Chi phí thẩm định giá thiết bị

chi phí thẩm định giá thiết bị

Máy móc thiết bị được hiểu là một kết cấu hoàn chỉnh bao gồm các chi tiết hay cụm chi tiết và nhiều bộ phận được liên kết với nhau cho quá trình vận hành chuyển động theo mục đích sử dụng đã được thiết kế. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ xuất hiện nhiều loại máy, thiết bị phực tạp có thể vận hành và sử dụng khi gắn liền với nhà xưởng hoặc một số công trình xây dựng khác. Ngày nay Việt Nam đang trong thời kì phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những loại máy móc, thiết bị ngày càng được cải thiện không ngừng cả về hiệu suất làm việc cũng như thiết kế cùng ngoại hình nhỏ gọn, tiện dụng đòi hỏi người sử dụng máy móc phải có trình độ chuyên môn cao. Cùng tìm hiểu về thủ tục và chi phí thẩm định giá thiết bị đối với các trang thiết bị trên bạn nhé.

Phương pháp

Máy móc thiết bị thường được Thẩm định giá thông qua phương pháp cách tiếp cận từ chi phí.

Cách tiếp cận từ chi phí là cách thức xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một tài sản có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với tài sản thẩm định giá và hao mòn của tài sản thẩm định giá.

Nội dung phương pháp

Cách tiếp cận từ chi phí có thể được sử dụng để xác định giá trị tài sản thẩm định giá theo cơ sở giá thị trường hoặc phi thị trường.

Áp dụng trong trường hợp:

+ Không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận thu nhập.

+ Có dự định tạo ra một tài sản mới hoặc khi thẩm định giá công trình mới được xây dựng hoặc tài sản mới được chế tạo.

+ Kiểm tra kết quả các cách tiếp cận thẩm định giá khác.

Phương pháp chi phí tái tạo – chi phí thẩm định giá thiết bị

Phương pháp chi phí tái tạo dựa trên chi phí tạo ra tài sản giống nguyên mẫu với tài sản thẩm định giá. Tài sản này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.

Công thức:

Giá trị ước tính của tài sản = Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà đầu tư) – Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)

Phương pháp chi phí thay thế – chi phí thẩm định giá thiết bị

Phương pháp chi phí thay thế dựa trên chi phí để tạo ra tài sản thay thế, tương tự với tài sản thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhưng được thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật mới hơn. Thông thường, tài sản thay thế thường có chi phí tạo ra thấp hơn so với chi phí tái tạo, đồng thời chi phí vận hành cũng không bị cao hơn so với mức phổ biến tại thời điểm thẩm định giá. Vì vậy, tổng giá trị hao mòn hay hao mòn lũy kế của tài sản thay thế thường không bao gồm hao mòn chức năng do chi phí vốn cao hoặc hao mòn chức năng do chi phí vận hành cao.

Công thức:

Giá trị ước tính của tài sản = Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư) – Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của tài sản thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)

Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất về tính chi phí thẩm định giá thiết bị

Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữu dụng tối đa  trong những hoàn cảnh kinh tế – xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản.

Tuy nhiên, một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản đó.

Nguyên tắc cung – cầu

Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường. Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản. Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản.

Giá trị của tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu, trong đó có các yếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế – xã hội khác biệt với những thuộc tính của các tài sản  khác. Sự ảnh hưởng của những đặc tính phụ thêm này được phản ánh trong cung – cầu và giá trị tài sản.

Nguyên tắc cạnh tranh

Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác. Do đó, giá trị của tài sản được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường.

Nguyên tắc đóng góp

Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản  đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó.

Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành tài sản phụ thuộc vào sự vắng mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu.

Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Đối tượng tham gia thẩm định giá máy móc thiết bị

Theo hình thức doanh nghiệp

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty TNHH

– Công ty cổ phần

– Doanh nghiệp nhà nước

Theo ngành nghề kinh doanh

– Các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất

– Các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ trong các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, các lĩnh vực công nghệ…

Mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị

– Mua sắm mới, thanh lý

 Cổ phần hóa

– Mua bán doanh nghiệp, góp vốn, liên doanh, liên kết

– Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, thành lập/giải thể doanh nghiệp, đầu tư

– Niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán

– Phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu ra thị trường

– Mua, bán, sát nhập doanh nghiệp

– Thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng

– Chứng minh năng lực tài chính….

Thẩm định giá máy móc thiết bị bằng phương pháp chi phí, xác định chi phí thẩm định giá thiết bị

Khái niệm

Là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương đương với tài sản cần thẩm định giá trừ hao mòn thực tế của tài sản cần thẩm định giá (nếu có) để ước tính giá trị của tài sản cần thẩm định giá.

Hao mòn thực tế của tài sản: Là tổng mức giảm gía của tài sản do hao mòn vật chất và do sự lỗi thời (hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) về tính năng tác dụng của tài sản.

Phạm vi áp dụng

– Thẩm định giá cho các tài sản chuyên dùng, đơn chiếc, có ít khoặc không có giao dịch (mua, bán phổ biến trên thị trường).

– Thẩm định giá cho mục đích bảo hiểm.

– Là phương pháp của người đấu thầu hay kiểm tra đấu thầu…

Yêu cầu

Người thẩm định giá phải thông thạo kỹ thuật và phải có đủ kinh nghiệm mới có thể áp dụng phương pháp này, cụ thể:

– Xác định được chi phí hiện tại để tạo ra tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá tại thời điểm thẩm định.

– Xác định được khấu hao tích luỹ đối với máy, thiết bị cần thẩm định giá.

Nội dụng:

Nội dung khái quát các công việc thẩm định giá  tiến hành theo phương pháp cụ thể như sau:

– Ước tính các chi phí hiện tại để thay thế máy móc, thiết bị cần thẩm định, giả sử rằng sự sử dụng hiện tại là sử dụng cao nhất và tốt nhất. Để ước tính chính xác số chi phí đó, nhà thẩm định cần phải hiểu về máy móc nhằm đạt được việc ước tính chi phí ở một mức độ hợp lý.

– Ước tính tổng số tiền giảm giá tích luỹ (hao mòn thực tế) của máy móc do mọi nguyên nhân bao gồm do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

chi phí thẩm định giá thiết bị
chi phí thẩm định giá thiết bị     

Thẩm tra dự toán thiết bị thuộc các dự án đầu tư từ nguồn vốn đầu tư công (Tiếp nhận qua bộ phận Một cửa)

 

Trình tự thực hiện

 

– Bước 1: Cơ quan, tổ chức, đơn vị lập hồ sơ gửi Sở Tài chính qua Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

 

– Bước 2: Sở Tài chính kiểm tra, chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở.

 

– Bước 3: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài chính trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cách thức thực hiện

– Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài chính.

Thành phần hồ sơ

– Tờ trình thẩm định dự toán thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

 

– Hồ sơ dự toán thiết bị và các hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công, lắp đặt, thuyết minh, chỉ dẫn kỹ thuật, hình ảnh minh họa thiết bị (nếu có).

 

– Quyết định phê duyệt dự án hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật (kèm theo chi tiết tổng mức đầu tư được duyệt).

 

– Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá.

 

– Chứng nhận hành nghề, năng lực của doanh nghiệp thẩm định giá, hợp đồng và thanh lý hợp đồng thẩm định giá.

Số lượng hồ sơ

– 01 bộ.

Căn cứ pháp lý

– Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

 

– Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;

 

– Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;

 

– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

 

– Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 

– Thông tư số 75/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng;

 

– Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2016 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định một số nội dung về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Thời hạn giải quyết

 – 20 ngày.

Phí, lệ phí, chi phí thẩm định giá thiết bị

 

Theo quy định tại Thông tư số 75/2014/TT-BTC, số phí thẩm tra phải nộp được xác định theo công thức sau:

 

Số phí thẩm tra phải nộp = Chi phí thiết bị trong dự toán xây dựng x Mức thu. Trong đó:

 

– Chi phí thiết bị trong dự toán xây dựng dựng công trình: Là chi phí thiết bị chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt.

 

– Mức thu: Được quy định tại Bảng số 2 của Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 75/2014/TT-BTC, cụ thể theo bảng sau:

 

ĐVT: Tỷ lệ %

 TT

Loại công trình

Chi phí thiết bị (chưa có thuế GTGT) trong dự toán công trình hoặc dự toán gói thầu được duyệt (tỷ đồng)

< 15

50

100

200

500

1.000

2.000

5.000

8.000

1

Công trình dân dụng

0,160

0,106

0,083

0,062

0,046

0,038

0,028

0,021

0,018

2

Công trình công nghiệp

0,185

0,121

0,094

0,072

0,055

0,041

0,033

0,023

0,020

3

Công trình giao thông

0,106

0,068

0,054

0,041

0,031

0,024

0,020

0,014

0,012

4

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

0,117

0,076

0,060

0,046

0,035

0,026

0,022

0,016

0,014

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

0,122

0,082

0,062

0,047

0,037

0,029

0,024

0,017

0,014

Trường hợp công trình có chi phí thiết bị nằm giữa các chi phí đã quy định mức thu cụ thể trong Biểu mức phí ban hành kèm theo Thông tư này thì số phí thẩm tra phải nộp được xác định theo công thức sau:

Nt = Nb –

Nb – Na

x (Gt – Gb)

Ga – Gb

Trong đó:

– Nt: Mức thu theo chi phí thiết bị cần tính (đơn vị tính: Tỷ lệ %);

– Gt: Chi phí thiết bị cần tính định mức (đơn vị tính: Giá trị công trình);

– Ga: Chi phí thiết bị cận trên chi phí cần tính định mức (đơn vị tính: Giá trị);

– Gb: Chi phí thiết bị cận dưới chi phí cần tính định mức (đơn vị tính: Giá trị);

– Na: Mức thu tương ứng với Ga (đơn vị tính: Tỷ lệ %).

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

– Cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, nộp chi phí thẩm định giá thiết bị

– Sở Tài chính.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

– Văn bản thông báo ý kiến thẩm định phương án giá hàng hóa, dịch vụ của Sở Tài chính.

Tên mẫu đơn, tờ khai

– Không có.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

– Không có.

Trên đây là bài viết tư vấn về chi phí thẩm định giá thiết bị của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139