Tình hình doanh nghiệp thành lợp mới rất nhiều, nhưng cũng tồn tại tình trạng doanh nghiệp chỉ lập ra nhưng không có hoạt động. Vì vậy mà giải thể công ty mới thành lập cũng không ít. Để hiểu rõ về thủ tục giải thể công ty mới thành lập, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh.
Giải thể công ty là gì?
Giải thể công ty, doanh nghiệp là hình thức mà chủ hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hoạt động công ty, doanh nghiệp đó. Khi tiến hành đóng cửa công ty thì tên công ty sẽ bị xóa. Đồng thời mã số thuế và sổ đăng ký kinh doanh cũng không còn tồn tại.
Trường hợp công ty giải thể tự nguyện:
Công ty giải thể khi đã kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty; mà không có quyết định gia hạn.
Công ty giải thể theo quyết định của chủ công ty. Của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh. Của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
Trường hợp công ty bắt buộc giải thể
Công ty khi không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật trong thời hạn 06 tháng liên tục; mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty.
Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp luật Quản lý thuế có quy định khác.
Lý do công ty mới thành lập phải giải thể là gì?
“Phong trào khởi nghiệp” xuất hiện cùng những chính sách thông thoáng của pháp luật về đầu tư. Điều này đã khiến cho các công ty mới “mọc lên như nấm” và cũng…“đổ như ngả rạ” tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Có lẽ sự hình thành này đa phần chỉ mang tính số lượng mà không đảm bảo tính chất lượng, bền vững. Tìm hiểu về các nguyên nhân khiến công ty giải thể có thể kể tới các trường hợp sau:
Công ty mới thành lập nhưng không duy trì được nữa, gặp phải những bất lợi, khó khăn về vốn, nhân sự, chiến lược,…
Công ty không tiếp tục gia hạn hoạt động sau khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi tại Điều lệ công ty.
Số lượng thành viên trong công ty không còn đủ theo yêu cầu của pháp luật, công ty cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh phù hợp với số lượng thành viên hiện tại trong vòng 06 tháng liên tục.
Công ty bị cơ quan chức năng thu hồi Giấy phép kinh doanh do vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.
Công ty tự nguyện giải thể do quyết định của chủ công ty hoặc tất cả thành viên cốt cán.
Điều kiện giải thể công ty
Mặc dù nằm trong các trường hợp trên nhưng công ty sẽ không thể giải thể nếu như không hoàn thành các nghĩa vụ liên quan, tương đương với các điều kiện khi tiến hành giải thể:
Thứ nhất: Thực hiện thanh toán hết các khoản nợ;
Thứ hai: Thực hiện đủ nghĩa vụ tài sản khác;
Thức ba: Không vướng phải các tranh chấp tại Tòa án hay cơ quan trọng tài.
Quy trình, thủ tục giải thể công ty mới thành lập
Quy trình, hồ sơ giải thể công ty đã được quy định rõ tại Luật Doanh nghiệp điều 202, 203, 204. Theo đó thủ tục giải thể công ty mới thành lập đơn vị bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thông qua Quyết định giải thể
Công ty cần tiến hành buổi họp hội đồng thành viên để thông qua quyết định giải thể bằng văn bản. Trong văn bản cần làm rõ các nội dung:
Tên công ty giải thể, ghi rõ địa chỉ cụ thể.
Lý do phải giải thể: Tự nguyện hay cơ quan nhà nước bắt buộc.
Thời hạn cam kết thanh toán các khoản nợ, thanh lý hợp đồng (không vượt quá 6 tháng).
Kế hoạch xử lý các nghĩa vụ hợp đồng lao động phát sinh.
Chữ ký ghi rõ họ tên người đại diện hợp pháp của công ty.
Bước 2: Gửi thông báo giải thể tới những cá nhân, tổ chức liên quan
Sau khi có văn bản Quyết định giải thể, trong vòng 7 ngày đơn vị cần thông báo quyết định này cho người lao động, chủ nợ, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh. Đồng thời niêm yết thông tin lên trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện bằng cách đăng bố cáo trên 3 số báo liên tiếp để thông báo công khai nội dung giải thể công ty.
Tại bước này cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm công bố công khai tình trạng của công ty đang giải thể lên Cổng thông tin ĐKDN sau khi nhận được Quyết định của công ty.
Bước 3: Thanh toán các khoản nợ và thanh lý tài sản công ty
Việc thanh toán các khoản nợ và thanh lý tài sản công ty khá phức tạp và đòi hỏi trình tự phù hợp để đảm bảo được quyền lợi của những cá nhân, tổ chức liên quan. Điều này đã được quy định rõ tại Luật Doanh nghiệp 2014 điều 202. Thứ tự công ty cần ưu tiên khi thanh toán các khoản nợ là các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm; nợ thuế và khoản nợ khác. Sau khi thanh toán hết các khoản nợ trên, còn lại bao nhiêu chủ công ty và các thành viên góp vốn sẽ chia nhau theo tỷ lệ vốn góp ban đầu. Đây là một bước quan trọng trong thủ tục giải thể công ty mới thành lập
Bước 4: Quyết toán thuế và đóng mã số thuế công ty
Đây là bước thường phát sinh nhiều công việc nhất. Trong đó có việc giải trình, bổ sung tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế liên quan tới nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục về thuế trong thời gian trước đó. Để xử lý được công việc này đòi hỏi công ty phải thực hiện các công việc:
Hoàn thiện tờ khai các khoản thuế của 4 quý trong năm.
Quyết toán thuế TNCN, TNDN trong năm.
Báo cáo tài chính của công ty đến thời điểm hiện tại.
Bước 5: Hủy con dấu của công ty
Giai đoạn tiếp theo của thủ tục giải thể công ty mới thành lập là hủy con dấu của công ty.
Quy trình tiếp theo, công ty mang con dấu pháp nhân đến cơ quan công an gần trụ sở chính để làm thủ tục trả con dấu và nhận Giấy chứng nhận hủy con dấu công ty. Trường hợp công ty mới thành lập chưa làm con dấu sẽ đến xin Giấy xác nhận chưa khắc dấu của cơ quan công an.
Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị gồm: (1) Công văn trả dấu, (2) Con dấu pháp nhân, (3) Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu – bản chính, (4) Giấy phép kinh doanh – bản sao công chứng, (5) Giấy ủy quyền cho người thực hiện thay (nếu có).
Bước 6: Nộp hồ sơ giải thể lên Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi giải quyết xong các bước trên, đại diện hợp pháp của công ty hoặc người nhận ủy quyền soạn giấy tờ và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể lên phòng ĐKKD. Hồ sơ bao gồm:
Văn bản Quyết định giải thể công ty (có mẫu);
Văn bản Thông báo giải thể công ty (có mẫu);
Bản Báo cáo thanh lý tài sản công ty (lấy mẫu tại Việt Tín);
Danh sách các chủ nợ và số nợ đã thanh toán (đã bao gồm nợ với người lao động (nếu đơn vị chưa phát sinh thì để danh sách trắng);
Văn bản xác nhận của Ngân hàng về việc công ty đã tất toán tài khoản.
Văn bản xác nhận của Cơ quan thuế về việc công ty đã đóng mã số thuế.
Văn bản xác nhận của Cơ quan công an về việc công ty đã trả và hủy con dấu pháp nhân.
Giấy tờ chứng minh đơn vị đã đăng bố cáo giải thể theo quy định (3 số liên tiếp)
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Báo cáo về việc thực hiện thủ tục xin giải thể công ty, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động….
Bước 7: Hoàn thành thủ tục giải thể
Trong vòng 7 ngày từ khi hồ sơ hợp lệ, Phòng ĐKKD sẽ ra xóa tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh và thông báo lên trang thông tin điện tử. Thủ tục giải thể công ty lúc này có thể coi là đã hoàn thành. Điều này đồng nghĩa với việc công ty không thể thực hiện bất cứ thay đổi nào khác liên quan đến công ty.
Như vậy, bước này đã hoàn thành thủ tục giải thể công ty mới thành lập.
Tình hình doanh nghiệp
Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 62.961 doanh nghiệp (cao nhất của 5 tháng đầu năm từ trước đến nay), tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo quy mô vốn, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới ở quy mô vốn từ 50-100 tỷ đồng là 960 doanh nghiệp (chiếm 1,5% tổng số doanh nghiệp thành lập mới và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước); từ 20-50 tỷ đồng là 1.997 doanh nghiệp (chiếm 3,2% và tăng 17,5%); từ 0-10 tỷ đồng là 56.243 doanh nghiệp (chiếm 89,3% và tăng 13,7%); trên 100 tỷ đồng là 825 doanh nghiệp (chiếm 1,3% và tăng 3,5%); riêng quy mô vốn từ 10-20 tỷ đồng có 2.936 doanh nghiệp (chiếm 4,7% và giảm 2,7%).
Bước sang tháng 6/2022, nhiều chính sách mới về kinh tế – xã hội có hiệu lực, để cộng đồng doanh nghiệp năng động và vững tin vào sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, cần tạo dựng chính sách liên thông, kết nối các chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ đi kèm với sự đồng thuận tại các chính quyền địa phương, giải quyết tình trạng “cát cứ” không thống nhất gây cản trở. Đồng thời, đảm bảo cung ứng đầy đủ nguyên, vật liệu chất lượng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng trong tháng 3, có 2.976 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 14,1% so với tháng trước và tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2021; có 2.474 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 29,1% và giảm 28,5%; có 1.077 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 12,7% và giảm 33%.
Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 35,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 49,7% so với cùng kỳ năm trước; 11,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 0,1%; hơn 4,3 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 16,7%, trong đó có 3,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 19,7%; 63 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 28,6%. Bình quân một tháng có 17,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I năm 2022 cho thấy 28,4% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý IV năm 2021; 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 35,8% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý II năm 2022, có 50% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý I năm 2022; 32,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,7% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 84,7% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý II năm 2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý I năm 2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước lần lượt là 83,6% và 81,2%.
Về khối lượng sản xuất, có 30,3% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý I năm 2022 tăng so với quý IV năm 2021; 34,7% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 35% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Xu hướng quý II năm 2022 so với quý I năm 2022, có 50,3% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 15,6% số doanh nghiệp dự báo giảm và 34,1% số doanh nghiệp dự báo ổn định.
Về đơn đặt hàng, có 26,8% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý I năm 2022 cao hơn quý IV năm 2021; 39,8% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 33,4% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm. Xu hướng quý II năm 2022 so với quý I năm 2022, có 46,6% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 16,3% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 37,1% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định.
Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý I năm 2022 so với quý IV năm 2021, có 24,7% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 40,9% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 34,4% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý II năm 2022 so với quý I năm 2022, có 40,3% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 14,6% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 45,1% số doanh nghiệp dự kiến ổn định./.
Tìm hiểu lý do doanh nghiệp phải giải thể
“Phong trào khởi nghiệp” xuất hiện cùng những chính sách thông thoáng của pháp luật về đầu tư. Điều này đã khiến cho các công ty mới “mọc lên như nấm” và cũng…“đổ như ngả rạ” tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Có lẽ sự hình thành này đa phần chỉ mang tính số lượng mà không đảm bảo tính chất lượng, bền vững. Tìm hiểu về các nguyên nhân khiến doanh nghiệp giải thể có thể kể tới các trường hợp sau:
Công ty mới thành lập nhưng không duy trì được nữa, gặp phải những bất lợi, khó khăn về vốn, nhân sự, chiến lược,…
Công ty không tiếp tục gia hạn hoạt động sau khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi tại Điều lệ công ty.
Số lượng thành viên trong công ty không còn đủ theo yêu cầu của pháp luật, doanh nghiệp cũng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình kinh doanh phù hợp với số lượng thành viên hiện tại trong vòng 06 tháng liên tục.
Công ty bị cơ quan chức năng thu hồi Giấy phép kinh doanh do vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động.
Công ty tự nguyện giải thể do quyết định của chủ doanh nghiệp hoặc tất cả thành viên cốt cán.
Trên đây là tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về vấn đề: “ Thủ tục giải thể công ty mới thành lập ra sao? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.