Công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Hiện nay công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật được quy định như thế nào?

Dưới đây đội ngũ Luật sư giỏi về thừa kế tại Hà Nội của Luật Trần và Liên Danh xin chia sẻ với bạn đôi chút về vấn đề này mời các bạn cùng tham khảo.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay muốn luật sư, chuyên viên pháp lý của công ty chúng tôi giải đáp rõ hơn mời bạn liên lạc theo Hotline của công ty bên dưới nhé.

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Đối với trường hợp di chúc có hiệu lực theo quy định của pháp luật: đảm bảo điều kiện hợp pháp và thời điểm mở thừa kế được mở. Cách thức phân chia dưới đây áp dụng đối với di chúc hoặc phần di chúc có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp thứ nhất:

Đối với những tài sản theo quy định phải đăng ký để xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng của chủ sở hữu tài sản như: Nhà đất, phương tiện giao thông… thì những người thừa kế tiến hành việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc tại phòng công chứng.

Sau khi hoàn tất thủ tục kê khai, kiểm tra hiệu lực pháp luật của di chúc, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu về tài sản, giấy tờ tài liệu về nhân thân người chết, giấy tờ nhân thân của người hưởng thừa kế theo di chúc, Phòng công chứng tiến hành thủ tục niêm yết công khai về việc phân chia di sản theo di chúc tại UBND xã phường nơi có tài sản nếu là nhà đất, hoặc nơi người chết cư trú cuối cùng;

Nếu không có tranh chấp hoặc ý kiến phản đối của người thứ ba bất kỳ về việc phân chia di sản, Phòng công chứng tiến hành thủ tục khai nhận di sản theo nội dung của di chúc;

Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng, những người thừa kế nộp hồ sơ tại các cơ quan liên quan đến việc tính thuế, lệ phí và đăng ký sang tên tài sản thừa kế như:

– Đối với tài sản thừa kế là nhà đất: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký nhà đất nơi có nhà đất đó để tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ từ người chết sang cho những người được hưởng thừa kế;

– Đối với tài sản khác phải đăng ký khác: Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp giấy phép, và cơ quan thuế để tính thuế, lệ phí trước bạ sang tên.

Trường hợp thứ hai:

Đối với các tài sản mà pháp luật không bắt buộc phải đăng ký xác lập quyền sở hữu thì ngay sau khi công bố di chúc, những người thừa kế được quyền phân chia tài sản ngay.

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Trường hợp này áp dụng đối với phần di chúc bị vô hiệu và thừa kế không có di chúc, cụ thể:

Điều 651 Bộ luật dân sự 2015: Người thừa kế theo pháp luật

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  1. b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  2. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản; trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản; Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định;

Nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Tư vấn vấn đề thừa kế theo di chúc?

Chào luật sư, xin hỏi: Trong trường hợp cha tôi sau này mất mà ông ấy có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản gồm động sản và bất động sản cho con riêng (hoặc bất kỳ người khác ở ngoài) thì tôi có thể khởi kiện để đòi quyền thừa kế được không?

Tôi là con một trong nhà. Xin cảm ơn.

Trả lời:

Trong trường hợp cha bạn mất đi để lại di chúc chia di sản cho 1 người khác không phải bạn:

– Nếu di chúc đó hợp pháp, người có tên trong di chúc sẽ được hưởng số tài sản được chia. Trường hợp này, bạn không có quyền thừa kế.

Nếu di chúc đó hợp pháp nhưng tại thời điểm phân chia di sản, bạn là con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động thì theo quy định tại điều 644 BLDS 2015 thì bạn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp bạn không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

– Nếu di chúc của cha bạn không hợp pháp, bị tuyên bố vô hiệu thì phần di sản của cha bạn sẽ được chia theo quy định về pháp luật.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật gồm có:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì mẹ bạn và bạn sẽ được chia phần di sản thừa kế bằng nhau. Trong trường hợp mẹ bạn đã mất thì bạn sẽ được hưởng toàn bộ phần di sản trên.

Hướng dẫn chia thừa kế tài sản không có di chúc?

Xin chào Luật sư, Gia đình tôi có 05 anh chị em: 03 con gái và 02 con trai; chị lớn đầu, đến anh, đến 02 chị và đến tôi. Cách đây 02 tháng anh tôi mất vì bệnh hen mãn tính, co thắt gấp dẫn đến ngừng thở.

Anh ra đi để lại Vợ và 01 con gái 09 tuổi. Trước khi mất không có di chúc, tài sản để lại bao gồm: cổ phần công ty cũ làm việc, xe ô tô Vios 2016 (mang tên anh), xe máy Yamaha Jupiter (mang tên anh), và căn hộ chung cư đang ở (đang trong quá trình trả góp, còn 2,3 lần thanh toán nữa – chưa có sổ đỏ).

Hiện nay Vợ anh muốn làm thủ tục thừa kế, cũng một phần là muốn rút được tiền cổ phần về để trả đợt thanh toán tiếp theo.

Theo tôi tìm hiểu thì Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật có quy định tại mục 1 khoản a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm:

vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; thì như vậy khi làm thủ tục thừa kế gia đình có ý định là để Bố tôi, là Bố đẻ của người mất đứng tên cùng với Vợ anh tôi trong các giấy tờ tài sản như ô tô, căn hộ chung cư (phần nào cũng là đảm bảo cho cháu là con gái anh về sau nếu có vấn đề gì xảy ra).

Theo luật như vậy có đúng không và có vướng mắc gì trong quá trình làm thủ tục không?

Xin công ty tư vấn giúp. Xin cám ơn!

Trả lời:

Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

Cách thức phân chia di sản.

Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Như vậy, sau khi anh trai bạn mất, theo quy định của pháp luật, bố mẹ bạn nếu còn sống, chị dâu bạn và con gái sẽ được chia phần di sản bằng nhau. Những người này có thể thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế.

Cách thức thực hiện khai nhận di sản: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.

Thành phần hồ sơ:

– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch.

– Dự thảo văn bản khai nhận di sản (trường hợp tự soạn thảo);

– Bản sao giấy tờ tùy thân;

– Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

– Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139