Thẩm định giá máy móc thiết bị

thẩm định giá máy móc thiết bị

Trong những năm qua Việt Nam không ngừng mở rộng các khu công nghiệp cũng như thu hút doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bị vào sản xuất.  Vì vậy sẽ có rất nhiều loại máy móc thiết bị được chế tạo và nhập khẩu sử dụng phục vụ nhiều mục đích cho các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng nhu cầu của con người. Từ đó thẩm định giá máy móc thiết bị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội phục vụ nhiều mục đích cho các doanh nghiệp.

Khái niệm thẩm định giá máy móc thiết bị

Thẩm định giá máy móc thiết bị là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của máy móc thiết bị theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Vai trò 

Gần 200 năm trước đây, những thẩm định viên đầu tiên thực hành nghề thẩm định giá máy, thiết bị của mình trong khu công nghiệp hóa chất của nước Anh. Do cuộc cách mạng công nghiệp và hoạt động thương mại toàn cầu ngày càng tăng vào nửa đầu thế kỷ XIX nên việc cần thiết phải có hoạt động thẩm định giá máy, thiết bị. Từ đó mở ra một nghề mới và đồng thời cũng đặt ra yêu cầu các thẩm định viên phải có chuyên môn cao và hiểu biết chuyên sâu về giá máy móc, thiết bị.

Nền kinh tế trên thế giới đang phát triển và hội nhập vô cùng mạnh mẽ, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng mới ngày càng nhiều. Điều đó thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư máy, thiết bị sản xuất hàng hóa. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá tài sản tăng lên và trở thành nhu cầu thiết yếu của thị trường. Hiện nay hầu hết các nước có các tổ chức hoặc doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu thẩm định giá tài sản của xã hội. Thẩm định giá động sản là một nhánh của thẩm định giá tài sản, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường mang tính chuyên môn hóa trong nghề thẩm định giá. Cùng đó, thẩm định viên về giá đóng vai trò cung cấp cho khách hàng những giá trị của tài sản một cách độc lập, phân tích chuyên sâu, phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục đích cho mục đích nhất định theo thiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và Quốc tế. Để hoạt động thẩm định giá đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chúng ta cần phải thiết lập một khuôn khổi pháp lý tạo điều kiện cho các tổ chức thẩm định giá một cách khoa học, đề cao đạo đức cũng như chuyên môn trong nghề thẩm định giá. Khi khung pháp lý thẩm định giá được hoàn thiện, hoạt động thẩm định giá máy, thiết bị sẽ có những vai trò sau:

Xác định đúng giá trị máy móc thiết bị, tháo gỡ mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về máy, thiết bị.

Ý nghĩa thẩm định giá máy móc thiết bị

Thẩm định giá máy thiết bị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như sau:

Là công cụ trong quản lý giá của nhà nước nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng thông qua giá, nhất là trong lĩnh vực mua sắm, đầu tư công

Góp phần xây dựng mặt bằng giá cả hợp lý, hạch toán chính xác chi phí, tiết kiệm chi phí xã hội

Góp phần phát triển và lành mạnh hóa các loại thị trường đầu vào và của sản xuất

Góp phần phát triển nền kinh tế vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường và tạo điều kiện để hội nhập kinh tế quốc tế về giá cả

Mục đích  thẩm định giá máy móc thiết bị

Thẩm định giá máy, thiết bị phục vụ nhiều mục đích khác nhau trong nền kinh tế thị trường bao gồm những mục đích sau:

Báo cáo tài chính; vay vốn ngân hàng; bảo hiểm; giải quyết tranh chấp

Lựa chọn phương án đầu tư; góp vốn liên kết

Mua bán cho thuê máy, thiết bị

Báo cáo thuế, báo cáo tài chính, hạch toán sổ sách kế toán

Các mục đích khácđược pháp luật công nhận

Cơ sở giá trị thẩm định giá

Cơ sở thẩm định giá máy, thiết bị có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị của nó được ước tính trên cơ sở giá trị thường là giá trị thị trường, ước tính trên cơ sở phi thị trường là giá trị phi thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Giá trị thị trường: Là mức giá ước tính của máy móc thiết bị tại thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Khi sử dụng giá thị trường thẩm định viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là  thịtrường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán

Trường hợp có sự hạn chế đối với việc xác định giá trị thị trường của máy, thiết bị (thông tin, dữ liệu trên thị trường, điều kiện thẩm định giá hoặc các hạn chế khác), thẩm định định viên nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục và thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá do sự hạn chế này trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

Giá phi thị trường: Là mức giá ước tính của một máy, thiết bị tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng, những lợi ích mà máy, thiết bị mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Khi sử dụng giá phi thị trường thẩm định viên cần nêu tên của loại giá trị phi thị trường cụ thể được áp dụng và đưa ra các căn cứ, lập luận cụ thể, bao gồm:

Đặc điểm đặc biệt của máy, thiết bị thẩm định giá

Người mua, nhà đầu tư đặc biệt

Giao dịch trong thị trường hạn chế, bắc buộc phải bán

Giá trị theo những mục đích đặc biệt như mục đích tính thuế

Cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá 

Thẩm định giá máy móc, thiết bị có 3 cách tiếp cận phổ thông được thẩm định viên sử dụng: Cách tiếp cận thị trường: phương pháp so sánh; Cách tiếp cận chi phí: phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế; Cách tiếp cận từ thu nhập: phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu. Đối với từng loại máy, thiết bị cụ thể thẩm định viên sẽ lựa chọn những phương pháp phù hợp theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam.

Cách tiếp cận thị trường (phương pháp so sánh): Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của máy móc thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá.

Cách tiếp cận từ chi phí (Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế): Là cách thức xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá thông qua chi phí tạo ra một máy, thiết bị có chức năng, công dụng giống hệt hoặc tương tự với máy, thiết bị thẩm định giá và hao mòn của máy, thiết bị thẩm định giá. Các tiếp cận từ chi phí có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc, thiết bị theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.

Cách tiếp cận từ thu nhập(phương pháp vốn hóa trực tiếp, phương pháp dòng tiền chiết khấu: Là cách xác định giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bị thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất về giá trị hiện tại (giá trị tại thời điểm thẩm định giá). Cách tiếp cận từ thu nhập dựa trên nguyên tắc máy, thiết bị có giá trị vì nó tạo ra thu nhập cho người sở hữu. Cách tiếp cận từ thu nhập có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.

thẩm định giá máy móc thiết bị
thẩm định giá máy móc thiết bị

Quy trình thẩm định giá máy móc thiết bị

Quy trình thẩm định giá được tuân theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05 “Quy trình thẩm định giá’ được Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BTC ngày 06/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bước 1. Xác định tổng quát về máy móc cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá máy móc .

Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Bước 4. Phân tích thông tin.

Bước 5. Xác định giá trị máy móc cần thẩm định giá.

Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá máy móc thiết bị

a, Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất nhập khẩu

Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định

Tờ khai hải quan

Invoice

Packing list

Hợp đồng thương mại

Giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy giám định chất lượng

Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …

b, Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong nước

Hợp đồng kinh tế

Hóa đơn mua bán

Biên bản thanh lý hợp đồng

Biên bản bàn giao, nghiệm thu

Bản vẽ kỹ thuật

Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …

Công ty thẩm định giá máy móc thiết bị uy tín

Công ty Luật Trần và Liên danh là đơn vị tư vấn thẩm định giá máy móc thiết bị uy tín hàng đầu tại Việt Nam cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá máy móc quy mô lớn và tính chất phức tạp được các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI và được đánh giá cao. Luật Trần và Liên danh luôn tuân thủ đầy đủ quy trình thẩm định giá, tiêu chuẩn thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá và pháp luật Việt Nam trong quá trình thẩm định giá máy móc thiết bị. Với đội ngũ thẩm định viên có trình độ hiểu biết cao về máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật cùng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá động sản. Luật Trần và Liên danh cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thẩm định giá uy tín nhất góp phần quan trọng phục vụ nhiều mục đích liên quan như: vay vốn ngân hàng, mua bán, góp vốn, đầu tư…

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá máy móc thiết bị của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139