Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang

dich vu ly hon voi nguoi nuoc ngoai tai kien giang

Hồ sơ ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang gồm những giấy tờ gì? Thủ tục ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang thực hiện như thế nào? Sử dụng dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang ở đâu uy tín?

Sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang cùng với những quy định liên quan qua bài viết sau đây. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Kiên Giang là gì?

Căn cứ theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp cụ thể như:

– Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

– Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

– Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người nước ngoài

Theo Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được quy định như sau: 

(1) Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

  1. a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
  2. b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
  3. c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

(2) Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

  1. a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
  2. b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
  3. c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
  4. d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.

(3) Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

(4) Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Tiếp theo là Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

  1. a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
  2. b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
  3. c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Trong trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang

Do có hai hình thức ly hôn với tính chất hoàn toàn khác nhau nên tùy từng hình thức, các cặp vợ, chồng sẽ sử dụng hai loại đơn ly hôn khác nhau để gửi đến Tòa.

– Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình: Sử dụng mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….., ngày ….. tháng …. năm ………

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)

Kính gửi: Tòa án nhân dân ……………………………………………………..

Họ tên người yêu cầu:

  1. Tên chồng: ………………………………….. Sinh năm: …………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

  1. Tên vợ: ………………………………….. Sinh năm: ………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau: 

  1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:

– Về quan hệ hôn nhân: ………………………………………………………….

– Về con chung:………………………………………………………………………………………….

– Về tài sản chung: ……………………………………………………………………………………

– Về công nợ:…………………………………………………………………………………………….

  1. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên: ………….
  2. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:…………..
  3. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyế:………….…………………………………………………………..
  4. Thông tin khác:……………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:

  1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
  2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
  3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
  4. Đăng ký kết hôn
  5. Một số giấy tờ khác có liên quan

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực. 

NGƯỜI YÊU CẦU

 

 

                  Vợ                                                        Chồng

– Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương: Sử dụng mẫu đơn khởi kiện ban hành kèm Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm ………


ĐƠN KHỞI KIỆN

(v/v: Ly hôn)

 

Kính gửiTÒA ÁN NHÂN DÂN (1) ………………………………….………..

Người khởi kiện:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ:………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người bị kiện:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):………………………………………………………………………………….

Địa chỉ…………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Toà án nhân dân (1)………… giải quyết những vấn đề sau đối với bị đơn: 

1.Về quan hệ hôn nhân: (2) ………………………………………………………………………..

  1. Về con chung: (3) ……………………………………………………………………………………

3 – Về tài sản : (4) ………………………………………………………………………………………

4 –Về công nợ: (5) ………………………………………………………………………………………

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

  1. Chứng minh nhân dân (bản chứng thực)
  2. Sổ hộ khẩu (Bản chứng thực)
  3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
  4. Đăng ký kết hôn
  5. Một số giấy tờ khác có liên quan

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (6) …………………………………………………………………………………………………         

Trên đây là toàn bộ những yêu cầu của tôi, đề nghị tòa án xem xét, giải quyết. Ngoài ra tôi không khiếu nại gì thêm, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Kính mong quý Tòa xem xét giải quyết trong thời hạn luật định.

Tôi xin trân trọng cảm ơn !

NGƯỜI KHỞI KIỆN

                                            

Chú thích:

  1. Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B, nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

  1. Trình bày lý do, yêu cầu về việc giải quyết ly hôn đơn phương và kết quả của cuộc hôn nhân là: “tình cảm vợ chồng đã không còn, đời sống chung cũng đã mất, mục đích hôn nhân không đạt được”.
  2. Trình bày rõ hai vợ chồng có mấy người con, yêu cầu được nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với từng người con, nhu cầu và quyết định của người con (nếu theo luật phải hỏi ý kiến của cháu bé)….
  3. Khi có tài sản chung, muốn phân chia tài sản như thế nào thì ghi rõ đề nghị tại mục này. Còn nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
  4. Nếu trong quá trình sinh sống, hai vợ chồng có công nợ chung gì nếu muốn Tòa án phân chia thì cũng nêu rõ. Nếu không có thì ghi rõ không có và không yêu cầu Tòa án chia.
  5. Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án

Ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…

Ghi những nội dung gì trong đơn ly hôn?

Về cơ bản, khi hai vợ, chồng muốn ly hôn thì sẽ yêu cầu giải quyết các vấn đề sau đây:

– Chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ, chồng;

– Giải quyết quyền nuôi con và cấp dưỡng (nếu hai người có con chung);

– Phân chia tài sản chung vợ chồng (nếu hai người có tài sản chung hoặc tài sản chung với gia đình);

– Phân chia công nợ, nợ nần, nghĩa vụ tài sản… của vợ, chồng với người khác (nếu có).

Tuy nhiên, với hai hình thức đơn phương và thuận tình, yêu cầu cụ thể hai vợ, chồng gửi đến Tòa án sẽ khác nhau. Cụ thể:

– Thuận tình ly hôn: Vợ, chồng yêu cầu Tòa án công nhận những thỏa thuận nêu trên của hai vợ, chồng về quan hệ hôn nhân, con cái, tài sản và công nợ. Đồng nghĩa, những vấn đề cần giải quyết, hai vợ, chồng đã thỏa thuận được với nhau và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận điều đó thông qua một quyết định có hiệu lực pháp luật.

– Đơn phương ly hôn: Khi hai vợ, chồng không thỏa thuận được, không có sự thống nhất về các vấn đề nêu trên thì Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để giải quyết có chấp nhận cho hai vợ, chồng ly hôn hay không.

dich vu ly hon voi nguoi nuoc ngoai tai kien giang
dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang

Nộp kèm đơn ly hôn là những giấy tờ gì?

Bởi những yêu cầu trong đơn ly hôn được nêu ở trên nên khi nộp đơn ly hôn, hai vợ chồng cần phải nộp kèm theo đơn ly hôn những giấy tờ, tài liệu sau đây:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn thì có thể xin cấp bản sao hoặc đăng ký lại.

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Trường hợp không có, vợ/chồng thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.

– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) như Sổ đỏ; hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế chung…

Đơn ly hôn viết tay có được Tòa án chấp nhận không?

Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự cũng như Luật Hôn nhân và Gia đình, khi hai vợ chồng quyết định ly hôn thì tùy theo hình thức ly hôn đơn phương hay thuận tình mà chọn mẫu khác nhau.

Mặc dù các mẫu đơn ly hôn hiện đang được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, pháp luật không bắt buộc phải thực hiện theo các mẫu này.

Điều đó đồng nghĩa, dù thuận tình hay đơn phương thì đơn ly hôn viết tay vẫn sẽ được Tòa án chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức gồm các nội dung:

– Ngày, tháng, năm làm đơn.

– Tên Tòa án nhận đơn.

– Họ tên, nơi cư trú, số CMND (hộ chiếu) của vợ, chồng.

– Nội dung xin ly hôn gồm: Về con chung; Về tài sản chung;

– Họ tên và chữ ký của người viết đơn…

Trên đây là tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về vấn đề dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tại Kiên Giang mới nhất. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139