Thẩm định máy móc thiết bị là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của máy móc thiết bị theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy và được phân loại theo nhiều dạng khác nhau bao gồm: Phân loại theo hạch toán kế toán; Phân loại theo ngành sử dụng; Phân loại theo công năng và tính chất
Phân loại máy móc thiết bị khi thẩm định máy móc thiết bị
a, Phân loại theo hạch toán kế toán:
Máy, thiết bị là tài sản cố định hữu hình;
Máy thiết bị là công cụ, dụng cụ;
Thiết bị và phương tiện vận tải;
b, Phân loại theo ngành sử dụng:
Máy móc thiết bị trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
Máy móc thiết bị trong ngành Khai khoáng;
Máy móc thiết bị trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo;
Máy móc thiết bị trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt
Máy móc thiết bị trong ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
Máy móc thiết bị trong ngành xây dựng
Máy móc thiết bị trong ngành buôn bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô và xe có động cơ khác
Máy móc thiết bị trong ngành vận tải kho bãi
Máy móc thiết bị trong ngành thông tin và truyền thông
Máy móc thiết bị trong ngành tài chính ngân hàng
Máy móc thiết bị trong ngành kinh doanh bất động sản
Máy móc thiết bị trong lĩnh vực Y tế
Máy móc thiết bị trong lĩnh vực In ấn
Máy móc thiết bị trong lĩnh vực Dệt
Máy móc thiết bị trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng
Máy móc thiết bị trong lĩnh vực giáo dục
Máy thiết bị phục vụ các hoạt động dịch vụ khác…
c, Phân loại theo công năng và tính chất
Phân loại theo công năng: Máy công cụ; Máy xây dựng; Máy động lực; Máy xếp dỡ;Máy hóa chất, Phương tiện vận tải; Máy móc thiết bị ngành in; Máy móc thiết bị y tế; Máy móc thiết bị điện, điện tử; Máy móc phát thanh, truyền hình…
Phân loại theo tính chất: Máy, thiết bị chuyên dùng; Máy, thiết bị thông thường
Phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị
Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, của máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của máy móc thiết bị. Để áp dụng phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị chính xác đúng giá thị trường thì hồ sơ pháp lý, thời điểm thẩm định giá, mục đích thẩm định giá khách hàng cung cấp đặc biệt quan trọngc. Đối với thẩm định giá máy móc thiết bị thẩm định viên thường sử dụng cách tiếp cân và phương pháp thẩm định giá chủ yếu là: Cách tiếp cận từ thị trường sử dụng phương pháp so sánh; Cách tiếp cận từ chi phí sử dụng phương pháp chi phí thay thế, phương pháp chi phí tái tạo; Cách tiếp cận từ thu nhập phương pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp vốn hóa trực tiếp.
Cách tiếp cận thị trường (phương pháp so sánh): Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của máy móc thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá.
Cách tiếp cận từ chi phí (Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế): Là cách thức xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một máy, thiết bị có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với máy, thiết bị thẩm định giá và hao mòn của máy, thiết bị thẩm định giá. Các tiếp cận từ chi phí có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc, thiết bị theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.
Cách tiếp cận từ thu nhập(phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu: Là cách xác định giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bị thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất về giá trị hiện tại (giá trị tại thời điểm thẩm định giá). Cách tiếp cận từ thu nhập dựa trên nguyên tắc máy, thiết bị có giá trị vì nó tạo ra thu nhập cho người sở hữu. Cách tiếp cận từ thu nhập có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.
Phương pháp thẩm định máy móc thiết bị
Thẩm định giá máy móc được các thẩm định viên áp dụng ba cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phổ biến là: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng với các cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá: Phương pháp so sánh theo cách tiếp cận từ thị trường; Phương pháp chi phí tái tạo, chi phí thay thế theo cách tiếp cận từ chi phí; Phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu theo cách tiếp cận từ thu nhập. Đối với từng loại máy móc thiết bị, từng thời điểm, hồ sơ pháp lý khách hàng cung cấp, mục đích thẩm định giá cụ thể thẩm định viên sẽ lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.
Phương pháp so sánh, thẩm định máy móc thiết bị
Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của máy móc thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy móc thẩm định giá. Phương pháp này để thẩm định giá các máy, thiết bị thẩm định giá có giao dịch phổ biến trên thị trường.
Phương pháp so sánh dựa chủ yếu trên nguyên tắc thay thế, điều này muốn nói rằng một chủ thể thị trường có lý trí sẽ không trả giá cho một máy móc nhiều hơn mức giá để có thể mua một máy khác có cùng sự hữu ích như nhau.
Phương pháp so sánh dựa trên giả định cho rằng giá trị của máy móc có mối liên hệ với giá trị thị trường của máy móc thiết bị tương tự có thể so sánh được.
Máy móc tương tự là những máy móc có đặc điểm cơ bản như sau:
Có đặc điểm vật chất giống nhau;
Có các thông số kinh tế, kỹ thuật cơ bản tương đồng;
Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
Có chất lượng tương đương nhau;
Có thể thay thế cho nhau trong sử dụng
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
Ưu điểm
Đơn giản, dễ sử dụng, kết quả tìm được có độ tin cậy cao vì dựa vào các bằng chứng, thông tin giao dịch trên thị trường.
Có cơ sở vững chắc để được công nhận, vì dựa vào giá trị thị trường cũng như dựa vào các thông số nhận biết được để so sánh và đánh giá.
Nhược điểm
Bắt buộc phải có thông tin, các dữ liệu mang tính lịch sử, do tính chất đặc biệt về kỹ thuật của tài sản thẩm định nên khó có thể tìm được một tài sản đang được mua bán trên thị trường hoàn toàn giống với tài sản thẩm định giá.
Có khi việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt về các thông số kinh tế, kỹ thuật của máy móc bị mục tiêu cần thẩm định giá, cho nên thẩm định viên khó tìm được một số chứng cớ thị trường phù hợp để tiến hành so sánh.
Tính chính xác của phương pháp này sẽ giảm khi thị trường có sự biến động mạnh về giá
Phương pháp này cũng chứa đựng những yếu tố chủ quan của thẩm định viên, nhất là trong việc tính toán nhằm điều chỉnh sự khác biệt của các thông số.
Điều kiện áp dụng
Phương pháp so sánh thường được áp dụng để thẩm định giá các máy móc thẩm định giá có giao dịch phổ biến trên thị trường.
“Giao dịch phổ biến trên thị trường là hoạt động mua bán máy móc được tiến hành công khai trên thị trường. Một máy móc được xác nhận là có giao dịch phổ biến khi có ít nhất 3 máy móc tương tự đã có giao dịch mua bán trên thị trường”.
Thông tin thu thập được trên thực tế phải so sánh được với máy móc mục tiêu cần thẩm định giá, phải có sự tương tự về kỹ thuật như: kích cỡ, công suất, kiểu dáng và các điều kiện kỹ thuật khác…
Chất lượng chuyên môn cao, phù hợp, kịp thời, chính xác có thể kiểm tra được…Đồng thời nguồn thu thập thông tin phải đáng tin cậy và có thể đối chiếu, kiểm tra được khi cần thiết và khi có yêu cầu.
Thị trường phải ổn định vì nếu có biến động thì phương pháp này khó chính xác, mặc dù các đối tượng so sánh máy móc đã có nhiều thuộc tính tương đồng.
Thẩm định viên phải có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế thị trường, về kỹ thuật mới có thể vận dụng phương pháp này hiệu quả và có thể đưa ra mức giá đề nghị hợp lý và được công nhận.
Phương pháp chi phí thay thế, thẩm định máy móc thiết bị
Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một máy móc thiết bị tương tự máy móc thiết bị thẩm định giá có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của máy móc thiết bị thẩm định giá. Phương pháp chi phí thay thế dựa trên chi phí để tạo ra máy móc thiết bị thay thế, tương tự với máy móc thiết bị thẩm định giá về chức năng, công dụng, nhưng được thiết kế, chế tạo hoặc xây dựng với công nghệ, nguyên vật liệu và kỹ thuật mới hơn. Thông thường, máy móc thiết bị thay thế thường có chi phí tạo ra thấp hơn so với chi phí tái tạo, đồng thời chi phí vận hành cũng không bị cao hơn so với mức phổ biến tại thời điểm thẩm định giá. Vì vậy, tổng giá trị hao mòn hay hao mòn lũy kế của máy móc thiết bị thay thế thường không bao gồm hao mòn chức năng do chi phí vốn cao hoặc hao mòn chức năng do chi phí vận hành cao.
Công thức:
Giá trị ước tính của tài sản = Chi phí thay thế (đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu – Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của tài sản thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra tài sản thay thế)tư)
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng
Ưu điểm
Áp dụng đối với những máy thiết bị không có cơ sở để so sánh trên thị trường do sử dụng cho mục đích riêng biệt;
Sử dụng khi không có các bằng chứng thị trường để so sánh, thiếu cơ sở dự báo dòng lợi ích tương lai mà máy móc mang lại.
Nhược điểm
Chi phí không phải lúc nào cũng bằng với giá trị;
Phải có dữ liệu từ thị trường;
Xác định hao mòn, giảm giá lũy kế phụ thuộc nhiều vào dánh giá chủ quan của thẩm định viên;
Thẩm định viên phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Điều kiện áp dụng
Không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp cận thị trường và cách tiếp cận từ thu nhập
Có dự định sản xuất ra một máy mới hoặc khi thẩm định máy mới được chế tạo
Kiểm tra kết quả các cách tiếp cận thẩm định giá khác
Phương pháp chi phí tái tạo, thẩm định máy móc thiết bị
Là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra máy móc thiết bị giống hệt với máy móc thiết bị thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn của máy móc thiết bị thẩm định giá. Phương pháp chi phí tái tạo dựa trên chi phí tạo ra máy móc thiết bị giống nguyên mẫu với máy móc thiết bị thẩm định giá. Máy móc thiết bị này bao gồm cả những điểm đã lỗi thời, lạc hậu của tài sản thẩm định giá.
Công thức:
Giá trị ước tính của tài sản = Chi phí tái tạo (đã bao gồm Lợi nhuận của nhà sản xuất / nhà đầu –Tổng giá trị hao mòn (Giá trị hao mòn lũy kế)tư)
Ưu điểm, nhược điểm và điều kiện áp dụng thẩm định máy móc thiết bị
Ưu điểm
Áp dụng đối với những máy thiết bị không có cơ sở để so sánh trên thị trường do sử dụng cho mục đích riêng biệt
Nhược điểm
Chi phí không phải lúc nào cũng bằng với giá trị;
Phải có dữ liệu từ thị trường;
Xác định hao mòn, giảm giá lũy kế phụ thuộc nhiều vào dánh giá chủ quan của thẩm định viên;
Thẩm định viên phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Điều kiện áp dụng
Không có đủ thông tin trên thị trường để áp dụng cách tiếp cận thì trường và cách tiếp cận từ thu nhập
Có dự định sản xuất ra một máy mới hoặc khi thẩm định máy mới được chế tạo
Kiểm tra kết quả các cách tiếp cận thẩm định giá khác
Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định máy móc thiết bị của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.