Hậu quả của việc tảo hôn

hau qua cua viec tao hon

Có lẽ mỗi chúng ta đều đã từng không ít lần nghe nhắc đến cụm từ “tảo hôn” trong những cuộc trò chuyện hàng ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả trong chúng ta đều đã nắm rõ và đầy đủ về khái niệm tảo hôn là gì và nguyên nhân sâu xa, phổ biến của việc tảo hôn là gì? hậu quả của việc tảo hôn? Luật sư sẽ phân tích, giải đáp cụ thể.

Hằng ngày chúng ta đều có thể nghe đến cụm từ “tảo hôn” trong những cuộc trò chuyện hàng ngày rất nhiều. Tuy nhiên, không phải tất cả trong chúng ta đều đã nắm rõ và đầy đủ về khái niệm tảo hôn là gì và nguyên nhân sâu xa, phổ biến của việc tảo hôn là gì ?

Khái niệm hậu quả của việc tảo hôn là gì?

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích tảo hôn như sau:

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.

Như vậy, tảo hôn là hành vi thuộc một trong 03 trường hợp sau:

– Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.

– Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.

– Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.

(khoản 8 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Nguyên nhân hậu quả của việc tảo hôn

+ Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.

+ Ngoài ra, một phần nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tảo hôn vẫn diễn ra là do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.

+ Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.

+ Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.

+ Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tại một số nơi có trường hợp tảo hôn thì cũng chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu đi sự kiên quyết, bền bỉ chống lại hành vi sai trái này.

Và một số nguyên nhân khác v.v …

Quy định về hậu quả của việc tảo hôn

Vì tảo hôn thuộc một trong các trường hợp bị cấm có quy định rõ ràng tại khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Cho nên chủ thể nào cố ý thực hiện hành vi tảo hôn, cưỡng ép việc kết hôn sớm là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật và đều cần phải xử lý nghiêm khắc, đúng theo luật định.

– Khi tảo hôn sẽ có những hậu quả pháp lý sau đây có thể xảy ra, cụ thể là:

+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình

+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.

Một số hậu quả pháp lý khác v.v …

3.1 Mức xử phạt về hành chính khi tảo hôn ?

Điều 58, Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3.2 Xử lý về hình sự hành vi tảo hôn ?

Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Ví dụ về tảo hôn 

H 16 tuổi và P 15 tuổi  Khi 2 bé đang ở độ tuổi lẽ ra phải được đến trường thì  cha mẹ của các em lại bắt ép các em phải lập gia đình,  bỏ dở  việc học hành và để lo cho cuộc sống mưu sinh, gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trực tiếp lên vai của các em.

Có thể thấy đây  là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân, kết hôn không mang tính tự nguyện của đôi bên nam – nữ; chưa đủ tuổi kết hôn, tuổi đời còn quá trẻ để có thể tự mình lo cho cuộc sống hàng ngày của chính bản thân mình;

Bên cạnh đó, hành vi trên còn vi phạm quy định trong Luật trẻ em về quyền được giáo dục, đến trường học tập của chúng. Và vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội: kết hôn khi còn quá trẻ thì khi sinh con sẽ dễ gây dị dạng bẩm sinh, ảnh hưởng đến việc duy trì nòi giống sau này của toàn dân tộc.

Mục đích hướng tới của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững cũng khó có thể đạt được nếu như tình trạng tảo hôn vẫn còn tiếp diễn.

Ai có quyền hậu quả của việc tảo hôn

Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

 Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

Hội liên hiệp phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Tảo hôn không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quá lớn đối với gia định và xã hội. Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý.

Sau khi hủy kết hôn trái pháp luật từ việc tảo hôn, hậu quả pháp lý như sau:

Hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con (Nếu hai bên đã có con với nhau) được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

hau qua cua viec tao hon
hậu quả của việc tảo hôn

Tác hại và ảnh hưởng của việc tảo hôn

Có thể nhìn thấy được rằng hệ lụy của tảo hôn để lại là rất lơn ảnh hưởng đến bản thân cặp vợ chồng cũng như gia đình, xã hội trong hiện tại và tương lai. Cụ thể:

Về sức khỏe

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng, đặc biệt là các bé gái dưới 15 tuổi, nguy cơ chết trong quá trình mang thai và sinh nở cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những em bé có mẹ dưới 18 tuổi thường bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh hoặc chết non so với các em bé khác. Tảo hôn thường gây ra các hệ lụy về sức khỏe giống nòi

Về tinh thần

Khi kết hôn sớm, trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong cuộc sống gia đình, không còn được sống thật với lứa tuổi của mình. Các em không được vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật… thay vào đó là nỗi lo toan về hôn nhân, gia đình.

Về môi trường giáo dục

Các trường hợp tảo hôn thường phải nghỉ học giữa chừng, mất đi cơ hội học tập, phát triển, thiếu kiến thức xã hội, cản trở con đường phát triển tài năng, nhân cách, trí tuệ và thể chất.

Về kinh tế

Nhiều cặp vợ chồng tảo hôn không có việc làm hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, không tự chủ về kinh tế dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng gia tăng. Từ đó, kéo theo tình trạng đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ly hôn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Tảo hôn khiến tỷ lệ đói nghèo gia tăng

Về xã hội

Tảo hôn ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tăng tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật, tạo thành gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.

Tảo hôn là vấn đề xã hội phức tạp, vi phạm pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Cần có những giải pháp giảm thiểu nạn tảo hôn ở nước ta như sau:

– Tăng cường công tác truyền thông với các hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân, gia đình

– Thực thi các chính sách xoá đói giảm nghèo, giáo dục nâng cao dân trí…ở các vùng khó khăn… nâng cao mức sống cho người dân đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thuộc các bản xa xôi hẻo lánh.

– Các cấp chính quyền cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn ở địa phương. Tránh tình trạng bao che cho những người vi phạm

– Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn, mức xử phạt cao cần được thực thi trên thực tế. Xử lý nghiệm những người vi phạm để tăng sự răn đe của pháp luật, đồng thời giảm nạn tảo hôn hiên nay.

– Các bậc phụ huynh, gia đình cần dành sự quan tâm và giáo dục con cái, tránh tình trạng cha mẹ bỏ bê, buông lỏng con cái dẫn đến việc con cái sa vào những lối sống hư hỏng, ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy.

– Tác hại văn hóa

Tảo hôn sẽ làm tăng nhanh dân số và giảm chất lượng dân số ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của tất cả mọi người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, giáo dục phát triển trẻ em. Không chỉ vậy, tảo hôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đặc biệt nhất là trẻ em gái và con đường trong tương lai của nó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư pháp luật hôn nhân trực tuyến qua tổng đài điện thoại của chúng tôi để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!  

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139