Phương pháp khấu trừ

Thông tư 28/2020/tt-bca

Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là thuế GTGT), đó là phương pháp tính trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế.

Phương pháp khấu trừ thuế là phương pháp được các công ty ưu tiên lựa chọn, vì dựa vào nó, công ty cổ phần có thể khấu trừ được số thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, máy móc, nguyên vật liệu… Đây là ưu điểm lớn nhất mà các phương pháp tính thuế trực tiếp không có được.

Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với công ty cổ phần thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:

– Công ty cổ phần đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.

– Công ty cổ phần đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

– Công ty cổ phần là bên Việt Nam kê khai khấu trừ nộp thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Tuy nhiên, công ty cổ phần cần lưu ý một số vấn đề sau khi áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT:

– Trường hợp công ty cổ phần có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì công ty phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.

– Đối với công ty cổ phần đang nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có thành lập chi nhánh (bao gồm cả chi nhánh được thành lập từ dự án đầu tư của công ty), nếu chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế thì xác định phương pháp tính thuế của Chi nhánh theo phương pháp tính thuế của công ty cổ phần đang hoạt động. Trường hợp chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu hoặc chi nhánh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố cùng nơi công ty có trụ sở chính nhưng không thực hiện kê khai riêng thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của công ty.

– Đối với công ty cổ phần mới thành lập khác không thuộc các trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp.

Cách tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ

Đối với công ty cổ phần áp dụng phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp được xác định theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp 

 = 

 Số thuế GTGT đầu ra 

 – 

 Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

(i) Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.

Thuế GTGT ghi trên hóa đơn

 = 

 Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra

 x 

Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dich vụ đó

– Tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ mà thuế GTGT sẽ áp dụng mức thuế suất 0%, 5% hoặc 10%. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2024 đến hết ngày 30/6/2024, công ty cổ phần được giảm thuế GTGT từ mức thuế suất 10% giảm còn 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 94/2023/NĐ-CP.

– Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá chưa có thuế GTGT:

Giá chưa có thuế GTGT   =  

Giá thanh toán

1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

– Công ty cổ phần thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, công ty cổ phần phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.

Ví dụ: Công ty cổ phần A bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn công ty chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn.

(ii) Số thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

– Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu vào bằng giá thanh toán trừ (-) giá chưa có thuế GTGT:

Giá chưa có thuế GTGT   =   

Giá thanh toán

     1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)

– Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phải xác định theo nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào (riêng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải đáp ứng điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu).

Theo công thức trên thì: 

– Nếu số thuế GTGT phải nộp > 0 tức là số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào thì công ty phải nộp thuế, nhưng không phải trong mọi trường hợp công ty đều phải nộp thuế vì còn phụ thuộc vào số thuế GTGT được khấu trừ từ kỳ trước chuyển sang.

– Nếu số thuế GTGT phải nộp < 0 thì số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Ví dụ: Công ty X tiến hành tính số thuế GTGT phải nộp cho quý III/2023:

Số thuế GTGT phải nộp = 5 triệu (số thuế GTGT đầu ra) – 3 triệu (số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ) = 2 triệu đồng

Nhưng trong quý II/2023, Công ty còn 2 triệu đồng tiền thuế GTGT đầu vào chưa khấu trừ, nên sẽ được thực hiện khấu trừ sang quý III/2023, do đó số thuế GTGT phải nộp trong quý III là 0.

Phương pháp khấu trừ
phương pháp khấu trừ

Thuế VAT khấu trừ là gì?

Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay. Hiểu đơn giản là người nộp thuế sẽ không trực tiếp đi nộp thuế mà số tiền thuế sẽ được trừ vào thu nhập hoặc chi phí mua hàng của người nộp thuế.
Bản chất khấu trừ thuế GTGT là hình thức để xác định được số tiền thuế mà người nộp thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước đối với các sản phẩm tính thuế. Căn cứ theo Khoản 1, Điều 10, Luật Giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi năm 2013), phương pháp khấu trừ được hiểu như sau:
– Khi đi mua hàng: Doanh nghiệp chịu thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, gọi là thuế GTGT đầu vào. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chính bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
– Khi bán hàng: Người mua hàng của doanh nghiệp sẽ chịu phần thuế GTGT tính trên sản phẩm đó, gọi là thuế GTGT đầu ra. Số thuế GTGT đầu ra này chính bằng tổng số thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.

=> Số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp theo phương pháp khấu trừ bằng số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng áp dụng với các đối tượng thực hiện đầy đủ các chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về chế độ kế toán, hóa đơn và chứng từ:
– Gồm các cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm do bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tối thiểu là 1 tỷ đồng trở lên (trừ hộ, cá nhân kinh doanh).
– Cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ hộ, cá nhân kinh doanh).

Đặc điểm, vai trò và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Việc khấu trừ thuế GTGT có đặc điểm đặc trưng, vai trò quan trọng đối với quản lý thuế. Đồng thời, người nộp thuế cần nắm được điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Đặc điểm thuế VAT khấu trừ

Khấu trừ thuế GTGT có những đặc trưng cơ bản sau:

Kết quả thuế VAT khấu trừ sẽ cho con số chính xác mà người nộp thuế cần phải nộp vào ngân sách nhà nước được xác định trực tiếp dựa trên số hiệu thuế trong các khâu sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

Khấu trừ thuế VAT đầu vào là số thuế GTGT được khấu trừ dựa trên số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp mua vào.

Khấu trừ thuế VAT bán ra là số thuế GTGT được khấu trừ dựa trên số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra.

Vai trò của khấu trừ thuế GTGT

Khấu trừ thuế GTGT có vai trò như sau:
– Khấu trừ thuế GTGT phản ánh đúng bản chất của thuế GTGT, nghĩa là trực tiếp đánh vào người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ cuối cùng.
– Khấu trừ thuế giúp cơ quan thuế quản lý thuế, thu thuế dễ dàng hơn.
– Áp dụng khấu trừ thuế sẽ khiến cho hoạt động hạch toán được diễn ra minh bạch, đúng với tiêu chuẩn và quy định pháp luật đối với công tác kế toán.

Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 12, Luật Giá trị gia tăng năm 2008 (sửa đổi năm 2013), điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
– Có hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu.
– Đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên: Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
– Hàng hóa dịch vụ xuất khẩu: Ngoài đáp ứng đủ 2 điều kiện trên còn cần phải:

Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

Trên đây là tất cả thông tin được cung cấp bởi công ty luật Trần và Liên Danh về phương pháp khấu trừ. Nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline. Chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ và trả lời mọi thắc mắc của quý vị.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139