Phát hành cổ phiếu là hình thức huy động vốn phổ biến hàng đầu hiện nay. Với hình thức này, công ty dễ dàng huy động vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, không phải bất cứ loại hình công ty nào cũng được phát hành cổ phiếu. Công ty muốn phát hành cổ phiếu phải đáp ứng đủ một số điều kiện.
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, với nhiều quy mỗ cũng như hình thức hoạt động khác nhau như CTCP, Công ty TNHH, công ty hợp danh… vậy thì trong những loại này loại hình công ty nào được phát hành cổ phiếu. Và nếu phát hành thì điểu kiện như thế nào, thủ tục như thế nào, ngay dưới đây cùng tìm hiểu qua những chia sẻ của Luật Trần và Liên Danh về loại hình doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu là gì?
Theo Khoản 1 Điều 121 Luật doanh nghiệp 2020, Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
– Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
– Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông là tổ chức;
– Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;
– Chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty (nếu có);
– Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
– Các nội dung khác theo quy định tại các Điều 116, 117 và 118 của Luật doanh nghiệp 2020 đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.
Đặc điểm của cổ phiếu
– Không có kỳ hạn và không hoàn vốn;
– Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả SXKD của doanh nghiệp;
– Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý;
– Giá cổ phiếu biến động rất mạnh;
– Tính thanh khoản cao;
– Có tính lưu thông;
– Tính tư bản giả;
– Tính rủi ro cao.
Phân loại cổ phiếu
Theo Luật doanh nghiệp 2020, có các loại cổ phiếu sau đây:
Cổ phiếu phổ thông
Công ty cổ phần phải có cổ phiếu phổ thông. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong các loại cổ phiếu của một công ty cổ phần.
Cổ phiếu phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi.
Cổ phiếu ưu đãi
Ngoài cổ phiếu phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phiếu ưu đãi. Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi gồm các loại sau đây:
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết
Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phiếu ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức là cổ phiếu được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông hoặc mức ổn định hằng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại
Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại là cổ phiếu được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định
Lưu ý: Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Các loại hình công ty hợp pháp tại Việt Nam
Trước khi muốn biết loại hình công ty nào được phép phát hành cổ phiếu thì mọi người cần tìm hiểu qua các loại hình công ty/ doanh nghiệp hợp pháp hiện nay ở Việt Nam:
Công ty tư nhân: Là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và người đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.
Công ty TNHH một thành viên: Là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hay 1 tổ chức nào đó góp vốn thành lập
Công ty hợp danh: Là công ty được thành lập dựa trên sự kết hợp giữa 2 cá nhân trở lên, có thể có thêm cá nhân góp vốn.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Là doanh nghiệp được thành lập có 2 thành viên trở lên, thành viên ở đây có thể là cả nhân hoặc tổ chức, và không giới hạn về số lượng thành viên.
Công ty cổ phần – CTCP: Là loại hình công ty thành lập được sự góp vốn từ nhiều người, vốn được góp được chia thành các cổ phần tùy vào số lượng tiền góp vốn. Người góp vốn ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức và không giới hạn về số lượng thành viên góp vốn nhưng đảm bảo mức tối thiểu là 3 thành viên.
Hiện ở Việt Nam loại hình công ty cổ phần và công ty TNHH là nhiều nhất, còn các loại hình khác thì không nhiều.
Công ty nào được phát hành cổ phiếu
Có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể phát hành cổ phiếu được. Đối với các loại hình công ty sẽ có quy định riêng, đặc thù hoạt động riêng. Theo luật quy định năm 2014, thì công ty cổ phần được phép hành phát hành cổ phiếu, nếu đáp ứng được các điểu kiện cơ bản.
Theo luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu chào bán ra công chúng. Về cơ bản thì hiện nay công ty có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ công chúng thì chỉ có loại hình công ty cổ phần.
Công ty TNHH có được phát hành cổ phiếu không?
Đối với công ty hoạt động theo loại hình TNHH 1 thành viên hay nhiều thành viên thì cũng không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Theo khoản 3 Điều 46 trong Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam thì” Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần”.
Như vậy là công ty TNHH sẽ không được phát hành cổ phiếu, nhưng nếu công ty phát hành cổ phần với mục đích là chuyển đổi thành công ty cổ phần thì có thể xem xét lại. Nguyên nhân là vì:
Về quy định số lượng thành viên của công ty là từ 2 – 50 thành viên, nếu như phát hành cổ phần dưới hình thức cổ phiếu thì sẽ phá vỡ cấu trúc doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Công ty TNHH là công ty đối nhân, sự kết hợp nhiều thành viên với nhau dựa trên sự tin tưởng nên trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra các vấn đề liên quan đến lợi ích khiến hệ thống quản lý dễ bị tác động và thay đổi.
Điều kiện công ty phát hành cổ phiếu
Mọi người lưu ý việc niêm yết sàn chứng khoán và phát hành cổ phiếu là 2 vấn đề khác nhau, nhiều bạn cứ nhầm lần vấn đề này.
Công ty cổ phần muốn phát hành cổ phiếu còn tùy vào hình thức phát hành là gì, ví dụ phát hành cổ phiếu ưu đãi hay phát hành cổ phiếu đại chúng sẽ khác nhau hoàn toàn.
Cổ phiếu thường
Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu thưởng…
Điều kiện phát hành cổ phiếu thường
Cần đáp ứng các điểu kiện sau đây nếu phát hành cổ phiếu thường:
Vốn điều lệ: Vốn điều lệ đạt từ 10 tỷ đồng trở lên tại thời điểm đăng ký chào bán (số liệu này căn cứ trên giá trị sổ sách tài chính kế toán).
Về hoạt động kinh doanh: Phải có lãi liên tục trong 5 năm gần nhất, không lỗ lũy kế và có nhiều triển vọng phát triển. Và tài chính là phải sạch, lành mạnh không vướng các vấn đề tài chính bẩn, pháp luật.
Kèm theo điều kiện về hạn chế chuyển nhượng.
Chào bán cổ phiếu thành nhiều đợt, không tâp trung duy nhất 1 đợt.
Không được chào báo cổ phiếu khi doanh nghiệp đang trong quá trình sáp nhập và hợp nhất, nghĩa là chỉ được phát hành khi đã hợp nhất và sáp nhập xong.
Phương án phát hành cổ phiếu được thông qua tại Đại hội cổ đông.
Doanh nghiệp phát hành phải có cam kết đưa cổ phiếu, chứng khoán và giao dịch duy trì trong 1 năm.
Vốn cổ phần doanh nghiệp: Đạt điểu kiện 20% phải có trên 100 cổ đông, nếu doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 100 tỷ thì chỉ cần đạt 15%.
Các cổ đông sáng lập công ty phải đảm bảo nắm giữ 20% cổ phần doanh nghiệp và giữ tối thiểu trong vòng 3 năm.
Điều kiện doanh nghiệp phát hành cổ phiếu esop
ESOP là viết tắt của Employee Stock Ownership Plan có thể dịch ra là Kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động, nhân viên trong công ty. Mọi người hiểu đơn giản cổ phiếu Esop là cổ phiếu các công ty/ doanh nghiệp phát hành cho nhân viên trong công ty của mình.
Điều kiện doanh nghiệp phát hành cổ phiếu Esop:
Kế hoạch phát hành cổ phiếu Esop được đại hội đồng cổ đông thông qua
Số cổ phiếu ESOP phát hành trong 1 năm không vượt quá 5% tổng số cổ phần đang lưu hành của doanh nghiệp.
Đảm bảo các điều kiện về vốn: Nguồn vốn thực hiện để phát hành cổ phiếu esop không vượt quá lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, tổng giá trị nguồn vốn trên không nhỏ hơn tổng giá trị nguồn vốn tăng thêm…
Có quy định rõ về phát hành cổ phiếu: Tiêu chuẩn nhân viên tham gia vào chương trình, xác định giá, định lượng cổ phiếu chia
Thủ tục phát hành cổ phiếu của doanh nghiệp
Để phát hành cổ phiếu thì thủ tục doanh nghiệp phát hành cần khá nhiều giấy tờ, quy trình cũng khá phức tạp nên nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu thì cũng sẽ mất khá nhiều thời gian.
Về cơ bản thì khi phát hành cổ phiếu doanh nghiệp cần có các loại giấy tờ sau đây:
Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng lập theo mẫu quy định
Bản cáo bạch lập theo mẫu: Trong đó có các thông tin cơ bản về thông tin tóm tắt về tổ chức phát hành; Thông tin về đợt chào bán chứng khoán, thông tin tình hình hoạt động kinh doanh…
Bản điều kệ công ty
Quyết định của đại hội cổ đông về chào bán cổ phiếu
Báo cáo tài chính của công ty phát hành: Báo cao năm, báo cáo năm trước
Cam kết bảo lãnh phát hành
Báo cáo tình hình sử dụng vốn
Văn bản xác nhận của ngân hàng về việc mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của đợt chào bán
Hợp đồng tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu
Thủ tục đăng ký phát hành khá phức tạp, vậy nên khi nghe đến phát hành cổ phiếu sẽ mất nhiều thời gian, đặc biệt các đợt phát hành cổ phiếu cổ tức, esop thì người nhận được cổ phiếu phải mất đến 3 – 6 tháng mới nhận được cổ phiếu.
Trên đây là toàn bộ nội dung về thắc mắc liên quan đến nội dung loại hình doanh nghiệp nào được phát hành cổ phiếu.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn dễ hình dung hơn về vấn đề này.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Trần và Liên Danh qua HOTLINE.