HS Code là ngôn ngữ, tên sản phẩm được mã hóa thành một dãy số (thường là 8 số hoặc 10 số) từ đó cả thế giới dùng chung mã số này để mô tả hàng hóa giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những vậy mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như thế: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay suất một loại hàng hóa nào đó. Cùng Luật Trần và Liên danh tìm hiểu về xin mã hs code tại Quảng Nam trong bài viết dưới đây.
Cấu trúc mã HS Code
Chúng ta đã biết được hs code là gì? Vậy cấu trúc của mã hs code là gì? Hiểu được chi tiết này sẽ giúp bạn có thể phân loại dễ dàng, vận dụng hiệu quả hơn trong công tác phân loại các hàng hóa khi xuất nhập khẩu.
Cấu tạo của mã hs code bao gồm các bộ phận khác nhau được chia từ to đến nhỏ là phần. Trong phần sẽ có các Chương. Trong các chương sẽ có Nhóm, rồi phân nhóm và cuối cùng là phân nhóm phụ.
Phần bao gồm 21 hoặc 22 phần khác nhau. Mỗi phần sẽ được chú giải riêng biệt cho người dùng biết. Tiếp đến là Chương sẽ có 97 chương. Riêng chương thứ 98 và 99 dùng để chỉ riêng cho các quốc gia. Trong chương sẽ có chú giải riêng biệt và 2 ký tự đầu tiên sẽ nêu nên mô tả chung về loại hàng hóa.
Phần nhóm bao gồm 2 ký tự và được chia các nhóm chung với nhau. Phân nhóm lại được chia nhóm chung hơn từ nhóm và cũng có 2 ký tự. Phần phân nhóm phụ có 2 ký tự để chỉ các quốc gia tự quy định.
Trong cấu tạo của hs là gì? Cụ thể là gồm 6 chữ đầu tiên chỉ mang tính chất quốc tế. Tiếp theo là các nhóm phụ do các quốc gia tự quy định.
Hướng dẫn tra cứu mã HS Code, xin mã hs code tại Quảng Nam
Bạn có thể thực hiện tra cứu mã HS bằng cách tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Trước khi mở tờ khai thông quan hãy sử dụng bảng hệ thống mã tra cứu hoặc hỏi cán bộ phụ trách mở tờ khai hải quan. Việc tra cứu đúng mã HS Code sẽ giúp cho việc mở tờ khai được nhanh chóng, không phải làm đi làm lại.
Bạn có thể áp dụng các quy tắc tắc tra cứu sau đây:
Căn cứ vào chứng từ cũ
Chứng từ cũ sẽ có sẵn mã HS Code của hàng hóa công ty bạn. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết được hàng hóa xuất nhập khẩu sắp tới mã như thế nào. Cách này áp dụng cho cùng loại hàng hóa từ trước đến giờ đơn vị hoạt động.
Nhờ người tư vấn cách tra cứu và xin mã hs code tại Quảng Nam
Dịch vụ tư vấn và làm chứng từ hiện có rất nhiều. Bạn có thể tham khảo lựa chọn các dịch vụ. Họ là những người có kinh nghiệm, có mối liên hệ chặt chẽ với các cán bộ kiểm duyệt tờ khai nên biết rất chính xác mã code để làm tờ khai.
Trả mã HS Code, xin mã hs code tại Quảng Nam trên website
Thời đại thông tin ngày nay rất nhiều và thuận tiện cho người dùng. Bạn có thể tra cứu tại các website chính thống: Customs.gov.vn là trang của Hải Quan Việt Nam. Tại đây, bạn chỉ cần gõ từ khóa về hàng hóa vào thanh công cụ tìm kiếm, sẽ có rất nhiều kết quả hiện ra. Hãy nhấn chọn vào mục chứa thông tin chính xác nhất, sau đó sẽ hiện ra các phân nhóm nhỏ tiếp theo với mã code ở đầu cho bạn lựa chọn.
Căn cứ vào biểu thuế
Các hàng hóa sẽ được áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu nhất định. Căn cứ vào đó, chúng ta có thể tìm được mã HS Code dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải sử dụng excel để dùng lệnh tìm kiếm cho nhanh chóng. Bạn hãy nhấn Ctrl +F và gõ vào đó từ khóa để tìm kiếm.
Gỡ vướng nhiều quy định áp mã HS, xin mã hs code tại Quảng Nam đối với các mặt hàng XNK
Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, nhiều DN đã phản ánh những vướng mắc liên quan đến quy định áp mã, xin mã hs code tại Quảng Nam đối với các mặt hàng XNK. Nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ thông tin để các DN nắm được các quy định về chính sách pháp luật liên quan đến hải quan, Tổng cục Hải quan đã trả lời cụ thể một số vướng mắc của DN.
Công ty CP thương mại Citicom nêu, hiện tại, thép dây hợp kim NK về với mã HS 7227.90.00 đang bị áp thuế tự vệ là 15,4%, do đó, DN đã chuyển sang NK thép dây không hợp kim với mã HS 7213.91.90, thuế NK 3%. Tuy nhiên, theo thông tin DN được biết thì một số nhà sản xuất trong nước đang đề nghị Bộ Công Thương đưa thêm mặt hàng này vào danh mục hàng chịu thuế tự vệ như hàng hợp kim. Vậy Bộ Công Thương có đưa mặt hàng này vào danh mục chịu thuế tự vệ như hàng hợp kim không và nếu có thì dự kiến khi nào? Đề nghị Tổng cục Hải quan cho biết kết quả điều tra mặt hàng thép hình H và nếu thay đổi, thì khi nào áp dụng?
DN cũng cho rằng, DN đang nhập thép dây không hợp kim theo mã HS 7213.91.90, thuế NK 3%. Tuy nhiên, cũng có một mã HS khác là 9839.10.00 với mô tả hàng hóa giống hệt, có DN khác NK cùng nhà máy với DN đã sử dụng được với cùng mục đích sử dụng, thuế 0%. Vậy, DN đề nghị có hướng dẫn cụ thể chi tiết để đảm bảo các DN cạnh tranh một cách công bằng.
Liên quan đến các thắc mắc của DN, hiện nay Tổng cục Hải quan chưa nhận được thông tin về việc mặt hàng thuộc mã số 7213.91.90 đưa vào danh mục chịu thuế tự vệ và kết quả điều tra mặt hàng thép hình chữ H. Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị DN liên hệ với Bộ Công Thương để biết thông tin cụ thể.
Căn cứ chú giải chương 98 Biểu thuế NK ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ thì mặt hàng thép “không hợp kim, dạng thanh và dạng cuộn cuốn không đều, được cán nóng” thuộc nhóm 98.39 phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại một trong các tiêu chuẩn TCVN 1766:1975 và TCVN 8996:2011 (ISO 4954:1993) do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Như vậy đã có tiêu chuẩn để phân biệt thép không hợp kim thuộc nhóm 9839.10.00 và nhóm 7213.91.90, do đó, đề nghị DN nghiên cứu Nghị định số 122/2016/NĐ-CP để thực hiện đúng quy định.
Công ty TNHH Yamaha Moto Việt Nam thắc mắc sau khi có kết quả phân tích phân loại mã HS của một chi tiết NK của DN, nếu kết quả phân tích phân loại mã HS này khác với mã HS mà DN khai báo trước đó làm thuế NK của chi tiết tăng: DN có phải khai báo bổ sung mã HS của các lô hàng NK trước đó để nộp thuế bổ sung không? Thời hạn khai báo bổ sung là mấy năm trước đó? HS làm thuế NK của chi tiết giảm: DN có được khai báo bổ sung mã HS của các lô hàng NK trước đó để hoàn thuế không? Thời hạn khai báo bổ sung là mấy năm trước đó?
Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan 2014 và Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan. Đối chiếu với thắc mắc của DN, trường hợp DN khai bổ sung mã HS cho các lô hàng trước đó thì căn cứ thực tế tình trạng lô hàng để áp dụng quy định theo Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Công ty TNHH Minh Nhật đề nghị cơ quan Hải quan hướng dẫn thực hiện đối với quy định về HS code khí ga hóa lỏng đối với mặt hàng Propan và Butan.
Theo Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định tại Phụ lục V Danh mục hóa chất phải khai báo ban hành kèm Nghị định số 26/2011/NĐ-CP của Chính phủ thì mặt hàng Propan (mã số HS 271112), Butan (mã số HS 271113) thuộc số thứ tự 9 trong Phụ lục V nêu trên thì phải khai báo hóa chất NK với Bộ Công Thương trước khi thông quan. Mặt hàng“loại khác” (mã số HS 271119) không thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo theo quy định tại Phụ lục V nêu trên.
Liên quan đến quy định hướng dẫn việc giám sát đối với mặt hàng LPG XK vào Khu công nghiệp-Khu chế xuất, đề nghị DN căn cứ các quy định tại Thông tư số 69/2016/TT-BTC để thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với lượng nhiên liệu cung ứng cho DN thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam.
Công ty TNHH cơ điện lạnh và thương mại Hòa Bình – Thương Hiệu Alaske hỏi Bộ Tài chính đã có cơ chế trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm các nước trong việc phân loại áp mã số HS đối với nhiều mặt hàng mới, có nhiều chức năng sử dụng tích hợp vào trong một mặt hàng chưa? Bộ Tài chính có quy định nào giúp hỗ trợ người khai hải quan để thực hiện thống nhất theo hướng dẫn phân loại áp mã để tránh cho người khai hải quan khi NK, khi đã phân phối, khi đã hạch toán và nộp thuế không bị xem xét truy thu, truy hoàn vì áp mã chưa chính xác đối với những mặt hàng khó áp mã này không?
Về kiến nghị của DN, liên quan đến quyết định ấn định thuế, theo Tổng cục Hải quan, căn cứ Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 6/3/1998 của Chủ tịch nước, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (Công ước HS). Công ước HS là Công ước do Hội đồng hợp tác Hải quan, nay gọi là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) thông qua ngày 14/6/1983 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ.
Từ khi tham gia đến nay, Việt Nam (nói chung), Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan (nói riêng) luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về việc phân loại theo Công ước HS và thường xuyên có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các nước thành viên tham gia Công ước cũng như các hướng dẫn của WCO (thông qua việc tham gia các khóa tập huấn về phân loại áp mã trong khối ASEAN để trao đổi kinh nghiệm với các nước trong khu vực, hướng tới thống nhất cách hiểu, cách phân loại áp mã cho hàng hóa XNK (đặc biệt là các mặt hàng mới…). Ngoài ra, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan thường xuyên tham khảo các tài liệu như: Chú giải chi tiết HS 2012, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN, tuyển tập ý kiến phân loại của WCO… khi thực hiện phân loại, áp mã cho hàng hóa, với mục đích xác định chính xác, thống nhất mã HS đối với các hàng hóa XNK, nhằm tạo thuận lợi cho DN.
Tại Điều 7 và Điều 39 Luật Quản lý thuế, Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định, người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo trên tờ khai hải quan. Khoản 3 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của người khai hải quan: “Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai”.
Trong quá trình thực hiện hoạt động XNK, trường hợp DN có khó khăn, vướng mắc trong việc xác định mã số HS hàng hóa có thể liên hệ ngay với cơ quan Hải quan để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời, tránh thiệt hại cho DN. Trường hợp vẫn không thể xác định được mã HS thì có thể gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan để xin xác định trước mã số hàng hóa. Thủ tục xin xác định trước mã số HS của hàng hóa thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK.
Trường hợp có văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và các cơ quan hữu quan khác sửa đổi, hướng dẫn phân loại áp mã, làm ảnh hưởng tới quá trình khai hải quan về mã số, mức thuế và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của người khai hải quan, người nộp thuế thì thực hiện phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế kể từ ngày văn bản sửa đổi hướng dẫn phân loại có hiệu lực pháp luật theo quy định (quy định tại Điều 6, Thông tư 14/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK).
Trên đây là bài viết tư vấn về xin mã hs code tại Quảng Nam của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.