục vụ thuê tài chính …
Hồ sơ thẩm định giá máy móc, thiết bị vật tư
Khi khách hàng cần thẩm định giá trị của máy móc, thiết bị, vật tư, các đơn vị có đủ chức năng thẩm định giá sẽ dựa vào nhu cầu thẩm định và Danh mục tài sản cần thẩm định để xác định chính xác Hồ sơ thẩm định giá là gì. Tuy nhiên, nhìn chung hồ sơ được chia thành 2 loại:
Tài sản mua mới
Tờ trình dự toán mua sắm tài sản được phê duyệt
Danh mục sản phẩm chi tiết
Catalogue sản phẩm (Nếu có)
Tài sản đã qua sử dụng
* Dây chuyền, máy móc thiết bị
Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá
Bản vẽ Thiết kế quy trình sản xuất của dây chuyền
Invoice/Packing list (đối với hàng nhập khẩu)
Bản vẽ chi tiết máy (nếu có)
Hợp đồng kinh tế mua bán thiết bị, vật tư
Biên bản bàn giao, nghiệm thu
Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
Catalogue….
*Phương tiện vận tải
Giấy Đăng ký xe
Giấy chứng nhận đăng kiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm xe
Hợp đồng mua bán (nếu có)
Hợp đồng, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (đối với xe nhập khẩu)
Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với xe bồn
Giấy chứng nhận, sổ kiểm tra ATKT
Chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị
Chi phí thẩm định giá máy móc, thiết bị là phí dịch vụ để thuê công ty có đủ điều kiện về pháp lý và chuyên môn tiến hành Thẩm định giá trị máy móc, thiết bị đó. Mức phí này hoàn toàn khác với giá trị của máy móc, thiết bị được công bố sau khi tiến hành thẩm định giá. Thông thường phí thẩm định giá máy móc, thiết bị sẽ được tính trên tổng giá trị tài sản đó. Ví dụ như:
Thiết bị máy móc giá trị < 10 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 12.000.000đ
Thiết bị máy móc giá trị 10 – 30 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.96%
Thiết bị máy móc giá trị 30 – 50 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.90%
Thiết bị máy móc giá trị 50 – 70 tỷ đồng = Phí thẩm định ~ 0.72%
PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH TRỰC TIẾP
Khái niệm
Phương pháp thị trường là phương pháp thẩm định giá dựa trên các thông tin thu thập của các tài sản so sánh đó được giao dịch trên thị trường có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế có tính hữu ích tương đương với tài sản thẩm định giá làm cơ sở so sánh, phân tích và điều chỉnh mứcgiá mua, bán để ước tính giá trị thị trường của tài sản thẩm định giá.
Nguyên tắc áp dụng:
Nguyên tắc thay thế: Dựa vào nguyên tắc thay thế nghĩa là một nhà đầu tư có lý trí sẽ không trả giá cho một tài sản cao hơn chi phí để sản xuất ra tài sản đó với cùng sự hữu ích do mỗi tài sản mang lại.
Nguyên tắc sự đóng góp: Giá trị của từng bộ phận đóng góp và tổng giá trị của tài sản
Các trường hợp áp dụng:
Thường thẩm định đối với những tài sản được bán phổ biến trên thị trường như công cụ dụng cụ, máy móc đơn lẻ….
Cơ sở thẩm định giá
Phương pháp này dựa trên cơ sở giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định có quan hệ mật thiết với giá trị của các tài sản tương tự đã hoặc đang được mua bán trên thị trường.
Các yếu tố tác động đến giá trị tài sản:
Thời gian bán tài sản: ngày giao dịch có ảnh hưởng quan trọng đối với giá thị trường của tài sản.
Bán tài sản trong điều kiện cưỡng ép: nghĩa là hoặc người bán không tự nguyện hoặc người mua không tự nguyện thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị mua bán của tài sản trên thị trường.
Các bước tiếp cận:
Khi thực hiện phương pháp so sánh trực tiếp thẩm định viên phải tuân thủ đầy đủ Quy trình thẩm định giá quy định tại tiêu chuẩn số 05-Quy trình thẩm định giá tài sản, ban hành kèm theo Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời phải lưu ý các bước sau:
Bước 1: Xác định nguồn thu thập thông tin và tìm kiếm thông tin về máy, thiết bị cùng loại có thể so sánh, được giao dịch phổ biến trên thị trường và có tính hữu ích tương đương với tài sản thẩm định giá.
Yêu cầu trong bước này thẩm định viên phải xác định được:
Máy, thiết bị so sánh có cùng nguyên lý, đặc tính cấu tạo, tính hữu ích với tài sản thẩm định giá; có công suất, năm sản xuất, hãng và nước sản xuất,… có thể so sánh với tài sản thẩm định giá.
Máy, thiết bị được sử dụng để so sánh có giá mua, bán và các thông tin kinh tế – kỹ thuật được công khai trên thị trường. Các thông tin này phải được kiểm chứng, đáng tin cậy.
Bước 2: Kiểm tra, đánh giá các thông tin thu thập được. Xác định những thông tin có thể dùng để so sánh(Trên cơ sở nắm được các đặc tính, thông số kỹ thuật của tài sản (cần đặc biệt chú ý đến những thông số chủ yếu, có tính quyết định đến tính năng, chất lượng và ảnh hưởng đến giá của MMTB), TĐG thẩm định viên thu thập các thông tin về tài sản tương tự được mua bán trên thị trường hoặc trong NH dữ liệu của mình)
Bước 3: Phân tích và điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản so sánh và tài sản thẩm định giá. Nhận định và đánh giá những ưu và nhược điểm của những khác biệt đó
Bước 4. Đánh giá tình hình thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến giá và ước tính giá bán đã được điều chỉnh
Bước 5 . ước tính giá trị thị trường của tài sản thẩm định giá từ giá bán đã được điều chỉnh.
Điều kiện và hạn chế của phương pháp so sánh trực tiếp
Điều kiện
o Phải có thông tin thị trường;
o Tài sản so sánh có sự tương đồng với tài sản cần thẩm định giá;
o Thông tin phải độ tin cậy cao;
o Thị trường không có sự biến động quá lớn;
o Người thẩm định phải có đủ kinh nghiệm, có hiểu biết về MMTB và nắm được tình hình thị trường cũng như các vấn đề khác.
Hạn chế
Kết quả phụ thuộc nhiều vào chất lượng thông tin;
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất;
Khi so sánh giá bán phải gắn liền với điều kiện thương mại của hợp đồng mua bán (nơi giao nhận hàng trách nhiệm vận chuyển, bốc xếp, bảo hành và thời gian bảo hành, thời hạn thanh toán,…);
Tính chính xác giảm khi thị trường có biến động, không ổn định.
PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ
Khái niệm:
Là phương pháp dựa trên cơ sở so sánh giá trị của tài sản cần thẩm định giá với chi phí chế tạo tài sản có tính hữu ích tương đương với tài sản cần thẩm định giá.
Nguyên tắc áp dụng:
– Nguyên tắc thay thế;
– Nguyên tắc đóng góp
Các trường hợp áp dụng:
– Thẩm định giá cho các tài sản chuyên dùng.
– Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm
– Máy móc, thiết bị MMTB đặc biệt;
– Thường được sử dụng như là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp thẩm định giá khác.
Cơ sở giá trị:
Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường (khi sử dụng PP chi phí khấu hao);
Phương pháp xác định chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị:
Chi phí tái tạo:
Là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy móc thay thế giống hệt như máy móc mục tiêu cần thẩm định, bao gồm cả những điểm đã lỗi thời của máy móc mục tiêu đó.
Chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị (Chi phí thay thế)
Là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy móc có giá trị sử dụng tương đương với máy móc mục tiêu cần thẩm định theo đúng những tiêu chuẩn, thiết kế và cấu tạo hiện hành.
Phân loại chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị:
Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể được phân ra làm nhiều loại khác nhau.
Phân loại theo yếu tố chi phí sản xuất:
Nguyên vật liệu chính mua ngoài.
Vật liệu phụ mua ngoài.
Nhiên liệu mua ngoài.
Năng lượng mua ngoài.
Tiền lương.
Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước.
Khấu hao TSCĐ.
Các chi phí khác bằng tiền.
Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành:
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những khoản mục sau đây:
Nguyên vật liệu chính.
Vật liệu phụ.
Nhiên liệu.
Năng lượng.
Tiền lương công nhân sản xuất.
Bảo hiểm xã hội của công nhân sản xuất.
Chi phí sản xuất chung.
Các khoản thiệt hại trong sản xuất.
Cộng tất cả các khoản mục trên là giá thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
Chi phí bán hàng (hay chi phí lưu thông):
Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí tiếp thị.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Các bước tiếp cận, chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị
Bước 1: Đánh giá toàn diện về tình trạng MMTB cần thẩm định.
Bước 2: ước tính các chi phí hiện tại để chế tạo máy móc TB mới hoặc tương tự
Bước 3: Ước tính tổng số tiền khấu hao tích lũy của MMTB cần thẩm định (kể cả hao mòn vô hình).
Bước 4: Ước tính kết quả thẩm định giá bằng cách lấy tổng chi phí hiện tại để chế tạo trừ đi (-) khấu hao tích luỹ tích lũy.
Điều kiện, yêu cầu và hạn chế của phương pháp chi phí, chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị
Hạn chế của phương pháp chi phí: Việc ước tính chi phí chế tạo và khấu hao tích lũy khó thực hiện và tùy thuộc người thực hiện. Là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp TĐG khác.
Điều kiện yêu cầu:
Người thực hiện phải có đủ hiểu biết về kỹ thuật và kinh nghiệm;
Nắm được các vấn đề liên quan đến tuổi đời kinh tế, tuổi đời còn lại, hao mòn của máy móc, thiết bị (hao mòn hữu hình-hao mòn vật chất, hao mòn vô hình-hao mòn chức năng, hao mòn kinh tế,…);
Am hiểu về nguyên lý hoạt động, cách thức chế tạo, nguyên vật liệu, sản xuất, chế tạo ra MMTB đó.
Trên đây là bài viết tư vấn về chi phí thẩm định giá vật tư thiết bị của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.