Thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp mới nhất

chuyển nhượng công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh chủ sở hữu, thành viên công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần tham gia thành lập, điều hành công ty có quyền chuyển nhượng công ty cho tổ chức, cá nhân khác bằng hình thức chuyển nhượng vốn góp, cổ phần và thay đổi chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty. Tùy thuộc vào từng loại hình công ty, hồ sơ thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp sẽ khác nhau.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Công ty cần chuẩn bị 2 bộ hồ sơ gồm hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần của công ty.

Hồ sơ thay đổi Đăng ký kinh doanh gồm

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển nhượng vốn;
  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty;
  • Điều lệ công ty sửa đổi;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Quyết định của Hội đồng thành viên
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên;
  • Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Danh sách thành viên của công ty;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

Đối với công ty cổ phần

Lưu ý: Đối với công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP trường hợp chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp không cần phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chỉ thực hiện chuyển nhượng trong nội bộ doanh nghiệp, hồ sơ gồm có:

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông nhận chuyển nhượng;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng;
  • Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
  • Điều lệ công ty sửa đổi;
chuyển nhượng công ty
chuyển nhượng công ty

Lưu ý:

  • Trường hợp chuyển nhượng vốn góp đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của công, doanh nghiệp cần bổ sung thêm văn bản: Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
  • Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức có tư các pháp nhân, doanh nghiệp cần bổ sung: Văn bản ủy quyền đại diện quản lý phần vốn góp; Bản sao công chứng đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mua phần vốn góp; Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của cá nhân đại diện quản lý phần vốn góp, trong thành phần hồ sơ.

Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân

Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân được áp dụng cho tất cả các loại hình công ty bao gồm:

  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ khai thuế: Trường hợp chủ sở hữu ủy quyền cho công ty đi nộp hồ sơ.
  • Chứng từ liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp như: phiếu thu, chi tiền, sổ hạch toán tài khoản 411,111…
  • Giấy giới thiệu.

Lưu ý:

Trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân thì khoản thu từ hoạt động chuyển nhượng vốn sẽ được tính vào thuế thu nhập doanh nghiệp và doanh nghiệp có nghĩa vụ kê khai vào tờ khai tạm tính theo quý và quyết toán theo năm.

Quý khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin: tên công ty, mã số doanh nghiệp, thông tin của chủ sở hữu mới.

Thủ tục chuyển nhượng công ty

Bước 1: Ký hồ sơ chuyển nhượng vốn góp và thanh toán giá trị chuyển nhượng

  • Đối với cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có thể thanh toán qua hai hình thức: chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán bằng tiền mặt.
  • Đối với tổ chức là doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn không được sử dụng tiền mặt để thanh toán khi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, theo quy định tại Điều 2 Thông tư 09/2015/TT-BTC doanh nghiệp thanh toán bằng hình thức sau:
  • Thanh toán bằng Séc;
  • Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
  • Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh, kê khai thuế thu nhập cá nhân

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thay đổi đăng ký kinh doanh, công ty có nghĩa vụ thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng, cá nhân hoặc công ty phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân chuyển nhượng tại cơ quan thuế quản lý.
Lưu ý về nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính như sau
  • Đối với công ty TNHH:
  • Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất 20%

Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn góp

  • Đối với Công ty Cổ phần:
  • Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần  x  Thuế suất 0,1%

Bước 3: Nhận kết quả Đăng ký kinh doanh hoàn thành thủ tục chuyển nhượng công ty

Quý khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Trần và liên danh sẽ nhận được kết quả trong thời gian 05-08 ngày làm việc đối với thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh, 10-15 ngày làm việc đối với thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân.

lưu ý khi chuyển nhượng Công ty

Việc mua bán doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là việc mua bán cổ phần, phần vốn góp rồi làm thủ tục đăng ký kinh doanh là hoàn tất. Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn trong lĩnh vực mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chúng tôi cho rằng, thủ tục đăng ký kinh doanh

Ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân, các loại hình doanh nghiệp còn lại như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh đều là những pháp nhân độc lập, nên việc chuyển nhượng Công ty không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ đối với bên thứ ba, mà chỉ làm thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp A ký hợp đồng thi công xây dựng công trình với Doanh nghiệp B. Sau khi hoàn tất chuyển nhượng công ty, toàn bộ cổ đông cũ của doanh nghiệp A thoái vốn và thay thế bằng các cổ đông mới. Tuy nhiên, hợp đồng giữa Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B vẫn còn tồn tại, và hai bên vẫn thực hiện các quyền và nghĩa vụ như đã quy định tại hợp đồng. Các cổ đông mới của Doanh nghiệp A không được quyền từ chối thực hiện hợp đồng đã ký với Doanh nghiệp B.

Do không làm thay đổi tư cách pháp nhân, nên kể cả khi chuyển nhượng thì các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thay đổi. Do vậy, đối với bên mua, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

(i). Trước khi quyết định mua lại Công ty, cần thực hiện việc thẩm định pháp lý, tài chính, tài sản của Công ty để xác định chính xác các khoản nợ, gánh nặng và nghĩa vụ trước và tại thời điểm chuyển nhượng. Việc thẩm định này không chỉ đảm bảo bên mua có quyết định chính xác nhất về việc có nhận chuyển nhượng Công ty hay không mà còn quyết định vấn đề về giá chuyển nhượng, về ràng buộc trách nhiệm của bên bán đối với các nghĩa vụ còn tồn đọng của doanh nghiệp. Trong đa số các trường hợp chuyển nhượng Công ty, các chủ sở hữu cũ vẫn phải gánh trách nhiệm đối với một số nghĩa vụ của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng. Những nội dung như vậy, cần đưa vào hợp đồng chuyển nhượng.

Gợi ý:

Bên mua hoặc bên bán có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các Luật sư tư vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Hiện có khá nhiều Công ty luật tại Hà Nội và Công ty luật tại Tp. Hồ Chí Minh có thể cung cấp dịch vụ này nên bạn có thể tìm hiểu kỹ để lựa chọn. Tuy nhiên, không phải Luật sư nào cũng có thể cung cấp dịch vụ thẩm định một cách đảm bảo, bởi mỗi Luật sư sẽ có lĩnh vực hành nghề khác nhau. Luật sư tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ hỗ trợ các bên soạn thảo hợp đồng và vạch ra lộ trình thực hiện các công việc một cách phù hợp nhất.

Nếu bạn có nhu cầu tìm Luật sư chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp.

(ii). Việc chuyển nhượng Công ty không làm thay đổi các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới cán bộ, nhân viên của Công ty. Do đó, cùng với kế hoạch tiếp nhận doanh nghiệp, các bên cần có một kế hoạch sử dụng nhân sự một cách hợp lý, tránh trường hợp gây hoang mang, dao động tâm lý hoặc chảy máu chất xám. Mặc dù đây không phải là vấn đề có tính pháp lý, nhưng là vấn đề thực tiễn mà chúng tôi thường gặp.

(iii). Sau khi hoàn thành việc chuyển nhượng (hoặc khi đủ điều kiện theo hợp đồng chuyển nhượng), bên mua tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông/ Hội đồng thành viên để bầu lại các chức vụ quản lý Công ty, như thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch …… Các thủ tục nội bộ này là cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, đảm bảo sự an toàn trong quản trị nội bộ của doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về việc chuyển nhượng đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH và Công ty hợp danh; và chỉ có quy định về bán doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho cá nhân, tổ chức khác. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.

Việc chuyển nhượng doanh nghiệp đối với các loại hình Công ty cổ phần, Công ty TNHH và Công ty hợp danh được thực hiện theo thủ tục chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp.

Trên đây là bài viết về chuyển nhượng doanh nghiệp, mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với LUẬT TRẦN VÀ LIÊN DANH! để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139