Trên thực tế, khi các cơ quan, tổ chức tiến hành thẩm định giá các loại tài sản theo quy định của pháp luật thì phải lập chứng thư thẩm định giá. Chứng thư thẩm định giá được lập thành văn bản và trong đó ghi rõ về kết quả của quá trình thẩm định giá. Vậy nội dung của thẩm định giá bao gồm những gì và hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về thẩm định giá tại Gia Lai.
Hoạt động thẩm định giá trên thế giới
So với các hoạt động dịch vụ khác trong xã hội, dịch vụ thẩm định giá phát triển ở mỗi nước trên thế giới có trình độ không đồng đều và sự chênh lệch nhau khá lớn. Chẳng hạn, ở Anh có hơn 200 năm, Úc khoảng 100 năm, Mỹ khoảng 70 năm; khối các nước ASEAN trừ Singapore là có gần 80 năm phát triển, tiếp đến là Malaysia, các nước khác như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Brunei chỉ phát triển trong vài mươi năm trở lại và những nước còn lại như Myanma, Lào, Kampuchia thì hầu như mới xuất hiện hoạt động này.
Để tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định giá phát triển, nhìn chung, Chính phủ các nước đều quan tâm xây dựng hành lang pháp lý, quản lý và điều hành bằng pháp luật. Định chế thẩm định giá luôn được xem là một trong những nội dung quan trọng để Nhà nước điều hành giá cả nhằm thực hiện tốt việc bình ổn giá cả thị trường, khuyến khích cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, thực hiện công bằng thương mại và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.
Trong hoạt động thẩm định giá trên thế giới hiện nay có các dạng chủ yếu sau:
Thẩm định giá bất động sản
Thẩm định giá động sản
Thẩm định giá doanh nghiệp
Thẩm định giá các lợi ích tài chính
Thẩm định giá nguồn tài nguyên
Thẩm định giá tài sản vô hình
Thẩm định giá thương hiệu
Các tiêu chuẩn, kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá, thẩm định giá tại Gia Lai
Các tiêu chuẩn trong hoạt động thẩm định giá
Ở tất cả các nước, các thẩm định viên độc lập, các công ty nhà nước và tư nhân với nhiều hình thức sở hữu khác nhau muốn được hoạt động trong lĩnh vực thẩm định giá đều phải đảm bảo đạt một số tiêu chuẩn nhất định do Chính phủ quốc gia đó quy định.
Đối với các thẩm định viên chuyên nghiệp
Do đặc điểm của hoạt động thẩm định giá liên quan đến lợi ích kinh tế của các thành phần kinh tế chủ thể kinh doanh, chủ thể sử dụng trong xã hội nên nếu muốn được xã hội thừa nhận tất yếu đòi hỏi người làm thẩm định giá phải đạt một số tiêu chuẩn và phẩm chất nhất định khi hoạt động dịch vụ này, đó là:
– Có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo và phải trải qua một số năm hoạt động về thẩm định giá.
– Là người có kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá.
– Phải tuân thủ quy tắc hành nghề thẩm định giá do Nhà nước hoặc các tổ chức nghề nghiệp quy định. Phải có đạo đức nghề nghiệp, đó là sự trung thực, sự công bằng, đảm bảo bí mật và không gây ra mâu thuẫn về lợi ích cho khách hàng.
– Phải có giấy phép hành nghề
– Các thẩm định viên, các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề, các tổ chức hành nghề thẩm định giá của từng nước luôn chú trọng nâng cao năng lực chuyên môn của người hành nghề thẩm định giá bằng nhiều biện pháp thông qua sự phân chia cấp độ thẩm định viên (người tập sự, thẩm định viên, thẩm định viên cao cấp…) để tiêu chuẩn hoá lực lượng này.
Đối với các công ty thẩm định giá:
Ở tất cả các nước, các công ty thẩm định giá muốn được cấp giấy phép hành nghề đều phải thoả một số tiêu chí nhất định do luật pháp của mỗi nước qui định. Ví dụ, tại Trung Quốc, muốn thành lập công ty thẩm định giá phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
– Phải có ít nhất ba chuyên gia đã được cấp phép hành nghề thẩm định giá và một số cộng tác viên ở các ngành có liên quan đến chuyên môn cần thẩm định như xây dựng, chế tạo máy,v.v..
– Phải có nhân sự để tổ chức đủ 5 bộ phận, bao gồm: thẩm định tài sản, kiểm toán, pháp chế, thẩm định máy thiết bị, giám định công trình xây dựng.
– Phải có đủ vốn theo luật quy định trong thành lập doanh nghiệp.
Kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá
Để kiểm soát và quản lý hoạt động thẩm định giá phát triển đúng hướng, phát huy được vai trò tích cực trong nền kinh tế, Chính phủ các nước đều quan tâm xây dựng hành lang pháp lý, quản lý và điều hành bằng pháp luật.
Hệ thống điều hành quản lý bằng luật pháp với các dạng chung là:
– Ở những nước công nghiệp phát triển, người ta chú ý xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cần thiết cho sự điều hành vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ, trong đó có dịch vụ thẩm định giá. Còn những nước đang phát triển ( ví dụ một số nước trong khối ASEAN) thì mức độ hoàn thiện hệ thống luật pháp cho hoạt động thẩm định giá phụ thuộc khá lớn vào trình độ phát triển kinh tế, năng lực điều hành của Chính phủ và thời gian ứng dụng dịch vụ này.
– Hình thành các cơ quan của Chính phủ để quản lý hoạt động thẩm định giá và các tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở các luật lệ đã ban hành. Thường các nước có một hoặc hai Bộ chịu trách nhiệm.
– Thành lập các Hội nghề nghiệp phi chính phủ. Thông qua điều lệ, tiêu chuẩn, quy định của ngành và Hội để kiểm soát và chế tài hoạt động của cá nhân và tổ chức hành nghề thẩm định giá. Nhiều nước đã giao cho tổ chức Hội chức năng quản lý và kiểm soát khá lớn. Tại Trung Quốc,Hội Thẩm định giá được Chính phủ bảo trợ thành lập, hỗ trợ kinh phí và ủy quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước như cấp giấy phép hoạt động, ban hành các tiêu chuẩn, quy tắc thẩm định giá.v.v..
Các tổ chức thẩm định giá quốc tế và khu vực
Hội là một tổ chức nghề nghiệp độc lập và phi chính phủ. Là hình thức tổ chức được các nước ưa chuộng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn phát triển trên phạm vi khu vực và thế giới. Trong phạm vi khu vực có Hội những người thẩm định giá Châu Âu (TEGoVA), Hội những người thẩm định giá Bắc Mỹ (UPAV), Hội những người thẩm định giá các nước ASEAN (AVA)….Trên phạm vi thế giới có Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVSC), và gần đây nhất là Hội Thẩm định giá quốc tế (WAVO ).
Mục đích của Hội là nhằm thiết lập tiêu chuẩn của ngành, tạo sự thống nhất trong phạm vi khu vực và toàn cầu để trao đổi thông tin, phương pháp và kinh nghiệm thẩm định, nâng cao năng lực và trình độ các thẩm định viên, hỗ trợ giữa các nước với nhau để phát triển công nghệ thẩm định giá-là công nghệ khá mới mẻ ở nhiều nước hiện nay. Dưới đây là một vài đơn cử về hoạt động của các Hội mang tính thế giới và khu vực:
Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế (International Valuation Standard Committee – IVSC) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập với mục đích là đưa ra các tiêu chuẩn thẩm định giá, hướng dẫn các phương pháp thẩm định giá, tiến tới thống nhất tiêu chuẩn quốc tế về thẩm định giá. Thành viên tham gia là các hội thẩm định giá chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, và tuân thủ các quy định của Ủy ban.
Hội thẩm định viên giá ASEAN (Asean Valuer Association – AVA) là một tổ chức phi chính phủ. Mục tiêu hoạt động của Hội là củng cố quan hệ hợp tác giữa các thẩm định viên của các nước thành viên trong khối ASEAN, triển khai và thúc đẩy sự phát triển nghề thẩm định giá trong khu vực, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá ở mỗi nước trong khu vực.
Việt Nam đã là thành viên của Hội thẩm định viên giá ASEAN, qua đó đã tham gia các Hội nghị thường niên, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá,….
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tại Gia Lai
Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá tại Gia Lai:
Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước; và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá tại Gia Lai:
Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
Thực hiện chế độ báo cáo;
Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp về thẩm định giá tại Gia Lai
Huỷ bỏ hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản quy định ra sao?
– Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ; mà các bên đã thỏa thuận;
Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
Trường hợp khác do luật quy định (ví dụ thoả thuận)
– Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
– Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi nào hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản vô hiệu?
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
– Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
– Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
– Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
– Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
– Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Quy định về kết quả thẩm định giá tài sản ra sao?
– Kết quả thẩm định giá được sử dụng làm một trong những căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và các bên liên quan xem xét, quyết định hoặc phê duyệt giá đối với tài sản.
– Việc sử dụng kết quả thẩm định giá phải đúng mục đích ghi trong hợp đồng thẩm định giá hoặc văn bản yêu cầu thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Kết quả thẩm định giá chỉ được sử dụng trong thời hạn có hiệu lực được ghi trong báo cáo kết quả thẩm định giá và chứng thư thẩm định giá.
Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tại Gia Lai của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.