Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Nó là nguồn tiền do các cổ đông, các thành viên góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về vốn điều lệ và ý nghĩa của vốn điều lệ theo quy định pháp luật hiện hành.
Luật Trần và Liên Danh chúng tôi sẽ giúp bạn làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ cũng như ý nghĩa và vai trò của nó trong doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ dùng để làm gì?
Vốn điều lệ là gì?
Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 định nghĩa vốn điều lệ như sau:
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Như vậy có thể hiểu vốn điều lệ công ty chính là số tài sản thành viên cũng như chủ sở hữu của doanh nghiệp đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp.
Tài sản được sử dụng để góp ở đây có thể là tiền mặt, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Ví dụ như: Khi thành lập doanh nghiệp ABC, thì ông X góp 500 triệu VNĐ, ông Y góp 1 căn nhà làm trụ sở giao dịch cũng như văn phòng đại diện của doanh nghiệp, ông Z góp 1 chiếc ô tô để phục vụ cho việc đi lại của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy tài sản góp vào công ty không nhất thiết phải là tiền mặt.
Doanh nghiệp tư nhân không có vốn điều lệ do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của chính mình.
Ý nghĩa của vốn điều lệ theo quy định pháp luật hiện hành
Tầm quan trọng của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp cũng giống như tầm quan trọng của nước với cá vậy.
Nếu như không có vốn điều lệ, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động. Vì theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp phải có vốn điều lệ thì mới có thể được cấp giấy phép kinh doanh từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vốn điều lệ cũng đồng thời thể hiện sự tin tưởng của thành viên doanh nghiệp đối với chủ sở hữu.
Niềm tin của thành viên đối với chủ sở hữu càng lớn thì số tài sản được góp vào công ty càng cao.
Vốn điều lệ cũng chính là cơ sở cho việc xác định tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các chủ thể trong doanh nghiệp.
Đây chính là cơ sở để xác định quyền lợi cũng như nghĩa vụ có liên quan của từng thành viên trong doanh nghiệp.
Thành viên chịu trách nhiệm cũng như hưởng các quyền lợi của mình theo phần vốn đã góp hoặc cam kết góp vào doanh nghiệp.
Ngoài ra, vốn điều lệ còn là cơ sở để xác định xem doanh nghiệp đó có đủ điều kiện để kinh doanh trong lĩnh vực mà mình đăng ký hay không.
Cụ thể đối với trường hợp thành lập mới ngân hàng cổ phần thương mại, thì doanh nghiệp đó phải có tối thiểu số vốn điều lệ ban đầu là 3000 tỷ đồng.
Như vậy có thể thấy, theo quy định của pháp luật thì đa số các ngành nghề theo quy định của pháp luật không cần quy định số vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, trừ những ngành nghề đặc biệt theo quy định của pháp luật.
Góp vốn điều lệ công ty bằng những loại tài sản nào?
Theo quy định tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 thì:
- Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.
- Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.
Có cần chứng minh vốn điều lệ của công ty, doanh nghiệp không?
Tùy nhu cầu, ngành nghề và quy mô hoạt động, doanh nghiệp sẽ tự đăng ký vốn điều lệ công ty. Hiện tại, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam không cần chứng minh có đủ vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu có vấn đề gì phát sinh trong quá trình hoạt động, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký.
Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp vì thế mà lựa chọn mức vốn quá thấp hoặc quá cao so với năng lực tài chính thực sự. Điều này là không nên.
Vì sao?
Vì với số vốn điều lệ quá thấp thì các chủ doanh nghiệp không thể nào thể hiện được tiềm lực tài chính cũng như quy mô của công ty mình cho đối tác thấy.
Điều này dẫn đến sự thiếu tin tưởng trong hợp tác kinh doanh, thậm chí không tìm được đối tác cho mình. Thêm nữa khi doanh nghiệp cần nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng thì với số vốn quá thấp cũng không tạo được “niềm tin” cho ngân hàng để được vay số vốn vượt ngoài khả năng, vượt ngoài vốn điều lệ.
Còn nếu chủ doanh nghiệp đưa ra số vốn ngoài khả năng của bản thân thì cái lợi trước mắt là tạo được niềm tin cho đối tác, ngân hàng nhưng rủi ro cũng rất lớn. Giả sử làm ăn thất bại dẫn đến gây nợ cho khách hàng; nặng hơn là giải thể, phá sản; hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả, chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng đúng số vốn mà mình đã đăng ký.
– Không có cơ quan nào kiểm tra. Việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ…
Vốn điều lệ tối thiểu để mở công ty/góp vốn là bao nhiêu? Câu trả lời là còn tuỳ vào doanh nghiệp đó đăng ký ngành nghề kinh doanh gì? Nếu đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định thì theo luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu, tức là kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp mình bao nhiêu cũng được.
Còn nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.
Pháp luật không có quy định về mức vốn điều lệ tối đa, tức là không hạn chế việc bỏ tiền góp vốn vào làm ăn kinh doanh. Các bạn có toàn quyền quyết định mức vốn góp vào doanh nghiệp để phục vụ mục đích kinh doanh của công ty và đảm bảo việc hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tức là bỏ bao nhiêu tiền góp vốn vào cũng được.
Nhưng lưu ý khi kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh
Thời hạn góp vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kể từ thời điểm được cấp giấy phép kinh doanh là 90 ngày.
Thời hạn góp vốn đối với số cổ phần đã đăng ký mua của cổ đông trong công ty cổ phần là 90 kể từ ngày doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh.
Đối với công ty hợp danh thì theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020, không quy định thời hạn cho thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp vốn của mình.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa công ty với thành viên hợp danh cũng như thành viên góp vốn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với các ngành nghề kinh doanh không cần vốn pháp định, thì các doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải chứng minh vốn điều lệ của mình khi thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Trần và Liên Danh vẫn có một số lưu ý sau dành cho bạn đọc khi đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp.
Đăng ký vốn điều lệ thấp
Vốn điều lệ là nơi để các doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình theo số vốn đã đăng ký.
Vì vậy, ưu điểm của việc đăng ký vốn điều lệ thấp sẽ giúp cho doanh nghiệp chịu trách nhiệm ít hơn đối với hoạt động của mình trước pháp luật, giảm thiểu được trách nhiệm cho doanh nghiệp khi xảy ra thiệt hại.
Tuy nhiên, khi để vốn điều lệ quá thấp thì sẽ dẫn đến nghi ngờ của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, không tạo được sự tin tưởng giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp được đầu tư.
Ngoài ra, với vốn điều lệ quá thấp, thì khả năng huy động nguồn tiền từ các tổ chức tín dụng, cho vay cũng sẽ không được cao.
Do vậy, việc để vốn điều lệ thấp sẽ dẫn đến hệ quả ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp, nhất là khi doanh nghiệp muốn tăng trưởng nhanh và cần một lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau đổ vào.
Đăng ký vốn điều lệ cao
Trái lại với việc đăng ký vốn điều lệ thấp, thì đăng ký vốn điều lệ cao cũng có những cơ hội và rủi ro nhất định cho doanh nghiệp.
Nếu như trong quá trình hoạt động dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ quá nhiều, thì đến giai đoạn bồi thường thiệt hại xảy ra sẽ là một gánh nặng rất lớn đè lên vai doanh nghiệp theo số vốn điều lệ mà mình đã đăng ký.
Tuy nhiên ngoài những thách thức trên, thì đăng ký vốn điều lệ cao lại tạo ra cho doanh nghiệp những cơ hội lớn hơn trong việc phát triển doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng đối với doanh nghiệp sẵn sàng chịu trách nhiệm cao trong hoạt động của mình, ngoài ra việc huy động nguồn tiền từ các tổ chức tín dụng, cho vay sẽ dễ dàng hơn đối với doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề Vốn điều lệ là gì? Ý nghĩa của vốn điều lệ theo quy định pháp luật hiện hành.
Hiện nay, Luật Trần và Liên Danh là địa chỉ thành lập công ty công ty trách nhiệm hữu hạn uy tín với đội ngũ tư vấn viên chuyên về lĩnh vực thành lập doanh nghiệp sẽ làm hài lòng khách hàng.
Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp của HOTLINE của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn trực tiếp.