Theo pháp luật về hôn nhân và gia đình về trường hợp đơn phương ly hôn, khi có yêu cầu. Và căn cứ thỏa đáng, một bên vợ hoặc chồng có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa án giải quyết. Về việc đơn phương ly hôn trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận với bên còn lại.
Sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ tổng hợp các quy định cụ thể và chi tiết về các yêu cầu cũng như quá trình giải quyết. Việc đơn phương ly hôn theo quy định của Luật Hôn Nhân và Gia Đình hiện hành.
Về yêu cầu đơn phương ly hôn
Người có quyền yêu cầu:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời.
Là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Căn cứ yêu cầu
Theo pháp luật về Hôn nhân và Gia đình, ly hôn đơn phương sẽ được xem xét nếu có một trong các căn cứ sau:
+ Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.
+ Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Về thủ tục ly hôn khi đơn phương ly hôn
Hồ sơ ly hôn:
02 bản gốc Đơn ly hôn. Tải mẫu đơn xin đơn phương ly hôn tại đây.
Bản chính Giấy đăng ký kết hôn: Trường hợp không giữ bản chính. Thì liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp trích lục bản sao từ sổ gốc. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của hai vợ chồng trước đây đã đăng ký và được lưu giữ.
01 Bản sao có chứng thực Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;
Bản sao có chứng thực CMND/hộ chiếu của người yêu cầu;
01 bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con;
01 bản sao có chứng thực các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung/riêng. Như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở. Và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm…
01 Bản sao có chứng thực các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục:
Bước 1: Nộp đơn xin đơn phương ly hôn và các tài liệu có liên quan tại tòa án có thẩm quyền.
Lưu ý đối với ly hôn, đương sự có thể ủy quyền cho người khác nộp đơn nhưng không được ủy quyền.cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác. Yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì họ là người đại diện.
Bước 2: Tòa án xem xét đơn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn và tài liệu, chứng cứ. Kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết.
Thẩm phán yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung (nếu cần). Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án. Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ thông báo ngay cho người khởi kiện biết để. Họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án. Về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền. Tạm ứng án phí, trừ trường được được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu đơn phương ly hôn
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trường hợp không biết thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở. Cuối cùng hoặc nơi người này có tài sản để giải quyết.
Thời gian yêu cầu giải quyết đơn ly hôn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo. Bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ. Liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.
Tòa án chuẩn bị xét xử trong vòng 04 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án. Trong thời hạn này, Tòa sẽ tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Và hòa giải giữa các đương sự. Theo đó, tùy từng trường hợp, Thẩm phán sẽ ra một trong các quyết định sau đây:
+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
+ Đưa vụ án ra xét xử.
Trong các phiên hòa giải, nếu bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà. Vẫn cố tình vắng mặt thì sẽ được coi là vụ án không tiến hành hòa giải được. Theo đó, Tòa sẽ lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được.
Và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu bị đơn vắng mặt tại phiên tòa mà. Không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn.
Trường hợp có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có. Quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Về con chung
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên.sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con.cho một bên. Trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên. Tì phải xem xét nguyện vọng của con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con. Mà không ai được cản trở. Tuy nhiên, trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở.
Hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền. Yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên. Không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Mức cấp dưỡng theo thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu. Không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ. Hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà. Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu. Không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về tài sản khi đơn phương ly hôn
Vợ chồng khi ly hôn có quyền thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó. Có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án. Phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng.
Tài sản riêng
Đối với tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được. Thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ, chồng. Xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án…
Phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên.sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ. Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu. Về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ. Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Tài sản chung
Tài sản chung là những tài sản được hình thành trong quá trình hôn nhân (trừ trường hợp quy định là tài sản riêng).
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ. Trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng. Hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của. Mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng có thể được chia theo sự thỏa thuận của vợ, chồng hoặc sẽ được chia đôi. Theo sự giải quyết của Tòa án nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản. Mà vợ chồng được chia: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì. Và phát triển khối tài sản chung; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh. Và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…
Tài sản vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình khi đơn phương ly hôn
Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình. Không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào.
Công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc phân chia có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung. Của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung. Đó để chia theo nguyên tắc phân chia tài sản chung khi ly hôn.
Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không. Để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết.
Thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba. Không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.
Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên.
Trên đây là bài phân tích của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến quy định mới nhất về đơn phương ly hôn. Theo pháp luật về Hôn nhân và gia đình và các quy định khác có liên quan. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ theo hotline để được tư vấn hiệu quả nhất.