Phí duy trì tên miền nhằm chứng minh quyền sở hữu tên miền của chủ thể đăng ký tên miền. Đồng thời duy trì hoạt động của tên miền trên máy chủ và hệ thống phân giải tên miền. Vậy phí duy trì tên miền có chịu thuế gtgt không? Trong bài viết này, Luật Trần và Liên Danh sẽ hướng dẫn bạn đọc về vấn đề trên theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thuế VAT là gì?
Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng hay thuế GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng có xuất phát điểm là từ nước Pháp – đất nước đầu tiên ban hành Luật thuế giá trị gia tăng trên thế giới vào năm 1954.
Thuế giá trị gia tăng tiếng Pháp là Taxe Sur La Valeur Ajou tée (TVA), tiếng Anh là Value Added Tax (VAT) và được dịch sang tiếng Việt của chúng ta là thuế giá trị gia tăng.
Hiện nay, thuế GTGT đã được áp dụng rộng rãi trên hầu như toàn bộ các nước trên thế giới (khoảng 130 quốc gia).
Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng và hiệu lực thi hành kể từ ngày đầu tiên năm 1999 (01/01/1999).
Đặc điểm cơ bản của thuế VAT
Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) có những đặc điểm chính như sau:
Thuế VAT là một loại thuế gián thu: Thuế GTGT được thu vào khâu tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng nộp thuế VAT là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đối tượng chịu VAT là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cuối cùng;
Thuế VAT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp: Thuế VAT nhắm vào tất cả các giai đoạn luân chuyển hàng hóa, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên chỉ tính trên GTGT của mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ;
Thuế VAT là sắc thuế có tính lũy thoái so với thu nhập: Thuế VAT được tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người đóng thuế (người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ). Vì thế, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ thuế VAT phải trả trong giá mua so với thu nhập của họ sẽ giảm đi;
Thuế VAT được đánh theo nguyên tắc điểm đến: Thuế VAT căn cứ vào thân phận cư trú của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà không dựa vào nguồn gốc tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Quyền đánh thuế VAT thuộc về quốc gia – nơi mà hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ được sản xuất ra;
Thuế VAT có phạm vi điều tiết rộng: Thuế VAT đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. Số lượng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế VAT theo thông lệ quốc tế thường rất ít;
Phí duy trì tên miền là gì?
Tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định. Nó giống như là địa chỉ nhà hay mã zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho hàng hóa lưu thông, một trình duyệt cũng cần một tên miền để dẫn đường tới nơi chứa website của bạn (web server).
Phí duy trì tên miền là số tiền trả cho nhà đăng ký tên miền để website của bạn có thể được kích hoạt và hoạt động được trên internet. Muốn sử dụng tên miền bắt buộc phải trả phí duy trì tên miền.
Để có quyền sử dụng tên miền, bạn phải trả tiền để mua tên miền đó từ nhà đăng ký. Số tiền trả cho việc mua tên miền gọi là phí đăng ký tên miền. Sau khi đăng ký tên miền bạn có thể sử dụng tên miền ngay lập tức hoặc không.
Mức phí duy trì tên miền sẽ khác nhau tùy vào tên miền của bạn là tên miền quốc gia hay tên miền quốc tế. Giá cũng khác nhau tùy vào từng nhà đăng ký tên miền.
Phí duy trì tên miền có chịu thuế GTGT không?
Thuế giá trị gia tăng đối với tên miền Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Chương IV Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí (nay được thay thế bằng Nghị định 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phí và lệ phí) thì Phí cấp tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet là khoản phí, lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước và không phải chịu thuế.
Nhà đăng ký của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tham gia việc cấp phép tên miền, địa chỉ Internet tại Việt Nam thay mặt Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thu phí cấp tên miền, địa chỉ, số hiệu mạng Internet thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và được hưởng thù lao (hoa hồng được chi trả từ tỷ lệ trích từ khoản thu phí) thì khoản thù lao nhà đăng ký nhận được thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, khi đăng ký, duy trì tên miền “.vn” thì bạn chỉ phải chịu khoản phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư số Thông tư 208/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính mà không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Thuế giá trị gia tăng đối với tên miền quốc tế
Tên miền quốc tế là những tên miền không có đuôi .vn. Ví dụ như tên miền .com, .net, .gov, .edu,… đều là tên miền quốc tế. Đây là những tên miền do nước ngoài tạ nên không được xem là một khoản phí thuộc ngân sách nhà nước. Vì thế phải nộp phí GTGT giá trị gia tăng là 10%.
Phí duy trì tên miền hàng năm
Tên miền duy trì trang web hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào loại tên miền mà doanh nghiệp của bạn đang sử dụng. Phí duy trì tên miền hàng năm là mức phí để tên miền của bạn được phép hoạt động trong năm đó. Thông thường khi mua tên miền, tổng số tiền bạn phải trả gồm:
Lệ phí đăng ký + Phí duy trì tên miền + Phí mua tài khoản quản trị tên miền. |
Lưu ý: Phí tài khoản quản trị tên miền phải chịu thuế VAT là 10%.
Người sử dụng không thể mua tên miền vĩnh viễn mà chỉ mua tên miền có thời hạn theo năm. Thời hạn đăng ký tên miền quốc tế tối đa là 10 năm và tên miền quốc gia là 50 năm.
Vì thế, bạn bắt buộc phải nộp phí duy trì tên miền hàng năm coi như phí thuê quyền sử dụng tên miền trong năm đó. Tên miền có 2 loại thường được sử dụng là tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam:
Tại Việt Nam phí duy trì tên miền hàng năm của các loại tên miền quốc tế hiện tại khoảng từ 280.000 – 350.000 VNĐ/năm tùy loại: .com. .net, .org, .info…
Phí duy trì website với tên miền Việt Nam khoảng từ 400.000 đến 500.000 VNĐ, hosting từ 800.000 – 2.000.000 VNĐ là chi phí để duy trì một trang web. Nếu quý khách hàng muốn giảm khoản phí duy trì 1 trang web bằng tên miền thì có thể gia hạn nhiều năm để có chi phí duy trì thấp hơn.
Trong trường hợp bạn sử dụng dịch vụ bảo mật thông tin tên miền thì còn có thể mất thêm chi phí này nữa. Đây cũng là một loại chi phí duy trì hàng năm.
Chi phí duy trì tên miền tại mỗi nhà cung cấp có thể hơn kém nhau.
Chi phí duy trì tên miền cũng có thể tăng hoặc giảm hàng năm tùy theo tình hình thị trường chính sách của mỗi nhà cung cấp. Tuy nhiên, mức độ tăng hoặc giảm thường không quá lớn.
Chi phí duy trì tên miền Việt Nam thường đắt hơn chi phí duy trì tên miền quốc tế vì:
Do chênh lệch tỷ giá giữa VNĐ và USD;
Do chính sách bảo vệ tên miền Việt Nam, giảm thiểu rủi ro bị quốc tế mua gom tên miền Việt Nam;
Tên miền Việt Nam là một nguồn tài nguyên, vì vậy chính sách giá phù hợp và cao hơn tên miền quốc tế sẽ giúp quốc gia khai thác được tối đa từ nguồn lợi ích tên miền;
Công nghệ và chi phí quản lý tên miền của Việt Nam chưa thể bằng thế giới nên chi phí trên mỗi tên miền thường cao hơn
Thủ tục bảo mật tên miền qua các giấy tờ pháp nhân của Việt Nam an toàn hơn, mất nhiều bước hơn, kèm theo nhiều loại giấy tờ hơn nên cũng làm tăng chi phí đăng ký và duy trì tên miền.
Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Cụ thể hiện như sau:
Vai trò tạo nguồn thu cho Ngân sách
– Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
– Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
Vai trò bảo hộ hàng hóa xuất khẩu trong cạnh tranh về giá
– Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
– Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
Vai trò chống thất thu về thuế
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. ở khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi hỏi hoá đơn, vì đối với họ không còn xảy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều.
– Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả người nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế.
Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế.
Vai trò thúc đẩy minh bạch công tác hạch toán kế toán
– Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.
Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn cuả chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập…Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thắc mắc phí duy trì tên miền có chịu thuế gtgt không? Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.