Luật Trần và Liên danh cung cấp dịch vụ làm sổ sách kế toán nhanh chóng uy tín với cương vị là một trong những dịch vụ tốt mà nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng và ưu tiên sử dụng. Cùng tìm hiểu cách thức uy tín của chúng tôi khi nhận làm sổ sác kế toán với bài viết dưới đây nhé.
Sổ sách kế toán là gì?
Kế toán là quá trình biên soạn, tổng hợp và chuẩn bị các báo cáo liên quan đến quá trình thu chi của công ty và chịu trách nhiệm kê khai và nộp các nghĩa vụ thuế cho các cơ quan chính phủ. Có lẽ, kế toán không khó. Nhưng để làm được nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác.
Sổ sách kế toán là các loại sổ sách ghi nhận tất cả các chứng từ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để tổng hợp làm các báo cáo, là tài liệu phục vụ công tác tra cứu sau này.
Sổ sách kế toán bao gồm những gì?
– Sổ kế toán tổng hợp
♦ Sổ nhật ký chung
Loại sổ này ghi nhận tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp (Tháng, Quý, Năm) dựa theo căn cứ chứng từ kế toán. Nội dung được ghi nhận vào sổ nhật ký chung phải có đầy đủ các thông tin sau:
- Ngày – tháng ghi sổ.
- Số hiệu, ngày – tháng của loại chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ.
- Nội dung tóm tắt về nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số tiền phát sinh từ nghiệp vụ kinh tế – tài chính đó.
♦ Sổ cái
Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của từng tài khoản kế toán được ghi nhận trong sổ nhật ký chung theo từng kỳ kế toán của doanh nghiệp. Việc ghi nhận thông tin vào sổ cái là để theo dõi sự biến động tăng – giảm của các yếu tố: nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí – về mặt giá trị. Nội dung ghi nhận vào sổ cái phải có đầy đủ các thông tin sau:
- Ngày – tháng ghi thông tin vào sổ
- Số hiệu, ngày – tháng của loại chứng từ kế toán làm căn cứ để ghi sổ.
- Nội dung tóm tắt các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
- Số tiền phát sinh từ nghiệp vụ kinh tế, tài chính – ghi vào phần bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.
– Sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán chi tiết là các loại sổ ghi chép cụ thể các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của các tài khoản kế toán cần được theo dõi kỹ theo yêu cầu từ hoạt động quản lý doanh nghiệp. Số liệu được ghi nhận trong sổ kế toán chi tiết được dùng để phục vụ cho mục đích quản lý từng loại nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí chưa được ghi nhận trong sổ nhật ký chung và sổ cái.
Về số lượng – kết cấu sổ kế toán chi tiết không có quy định phải tuân theo khuôn mẫu nào. Mỗi đơn vị doanh nghiệp tùy thuộc vào hệ thống tài khoản kế toán đang được áp dụng và yêu cầu quản lý mà thực hiện việc mở các loại sổ kế toán chi tiết cần thiết, ví dụ như:
- Sổ chi tiết tiền mặt
- Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng Việt Nam
- Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh
- Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng
- Sổ chi tiết chi phí sản xuất
- Sổ chi tiết doanh thu cung cấp dịch vụ
- Sổ chi tiết GTGT được khấu trừ của hàng hóa – dịch vụ
- Sổ chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
- Sổ chi tiết tiền lương
- Sổ chi tiết Quỹ Bảo hiểm xã hội
- Sổ chi tiết thu nhập doanh nghiệp…
Quy trình dịch vụ làm sổ sách kế toán tại Luật Trần và Liên danh
Mở sổ
– Việc mở sổ sách kế toán được thực hiện vào đầu kỳ kế toán năm.
– Với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động thì sổ được mở từ ngày thành lập.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và kế toán trưởng là người có trách nhiệm ký duyệt vào sổ kế toán ghi bằng tay trước ghi sử dụng hoặc file in ra từ máy tính.
– Sổ kế toán có thể để rời hoặc đóng thành quyển. Với tờ rời, vào cuối kỳ phải đóng thành tập để lưu trữ.
– Các thủ tục cần thực hiện trước khi sử dụng sổ kế toán:
+ Với sổ là tờ rời: đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi đầy đủ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ – tên sổ – tháng sử dụng – tên người giữ sổ và thực hiện việc ghi sổ. Các sổ tờ rời cần phải được phân loại, sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán để dàng tìm kiếm, tra cứu sau này. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền phải ký, đóng dấu vào tờ rời và ghi vào sổ đăng ký sử dụng thì tờ rời đó mới có giá trị sử dụng.
+ Với sổ kế toán dạng quyển: tại trang đầu của sổ phải ghi rõ tên công ty, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán, kỳ ghi sổ, ngày kết thúc ghi sổ, ngày chuyển giao cho người khác, họ tên – chữ ký người giữ và ghi sổ + người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp + kế toán trưởng. Sổ kế toán dạng quyển phải được đánh số trang rõ ràng và giữa hai trang phải được đóng dấu giáp lai.
– Giữa hai trang quyển sổ kế toán phải được đóng dấu giáp lai
Ghi sổ
– Mọi số liệu đưa vào sổ kế toán phải dựa vào các chứng từ kế toán đã đảm bảo tính pháp lý.
– Mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hình thức ghi sổ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh; điều kiện trang thiết bị và kế toán viên dựa vào đó để áp dụng:
+ Hình thức kế toán trên máy vi tính
+ Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
+ Hình thức kế toán nhật ký – chứng từ
+ Hình thức kế toán nhật ký chung
+ Hình thức kế toán nhật ký – sổ cái
Khóa sổ
Việc tiến hành khóa sổ kế toán được thực hiện trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, trong trường hợp cần kiểm kê hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước thì sổ kế toán cũng sẽ được khóa lại.
Sửa chữa thông tin trong sổ kế toán
– Với trường hợp ghi chép bằng tay, kế toán viên có thể áp dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp ghi số âm (ghi đỏ)
+ Phương pháp ghi cải chính
+ Phương pháp ghi bổ sung
– Nếu là trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy tính thì áp dụng phương pháp ghi số âm hoặc ghi bổ sung:
+ Trước khi nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước mà phát hiện có sai sót trong sổ kế toán thì tiến hành sửa chữa trực tiếp sổ kế toán của năm đó trên máy tính.
+ Nếu đã nộp BCTC rồi mới phát hiện sai sót thì bên cạnh việc sửa trực tiếp trong sổ kế toán phải ghi chú thêm nội dung sửa vào dòng cuối của sổ kế toán năm đó.
– Khi báo cáo quyết toán năm của doanh nghiệp đã được duyệt hoặc công tác thanh – kiểm tra đã kết thúc, nếu có quyết định phải sửa chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính – liên quan với số liệu đã ghi trong sổ kế toán thì nhân viên kế toán phải tiến hành sửa lại thông tin trong sổ kế toán + số dư của những tài khoản kế toán có liên quan theo phương pháp được doanh nghiệp áp dụng.
Vì sao nên lựa chon dịch vụ làm sổ sách kế toán của Luật Trần và Liên danh
– Luật Trần và Liên danh với đội ngũ luật sư và chuyên viên kế toán có kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi tự tin là đơn vị đi dầu trong lĩnh vực tư vấn kế toán thuế. Đã và đang rất nhiều doanh nghiệp rất hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại Luật Trần và Liên danh. Ngoài cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán thuế, Luật Trần và Liên danh chúng tôi cũng là chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, đặc biết là về doanh nghiệp và đầu tư.
– Chi phí tư vấn kế toán thuế tại Luật Trần và Liên danh luôn ở giá cạnh tranh. Hiện nay, trên internet có rất nhiều bài viết về cung cấp dịch vụ kế toán thuế với giá rẻ nhất, tuy nhiên đi kèm với nó là những hậu quả khó lường. Chi phí tại Luật Trần và Liên danh không phải rẻ nhất, nhưng cam kết chất lượng tư vấn lại hiệu quả nhất.
– Luật Trần và Liên danh luôn cam kết và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin kế toán của khách hàng, ngay cả khi hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán đã chấm dứt.
Những yêu cầu đối với một nhân viên dịch vụ làm sổ sách kế toán
Cẩn thận
Sổ kế toán rất quan trọng, nó liên quan đến rất nhiều tài liệu quan trọng của công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn thể hiện được những nội dung trong tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Những con số này chủ yếu liên quan đến tình hình phát triển và những con số của doanh nghiệp. Vì thế mà người lập sổ kế toán cần phải rất cẩn thận. Và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của nhân viên lập sổ kế toán.
Cẩn thận của nhân viên kế toán được thể hiện ở chỗ công việc được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Những con số quan trọng không được nhầm lẫn với nhau. Thông thường những người cẩn thận trong công việc không phải là những người chỉ cẩn thận trong công công việc mà họ còn là người cẩn thận, gọn gàng trong cuộc sống hàng ngày nữa.
Trung thực
Yêu cầu này có vẻ như không quan trọng thế nhưng nó lại là yêu cầu quan trọng nhất đối với người lập kế toán đó. Bởi vì những số liệu liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu như không làm đúng thì doanh nghiệp có thể đi đến tình trạng phá sản.
Bởi vì đơn giản một điều chính là những báo cáo tài chính từ kế toán thể hiện cho người lãnh đạo thấy bạn chính là sự phát triển của doanh nghiệp. Và nếu như người lập sổ kế toán không trung thực thì doanh nghiệp sẽ không nhìn thấy vấn đề đó. Và không thấy được là doanh nghiệp của mình đang đi lên hay đi xuống để có hướng đi phát triển mới cho doanh nghiệp mình.
Bên cạnh đó thì việc lập sổ kế toán cũng liên quan đến pháp luật, vì thế nếu như lập sai hay không đúng với tình hình thực tế của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó cũng có nguy cơ phải đối diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chính vì thế mà người lập sổ kế toán rất quan trọng. Họ cần phải thật sự trung thực trong công việc của mình để doanh nghiệp không đứng trước nhiều nguy cơ như vậy.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ làm sổ sách kế toán của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp nhanh chóng, chu đáo và miễn phí!để được tư vấn miễn phí.