Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

nguyen tac ghi nhan doanh thu

Doanh thu có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Việc ghi nhận doanh thu là một trong những bước quan trọng giúp các chủ thể là những người làm kinh doanh có thể xác định được kết quả kinh doanh một cách rõ ràng. Trên thực tế thì căn cứ cụ thể vào nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh khác nhau. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các nguyên tắc ghi nhận doanh thu? Thời điểm ghi nhận doanh thu?

Tìm hiểu về nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Căn cứ Thông tư 133/2016/TT-BTC ta hiểu về doanh thu như sau: 

Doanh thu được hiểu là lợi ích kinh tế mà các doanh nghiệp đã thu được và nó đã làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu đã được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi doanh nghiệp đã chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, doanh thu được xác định cụ thể theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt là doanh nghiệp đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

Doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu đó trên thực tế sẽ cần phải được ghi nhận một cách đồng thời theo nguyên tắc phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, nguyên tắc phù hợp của việc ghi nhận doanh thu và chi phí tạo ra khoản doanh thu có thể xung đột với nguyên tắc thận trọng trong kế toán, thì kế toán sẽ cần phải căn cứ vào chất bản chất và các Chuẩn mực kế toán để nhằm mục đích có thể thông qua đó phản ánh giao dịch một cách trung thực, hợp lý.

Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Trên thực tế, trong giai đoạn hiện nay, ta nhận thấy, việc ghi nhận doanh thu của các tổ chức sẽ cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc kế toán mà nhà nước đã quy định cụ thể, tùy thuộc từng lĩnh vực mà cũng có những nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau, cụ thể như sau:

– Doanh thu bán hàng:

Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp bao gồm các điều kiện cơ bản như sau:

+ Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp đó phải đã chuyển giao phần lớn rủi ro cũng như lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa cho các chủ thể là người mua.

+ Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp đó không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa.

+ Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

+ Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp là doanh nghiệp cần xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

– Doanh thu cung cấp dịch vụ:

Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi doanh nghiệp đã hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi xác định được phần công việc đã hoàn thành vào thời điểm lập báo cáo.

+ Với việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu được ghi nhận khi xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch cũng như chi phí để nhằm mục đích có thể hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.

– Doanh thu từ hợp đồng kinh tế:

Doanh thu từ hợp đồng kinh tế là trường hợp ghi nhận doanh thu phức tạp hơn vì hợp đồng kinh tế có thể sẽ bao gồm nhiều giao dịch, cũng chính vì nguyên nhân đó mà việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải biết các giao dịch để nhằm mục đích có thể thực hiện việc ghi nhận doanh thu. Cụ thể có một số trường hợp phổ biến sau:

+ Trường hợp 1: Nếu hợp đồng kinh tế đưa ra quy định cụ thể về việc bán hàng cũng như hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ sau bán hàng (ngoài điều khoản bảo hành thông thường), doanh nghiệp sẽ cần phải ghi nhận riêng doanh thu bán hàng và doanh thu cung cấp dịch vụ.

+ Trường hợp 2: Nếu hợp đồng đưa ra quy định chủ thể là bên bán hàng chịu trách nhiệm lắp đặt sản phẩm, hàng hóa cho chủ thể là người mua thì khi đó, doanh thu chỉ được ghi nhận sau khi việc lắp đặt được thực hiện xong.

+ Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải cung cấp cho chủ thể là người mua hàng hóa, dịch vụ miễn phí hay chiết khấu, giảm giá, kế toán chỉ ghi nhận doanh thu đối với hàng hóa, dịch vụ phải cung cấp miễn phí đó cho đến khi đã thực hiện nghĩa vụ với các chủ thể là người mua.

Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ vào từng trường hợp mà kế toán sẽ phải linh động để nhằm mục đích có thể ghi nhận doanh thu cho đúng với các quy định của nhà nước.

– Doanh thu từ việc bán bất động sản:

Hiện nay, căn cứ theo quy định pháp luật, với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo các điều kiện sau:

+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện bất động sản đã được hoàn thành toàn bộ cũng như bàn giao cho người mua, doanh nghiệp đã chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu bất động sản cho chủ thể là người mua.

+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý bất động sản như người sở hữu bất động sản hay quyền kiểm soát bất động sản.

+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện doanh nghiệp đã thu được hay sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán bất động sản.

+ Với lĩnh vực bất động sản, việc ghi nhận doanh thu cần đảm bảo điều kiện xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán bất động sản,

Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện nay, thì các doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản mới ghi nhận doanh thu của mình.

– Ngoài những trường hợp được nêu cụ thể bên trên thì trong một số trường hợp khác việc ghi nhận doanh thu cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ cụ thể như sau:

+ Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh thu của doanh nghiệp trong trường hợp này thực chất sẽ chính là phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.

+ Đối với hoạt động dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu, doanh thu của doanh nghiệp trong trường hợp này thực chất sẽ chính là phí ủy thác đơn vị được hưởng.

nguyen tac ghi nhan doanh thu
nguyên tắc ghi nhận doanh thu

+ Còn đối với đơn vị nhận gia công vật tư, hàng hóa, doanh thu của doanh nghiệp trong trường hợp này thực chất sẽ chính là số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa nhận gia công.

+ Trong trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh thu của doanh nghiệp được xác định theo giá bán trả tiền ngay.

Như vậy, ta nhận thấy, căn cứ theo những phân tích cụ thể bên trên, có sự khác nhau về điều kiện ghi nhận doanh thu giữa các lĩnh vực, kế toán cần lưu ý kỹ để nhằm mục đích có thể thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

Thời điểm ghi nhận nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Ta nhận thấy rằng, thời điểm ghi nhận doanh thu có khác nhau ở một số trường hợp khác nhau, cụ thể những trường hợp phổ biến như sau:

– Trường hợp 1: Ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ:

Thời điểm xác định doanh thu chịu thuế được biết đến chính là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm xác định doanh thu chịu thuế là thời điểm viết hóa đơn dịch vụ. (Nếu thời điểm viết hóa đơn xảy ra trước thì lấy thời điểm viết hóa đơn, trừ dịch vụ vận tải hàng không).

– Trường hợp 2: Doanh thu hoạt động thương mại:

Trong trường hợp doanh thu hoạt động thương mại thì thời điểm ghi nhận doanh thu chịu thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho các chủ thể là người mua.

– Trường hợp 3: Doanh thu bán bất động sản:

Khi bàn giao bất động sản thì ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán lại thuế và ghi nhận chi phí liên quan hoạt động bán bất động sản được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao bất động sản đó.

– Trường hợp 4: Doanh thu trong hoạt động xây lắp:

Trong trường hợp doanh thu hoạt động thương mại thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng của hoạt động xây lắp là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền chính.

Căn cứ vào mục đích thực hiện việc ghi nhận doanh thu kế toán và doanh thu tính thuế có thể khác nhau dựa vào từng tình huống cụ thể. Doanh thu tính thuế trên thực tế chỉ được sử dụng để xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật hiện hành. Doanh thu ghi nhận trên sổ kế toán được dùng để nhằm mục đích lập Báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán và tùy theo từng trường hợp thì sẽ không nhất thiết phải bằng số đã ghi trên hóa đơn bán hàng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nguyên tắc ghi nhận doanh thu. Luật Trần và Liên Danh hi vọng hữu ích với bạn.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139