Ly hôn đơn phương nhanh nhất

ly hôn đơn phương nhanh nhất

Thủ tục ly hôn đơn phương thường phức tạp hơn, khó khăn hơn so với thủ tục ly hôn thuận tình. Người yêu cầu ly hôn luôn mong muốn vụ việc đươc giải quyết nhanh gọn nhất có thể để tránh mệt mỏi, phiền toái cho cả đôi bên.

Luật Trần và Liên Danh với dịch vụ giải quyết ly hôn đơn phương nhanh nhất, việc ly hôn của quý khách sẽ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý.

Ly hôn đơn phương thì tài sản chia theo tỷ lệ như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi muốn ly hôn chồng tôi, con cái chúng tôi đã lớn và có công việc ổn định. Tuy nhiên chúng tôi không thỏa thuận chia được tài sản chung là một ngôi nhà có giá trị khoảng 2 tỷ và 1 tỷ tiền gửi ngân hàng.

Trong đó tôi có đóng góp công sức nhiều hơn. Tôi xin hỏi tôi đơn phương xin ly hôn thì chia tài sản sẽ theo tỷ lệ như thế nào? Nếu chồng tôi nhất định không chịu ly sẽ giải quyết thế nào?

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, trong trường hợp chồng bạn không đồng ý ly hôn thì bạn có thể xin ly hôn theo thủ tục đơn phương ly hôn như sau:

 Tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì bạn hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

“… Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn…”.

Sau đó, khi bạn đơn phương ly hôn thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải, trong quá trình hòa giải tại tòa án mà chồng bạn không đồng ý ly hôn trong khi bạn vẫn giữ quyết định ly hôn hoặc ngược lại thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và xem xét, giải quyết việc ly hôn của bạn.

Hồ sơ xin đơn phương ly hôn bao gồm:

– Đơn xin ly hôn;

– Bản sao Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (có công chứng);

– Bản sao sổ hộ khẩu (có công chứng);

– Giấy khai sinh (bản sao) của con chung;

– Giấy tờ khác chứng minh tài sản chung: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ tiết kiệm…

Thứ hai, việc chia tài sản chung của 2 vợ chồng

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Do hai vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được về việc chia tài sản nên sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản chung của hai vợ chồng là:

+ Căn nhà có giá trị 2 tỉ đồng sẽ đươc chia theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu trên.

Theo đó, trong trường hợp của bạn thì tài sản chung là ngôi nhà sẽ được chia đôi, có tính đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

Để chứng minh được mình góp công sức nhiều hơn để đươc chia phần tài sản xứng đáng với công sức của mình bạn phải đưa ra các dẫn chứng để chứng minh mình đóng góp công sức nhiều hơn vào ngôi nhà của 2 vợ chồng bạn.

+ Về tài khoản tiết kiệm 1 tỷ đồng thì Tòa án cũng phân chia tương tự như căn nhà đó là theo nguyên tắc chia đôi.

ly hôn đơn phương nhanh nhất
ly hôn đơn phương nhanh nhất

Cách thức để ly hôn đơn phương nhanh nhất

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Tôi muốn xin tư vấn về việc đơn phương ly hôn cho anh trai tôi như sau: Anh trai tôi cưới vợ năm 2014, hiện tại không có con. Trong quá trình chung sống, anh trai tôi cảm thấy cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt, không hạnh phúc nên muốn ly hôn.

Tháng 7/2014, anh trai tôi có đề cập ly hôn với vợ nhưng vợ anh trai tôi không đồng ý. Gần đây, anh trai tôi có tìm hiểu luật về vấn đề ly hôn đơn phương nhưng không tìm được lý do phù hợp theo luật. Anh trai tôi muốn đơn phương ly hôn có được không? Và thủ tục có phức tạp không? Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Điều 51 Luật Hôn hân và gia định 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu một bên: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, trường hợp của gia đình anh trai bạn, do cuộc sống hôn nhân tẻ nhạt, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kéo dài, anh trai bạn cũng đã đề cập đến vấn đề ly hôn với chị dâu bạn, song không được đồng ý, vì vậy, anh trai bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn đơn phương.

Để ly hôn đơn phương, anh trai bạn yêu cầu tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ đang cư trú và chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn gồm:

– Đơn khởi kiện vè vấn đề ly hôn đơn phương (theo mẫu của Tòa án).

– Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

 – Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (bản sao chứng thực) của anh trai bạn.

 – Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

Thời gian giải quyết vụ án đơn phương từ 4 tháng đến 6 tháng.

Ly hôn đơn phương được không khi không biết nơi cư trú?

Thưa luật sư, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: em đã lập gia đình được 5 năm, vợ chồng em sống chung với bên ngoại, anh vẫn chưa nhập khẩu vào hộ khẩu nhà em. Trong thời gian 5 năm sống chung, chồng em có bài bạc cá độ, lương đưa về tháng thiếu tháng không.

Giờ sức chịu đựng của em đã không còn nên có nói lại với gia đình (vì trước giờ em vẫn giấu) và gia đình đã đuổi anh đi được 6 tháng. Nay em muốn làm đơn ly hôn nhưng anh ấy kiên quyết không ký.

Em làm đơn ly hôn đơn phương nhưng lại không biết anh ấy đang cư trú ở đâu. Giờ em phải làm sao để nộp đơn nơi bị đơn cư trú và có thể giải quyết tình trạng hôn nhân này. Hộ khẩu thường trú của anh ấy ở tận Bình Thuận, em thì không thể đi ra ngoài ấy được.

Trả lời:

Căn cứ Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ và Đièu 12 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về nơi cư trú của công dân thì bạn có thể nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Toà án nhân dân quận nơi chồng bạn cư trú, làm việc.

Theo quy định của pháp luật nơi cư trú là nơi chồng bạn thường trú hoặc tạm trú. Tuy nhiên vì bạn không xác định được nơi cư trú của chồng bạn thì bạn nộp đơn khởi kiện tại nơi chồng bạn đang sinh sống và có xác nhận của Công an của công an xã, phường, thị trấn.

Bạn có thể làm đơn yêu cầu Toà án xác minh chỗ ở của chồng bạn đang sinh sống khi nộp hồ sơ ly hôn tại Toà.

Thủ tục hồ sơ ly hôn đơn phương gồm có:

– Đơn xin ly hôn, có chữ ký của chị.

– Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh của con;

– Bản sao có chứng thực CMND, sổ hộ khẩu của chị;

– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, thì chị phải xin xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký kết hôn.

Vấn đề nộp án phí khi ly hôn

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, mức án phí khi ly hôn cụ thể như sau:

– Án phí cho một vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng;

– Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì ngoài mức án phí 300.000 đồng, đương sự còn phải chịu án phí với phần tài sản có tranh chấp, được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp.

Trên đây là những thông tin tư vấn về thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp Quý bạn đọc có cái nhìn bao quát nhất về vấn đề pháp lý này. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Luật Trần và Liên Danh theo Hotline hoặc để lại thông tin để được các chuyên viên của chúng tôi, đội ngũ của chúng tôi sẽ chủ động liên hệ tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139