Khi nào người lao động bắt buộc phải đóng tiền BHXH bắt buộc, khi nào không phải tham gia đóng tiền bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất hiện nay. Luật Trần và Liên Danh tư vấn và phân tích những quy định pháp luật về vấn đề trên, cụ thể:
Người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Người lao động thuộc trường hợp nào thì không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ? Cảm ơn!
Trả lời:
Trường hợp 1: Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động thuộc các trường hợp sau thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Vì thế, theo phương pháp loại trừ thì những người lao động ký kết các hợp đồng sau sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội:
Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng
Hợp đồng thử việc
Trường hợp 2: Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội:
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Lái xe tự do cho Uber và Grab taxi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không ?
Thưa luật sư, Chồng tôi là lái xe tự do cho một số hãng UBER/GRAB TAXI và đôi khi thì tự chạy một mình khi có người thuê thì có phải đóng BHXH bắt buộc không ạ ?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. […]”
Căn cứ theo quy định trên, bạn có xe ôtô taxi riêng, chỉ thực hiện việc hợp tác kinh doanh với hãng taxi để chạy taxi, không giao kết hợp đồng lao động với hãng taxi, nên không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức thu nhập bình quân đóng được xác định tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.
Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Mức đóng tiền khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ?
Thưa luật sư, xin hỏi: Mức đóng của người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào ạ ? Cảm ơn!
Trả lời:
Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Mức đóng của người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại điều 85, điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Trong trường hợp của bạn, bạn và công ty phải đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng như sau:
– Mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Mức đóng của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Ngừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 24 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Tại Điều 46 Luật việc làm 2013 có quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo thông tin bạn trình bày bạn tham gia bảo hiểm xã hội được hơn 4 năm, bạn nghỉ việc từ tháng 7 năm 2014 từ đó bạn không tham gia bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật việc làm 2013 thì để bạn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập. Tuy nhiên bạn đã nghỉ việc từ tháng 7 năm 2014 do vậy hiện tại đã quá thời hạn để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Để hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn cần tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
Tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp ?
Tại Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013 có quy định điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 49. Điều kiện hưởng
Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
Tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 có quy định như sau:
Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Bạn có tham gia bảo hiểm xã hội được 04 năm và nghỉ việc từ tháng 7 năm 2014. Không rõ trước đây bạn làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc như thế nào, do vậy:
+ Nếu trước đó bạn làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013 thì nếu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2016 bạn không tham giao bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ không được cộng dồn khoảng thời gian hơn 4 năm mà bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Nếu trước đó bạn làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng thì căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm 2013 , hiện tại bạn tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội thì khi làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì bạn sẽ được cộng dồn khoảng thời gian hơn 4 năm bạn đóng trước đó.
– Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động.
– Nơi nộp hồ sơ: Trung tâm dịch vụ việc làm.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho bạn. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho bạn trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về các trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.