Đặt tên là một phần bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp. Làm sao chọn được tên công ty, doanh nghiệp hay, không bị trùng mà vẫn đúng quy định của pháp luật? Mời bạn tham khảo các gợi ý về cách đặt tên doanh nghiệp trong bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên Danh.
Tầm quan trọng của tên công ty
Cách đặt tên công ty hay, đúng quy định pháp luật, ý nghĩa, hợp phong thủy theo Luật doanh nghiệp mới nhất được rất nhiều người tìm kiếm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để tìm được cái tên hay đúng và ưng ý nhất.
Đặt tên doanh nghiệp định hình thương hiệu doanh nghiệp, đó là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường, giúp khách hàng nhận diện được đâu là sản phẩm, dịch vụ của mình, đâu là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ.
Cho nên trước khi đăng ký kinh doanh các bạn cần cân nhắc lựa chọn cách đặt tên công ty cho hay, ý nghĩa, đúng quy định của pháp luật và phù hợp với phong thủy để thuận lợi cho việc làm ăn sau này. Tránh việc thay đổi tên công ty sẽ gây cho công ty những trở ngại nhất định khi thương hiệu bị thay đổi.
Tên công ty không đơn giản chỉ là cái tên xuất hiện trên các văn bản pháp lý mà còn tạo ra sự khác biệt, gây ấn tượng cho khách hàng, thể hiện được loại hình kinh doanh hoặc tầm nhìn/điều doanh nghiệp muốn truyền thông, tạo nên thành công cho công ty.
Cái tên còn góp phần định hình thương hiệu và quảng cáo, cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng nhận diện sản phẩm dịch vụ công ty so với đối thủ. Vì vậy, hãy cẩn trọng, kĩ tính khi lựa chọn tên công ty cho doanh nghiệp của mình.
Quy định đặt tên chung
Bạn cần biết, theo Luật Doanh Nghiệp 2020, tên doanh nghiệp bao gồm “Tên Tiếng Việt” và “Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài (nếu có)”; ngoài ra còn “tên viết tắt”.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp (Điều 37 luật doanh nghiệp) bao gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”
– Loại hình doanh nghiệp, loại hình công ty bao gồm như: Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp
– Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Ví dụ một tên cụ thể: Công ty TNHH tư vấn Hải Hà Việt Nam
Phần loại hình: Công ty TNHH
Phần riêng: Tư vấn Hải Hà Việt Nam
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: Tên nước ngoài của doanh nghiệp không bắt buộc phải có. Còn nếu muốn dịch sang tên nước ngoài thì căn cứ vào điều 39 luật doanh nghiệp: Tên nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.
Doanh nghiệp cần lưu ý, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp.
Ví dụ tên tiếng Anh của Hải Anh là: Hải Anh Việt Nam consulting limited company.
Tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp cũng không bắt buộc. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ tên viết tắt của công ty chúng tôi: Hải Anh
Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2020, những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp như sau:
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (đối với cả tên tiếng Việt và tên tiếng nước ngoài) được quy định tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp; trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản (Điều 17 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Để tránh vi phạm điều cấm này, trước khi đăng ký tên, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hoặc có thể gửi tên cho chúng tôi, Luật Trần và Liên Danh sẽ tra cứu và tư vấn miễn phí cho quý khách.
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Cách đặt tên công ty đẹp dễ làm thương hiệu
Với kinh nghiệm tư vấn và thành lập cho hàng nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng tôi có những gợi ý như sau về việc đặt tên công ty.
Tên công ty nên có khả năng nhận biết với các công ty khác
Tìm những tên công ty đặt biệt một chút, tên công ty không quá chung chung, nhiều người đặt. Ví dụ như một số tên công ty quá nhiều người đặt như: Công ty Toàn Cầu, Hưng Thịnh, Đại Phúc….Khi đặt những cái tên công ty như vậy, tuy rằng nghe gần gũi nhưng rất dễ bị lẫn trong hàng loạt công ty đã có mặt trên thị trường.
Phần riêng của tên Công ty nên là “tên riêng” hẳn
Tên công ty nên có thành tố riêng để có thể gọi tắt được. Rất nhiều người đặt tên công ty rất chung như: Công ty TNHH thương mại và xuất khẩu; công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp; công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam…. Những tên như thế này rất khó gọi tắt, khó gọi ngắn gọn.
Như chúng tôi, đặt tên công ty có thành tố riêng hẳn là “Hải Anh” vì vậy dù tên đầy đủ là: “Công ty TNHH tư vấn Hải Anh Việt Nam” thì vẫn có thể gọi tắt là Hải Anh.
Tên công ty nên đơn giản dễ đọc, dễ viết, dễ nhớ
Khi làm thương hiệu chúng ta nên tìm tên công ty đơn giản dễ viết, có thể đọc được và cũng đơn giản dễ nhớ. Một số công ty cái tên rất dài, khó nhớ, khó viết rất bất lợi trong việc xây dựng thương hiệu.
Vì bản chất của thương hiệu trước tiên phải giúp khách hàng nhớ được nó đã. Vì vậy chúng ta nên cố gắng tìm những tên đơn giản mà đẹp rất tốt cho việc kinh doanh sau này.
Một tên công ty hay nên có thông điệp ý nghĩa trong đó
Tên công ty có thể truyền tải được một thông điệp hay một ý nghĩa lớn mà nhà sáng lập gửi gắm. Khi thành lập công ty luật, chúng tôi nghĩ tới một cái tên vừa đẹp, dễ viết, dễ đọc, dễ nhớ nhưng phải đòi hỏi hàm chứa thông điệp ý nghĩa trong đó. Công ty luật là nơi khách hàng tìm đến để được cung cấp các giải pháp. Chúng tôi như một chìa khoá để mở ra ổ khoá, nút thắt, câu hỏi của khách hàng.
Tên công ty nên dễ liên tưởng tới sản phẩm, dịch vụ cung cấp
Tên công ty nên gần với sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp. Như vậy sẽ giúp khách hàng “nhận diện” ra ngay công ty chuyên môn là gì? Ví dụ:
“Công ty TNHH dịch vụ in Tuấn Đạt” – Dịch vụ in ấn chuyên nghiệp
“Công ty CP xây dựng SK” – Công ty xây dựng…
Tên công ty có thể đăng ký nhãn hiệu logo
Chúng ta nhớ tới cà phê Trung Nguyên, gạo ST25….cũng bị một số cá nhân, tổ chức nước ngoài đăng ký nhãn hiệu trước. Điều này vô hình cản trở việc phát triển thị trường và làm thương hiêu sâu rộng.
Vì vậy khi đặt tên công ty nên kiểm tra kỹ lưỡng logo (chúng ta hay gọi là thương hiệu) có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các sản phẩm dịch vụ định kinh doanh hay không? Nếu được thì đăng ký càng sớm càng tốt để bảo vệ tài sản thương hiệu của mình. Tránh tranh chấp, mất thương hiệu về sau.
Nguyên tắc tra cứu tên công ty: Có 2 nguyên tắc cần nắm:
– Nguyên tắc 1: Khi tra cứu chỉ nhập phần tên riêng của doanh nghiệp, không nhập phần loại hình doanh nghiệp.
– Nguyên tắc 2: Nếu tên riêng của doanh nghiệp dự tính đặt nếu có các chữ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”; “Tân”; hoặc từ có ý nghĩa tương tự như: Bắc, Nam, Trung, Tây, Đông, Mới, thì khi tra cứu phải bỏ mấy từ này đi để xác định được tên chính xác của doanh nghiệp.
Hướng dẫn tra cứu tên công ty trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia:
Bước 1: Nhấp vào tra cứu tên công ty và click vào hình tra cứu theo hướng dẫn.
Bước 2: Nhập tên doanh nghiệp cần tra cứu vào ô tìm kiếm theo ví dụ hướng dẫn dưới đây
Ví dụ 1: Tra cứu tên doanh nghiệp là:” Công ty Cổ Phần Tư Vấn Phát Triển HAGF”
– Áp dụng nguyên tắc 1: Chỉ nhập vào ô tìm kiếm phần tên riêng doanh nghiệp:” Tư Vấn Phát Triển HAGF”, sau đó đợi kết quả có doanh nghiệp nào giống hay không. Nếu không có doanh nghiệp nào giống tên thì tên công ty:”Tư Vấn Phát Triển HAGF” này có thể đặt được.
Trong trường hợp này hình bên dưới thì tên này đặt được do không có doanh nghiệp nào có tên giống tên mình đang tra cứu.
Ví dụ 2: Tra cứu tên doanh nghiệp là: “Công ty TNHH Tân Hoàng Gia Phát Đại Dương”
Áp dụng nguyên tắc 1: Chỉ nhập phần tên doanh nghiệp:”Tân Hoàng Gia Phát Đại Dương”, sau đó đợi kết quả có doanh nghiệp nào giống hay không.
– Tuy nhiên vì trong tên doanh nghiệp có chữ: “Tân” nên ta phải tiếp tục áp dụng nguyên tắc 2 để tra cứu tiếp: Chỉ nhập phần tên doanh nghiệp:”Hoàng Gia Phát Đại Dương”. Lúc đó trên hệ thống sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Trong trường hợp này hình bên dưới thì không có doanh nghiệp nào có tên trùng nên có thể đặt được tên này.
Làm sao có cách đặt tên công ty không bị cấm? Làm sao có cách đặt tên hay, ưng ý, không trùng lặp, nhầm lẫn với công ty khác?
– Cần nắm được toàn bộ quy định về hướng dẫn cách đặt tên công ty mà Luật Trần và Liên Danh đã hướng dẫn chi tiết ở trên và nắm được nguyên tắc tra cứu tên công ty:
Tên công ty phải được gắn ở đâu?
– Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Thật tốt nếu bạn đã chọn được tên ưng ý vì cái tên tuy nhỏ, nhưng ảnh hưởng nhiều khi tạo dựng thương hiệu.
Còn nếu không chắc chắn lựa chọn của mình có được cấp hay không, hãy để lại tên công ty của bạn ở phần bình luận bên dưới, bộ phận pháp lý của chúng tôi sẽ kiểm tra và phản hồi trong vòng 15 phút.
Cách đặt tên công ty tương đối phức tạp, vì hiện nay các doanh nghiệp mới thành lập khó có thể có được thông tin chính xác để cập nhật được tên mình dự tính đặt cho doanh nghiệp có bị trùng hay không, đã có doanh nghiệp nào trước đó đặt hay chưa, có bị cấm hay không, do vậy Luật Trần và Liên Danh sẽ là đối tác tin cậy để hỗ trợ quý khách hoàn thành công việc thuận lợi và suôn sẻ.
Liên hệ ngay với số Hotline của Luật Trần và Liên Danh nếu Quý khách hàng vẫn còn thắc mắc về quy trình, thủ tục hay những giấy tờ cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty.