Thủ tục đăng ký Địa điểm kinh doanh

Thủ tục đăng ký Địa điểm kinh doanh

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh với Sở kế hoạch – Đầu tư là thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính đã đăng ký của công ty như: mở văn phòng giao dịch, nhà hàng, xưởng sản xuất, nhà kho, trung tâm tư vấn… So với các hình thức đơn vị phụ thuộc khác như chi nhánh hay văn phòng đại diện, khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đăng ký, quản lý, kê khai nhưng vẫn đáp ứng được điều kiện kinh doanh để thực hiện kinh doanh ngoài trụ sở chính.

Vì việc đăng ký cho địa điểm kinh doanh doanh là bắt buộc, vì vậy khi có giấy phép đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước khi có kiểm tra, thanh tra. Ngoài ra, các khoản chi phí của địa điểm kinh doanh cũng sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp để hạch toán thuế…

Địa điểm kinh doanh là gì

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020, Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể, không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Theo Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Như vậy, từ ngày Nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/10/2018 thì đã bãi bỏ việc doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh, bây giờ doanh nghiệp hoàn toàn có thể lập địa điểm kinh doanh ở trong hoặc ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính, mà không phải làm thủ tục lập chi nhánh trước rồi mới lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh nếu khác tỉnh với trụ sở chính như trước đây.

So sánh địa điểm kinh doanh với chi nhánh, văn phòng đại diện

Điểm giống nhau

  • Đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.
  • Hồ sơ – quá trình thành lập gần như tương đồng.
  • Không giới hạn số lượng thành lập.

Điểm khác nhau 

Tiêu chí

Chi nhánh

Văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh

Khái niệm

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

Chức năng kinh doanh

Có.

Không.

Có.

Ngành nghề kinh doanh

Được đăng ký tất cả các ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký

Chỉ được đại diện theo ủy quyền

Được đăng ký một số ngành nghề mà trụ sở chính đã đăng ký.

Địa điểm

Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)

Có thể đặt khác tỉnh/thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, có thể được thành lập trong nước và nước ngoài. (khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020)

Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh (điểm a khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)

Con dấu, giấy phép hoạt động

– Có con dấu riêng (khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020);

– Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

– Có con dấu riêng (khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020);

– Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

– Không có con dấu riêng.

– Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng

Về đặt tên

Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)

Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)

Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh (Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020)

Ký kết hợp đồng;

xuất hóa đơn

– Được phép ký hợp đồng kinh tế;

– Được phép sử dụng và xuất hóa đơn.

– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

– Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Nghĩa vụ thuế

– Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

– Hạch toán độc lập (phải có hóa đơn riêng)  hoặc hạch toán phụ thuộc.

 

– Có mã số thuế riêng 13 số trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

– Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn

– Kê khai thuế độc lập với công ty tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện quản lý;

– Hạch toán phụ thuộc.         

– Không có mã số thuế riêng (khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP);

– Địa điểm cùng tỉnh với trụ sở chính: Trụ sở chính kê khai và nộp thuế;

– Địa điểm khác tỉnh với trụ sở chính: đăng ký mã số thuế phụ thuộc và kê khai tại Cục thuế địa phương;

– Hạch toán phụ thuộc.

Các loại thuế, phí phải nộp

– Lệ phí môn bài;

– Thuế Giá trị gia tăng;

– Thuế thu nhập doanh nghiệp;

– Thuế thu nhập cá nhân.

– Thuế thu nhập cá nhân.

– Lệ phí môn bài.

Thủ tục thành lập

Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ thành lâp đơn giản.

 

Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

– Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;

– Gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

– Phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế;

– Gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

– Chỉ phải thực hiện thủ tục gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh (Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Mục đích thành lập

Doanh nghiệp có nhu cầu mở một cơ sở kinh doanh nhiều lĩnh vực, có thể ký hợp đồng, xuất hóa đơn cho khách hàng; cơ sở hoạt động ở các tỉnh thành phố khác với tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở chính của công ty.

Doanh nghiệp muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh.

Doanh nghiệp có nhu cầu muốn mở một cơ sở kinh doanh chuyên biệt một lĩnh vực, muốn lựa chọn thủ tục và hoạt động đơn giản, cơ sở hoạt động trong cùng tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính của của công ty.

Địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh quy định như thế nào?

Địa điểm kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp. Đây là nơi mà mọi giao dịch, dịch vụ, và sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp diễn ra. Thường xuyên, địa điểm kinh doanh của một doanh nghiệp không giới hạn ở địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.”

Theo quy định nêu trên thì tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Tuy nhiên, trong tên địa điểm kinh doanh bắt buộc phải có tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” anh nhé, không thể tên địa điểm kinh doanh của “công ty tnhh abc” mà lại không có tên “công ty tnhh abc” hoặc đổi tên công ty khác được anh nhé.

Bên cạnh đó, tên của địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại điạ điểm kinh doanh anh nha. Nếu anh muốn làm biển hiệu công ty thể hiện tên địa điểm kinh doanh thì lưu ý quy định tại tại Điều 34 Luật Quảng cáo 2012.

Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh cần những gì?

Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:

Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, Luật Trần và Liên Danh sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký tên.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Đăng ký địa điểm kinh doanh online có được không?

Chuẩn bị tài khoản và hồ sơ đăng kí

Để thực hiện nộp hồ sơ, bạn cần có tài khoản trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký Doanh nghiệp. Chi tiết các bước đăng ký như sau:

Bước 1:

+ Đầu tiên, bạn cần truy cập vào địa chỉ Website: http://dangkyquamang.dkkd.gov.vn bằng cách nhập hoặc copy địa chỉ này dán vào thanh công cụ của trình duyệt.

+ Nhấn phím [Enter] để bắt đầu truy cập vào Website.

Bước 2:

Tại cửa sổ đăng nhập ngay trên trang chủ, bạn nhấn vào trường [Tạo tài khoản mới]. Sau đó nhanh chóng nhập những thông tin được yêu cầu trong cửa sổ tiếp theo. Hãy chú ý rằng các thông tin mình điền là chính xác. Nếu không, bạn có thể không nhận được phản hồi của cơ quan quản lý trong những trường hợp cần thiết.

Bước 3:

Sau khi đã hoàn thành việc đăng ký thông tin, email kích hoạt sẽ được gửi đến hòm thư của bạn. Hãy nhanh chóng click vào link này để hoàn tất việc đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin về doanh nghiệp của mình.

Thực hiện đăng ký tài khoản Đăng ký kinh doanh

Sau khi có được tài khoản truy cập, bạn cần chú ý lập tài khoản đăng ký kinh doanh. Thực hiện như sau:

+ Đầu tiên, đăng nhập vào tài khoản thông thường trên cổng thông tin của mình.

+ Tại thanh công cụ trên trang chủ Website, chọn mục [Quản lý thông tin cá nhân]. Sau đó tiếp tục chọn [Yêu cầu Tài khoản Đăng ký kinh doanh] hoặc trường [Thay đổi thông tin cá nhân].

+ Tích lựa chọn vào mục “Tôi đồng ý với các điều khoản và điều kiện để được Gán Tài khoản Đăng ký kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh”.

+ Lựa chọn, tải tài liệu có chức năng chứng thực cá nhân. Lúc này, nhấn nút [Browse] để tìm kiếm tài liệu. Sau đó, chọn [Upload] để bắt đầu tải tài liệu lên.

+ Điền những thông tin chứng thực cá nhân của bạn vào theo yêu cầu của cửa sổ. Sau đó chọn xác nhận để tải những thông tin đó lên trang.

+ Chọn mục [Thay đổi thông tin cá nhân]. Tiếp đến lựa chọn Thông tin về Tài khoản đăng ký kinh doanh hiển thị. Lúc này, bạn có thể kiểm tra trạng thái tài khoản đăng ký kinh doanh của mình đã đúng và xác thực hay chưa.

Hướng dẫn kê khai thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng

Trong việc này, chúng ta cần thực hiện những hạng mục nhỏ khác nhau.

Tạo hồ sơ thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi đã có được tài khoản Đăng ký kinh doanh, cần nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ. Chi tiết việc này sẽ được thực hiện theo những bước dưới đây:

Bước 1: Chọn phương thức cụ thể để nộp HS. Có các phương thức là sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh và sử dụng chữ ký số công cộng.

+ Bước 2: Lựa chọn hình thức đăng ký. Ở đây, thông thường mọi người sẽ lựa chọn mục thành lập mới doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc để tiến hành đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng.

+ Bước 3: Lựa chọn loại hình đăng ký mới là chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh.

+ Bước 4: Nhập các thông tin của đơn vị chủ quản. Bao gồm: Mã số doanh nghiệp, mã số nội bộ trong hệ thống của doanh nghiệp.

+ Bước 5: Lựa chọn tài liệu đính kèm hồ sơ. Bạn tích chọn loại tài liệu hoạc giữ nút Ctrl để cùng lúc tải lên nhiều loại cùng lúc. Sau đó, nhấn nút [Chọn] để thêm những tài liệu cần thiết vào danh sách. Sau đó, nhấn OK để xác nhận lựa chọn của mình đối với các loại tài liệu đính kèm.

Tiến hành kê khai thông tin trong hồ sơ

Lúc này, mọi người cần thực hiện nhập các thông tin từ hồ sơ đăng ký của mình vào những khối thông tin tương ứng. Đối với việc đăng ký địa điểm kinh doanh, các khối thông tin cần điền như sau:

+ Hình thức đăng ký.

+ Địa chỉ.

+ Ngành nghề kinh doanh.

+ Tên doanh nghiệp trực thuộc.

+ Thông tin vốn.

+ Thông tin về thành viên.

+ Người đại diện PL.

+ Người quản lý khác.

+ Chứng chỉ hành nghề.

+ Thông tin thuế.

+ Giờ làm việc.

+ Người liên hệ.

+ Người ký.

Một lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ chính là thông tin hồ sơ đính kèm cần khớp với thông tin kê khai. Nếu không, việc đăng ký địa điểm kinh doanh sẽ không thể hoàn tất được.

Kiểm tra thông tin

Sau khi nhập xong những thông tin kể trên, bạn cần kiểm tra lại thông tin. Việc này được thực hiện bằng cách nhấn vào nút [Kiểm tra thông tin]. Khi đó, có hai khả năng dưới đây:

Nếu thông tin nhập chưa đủ hay chưa chính xác, hệ thống sẽ gửi các cảnh báo lỗi. Bạn chỉ cần Click vào những cảnh báo lỗi đó màn hình sẽ chuyển tới thông tin bị lỗi và giúp bạn sửa.

+ Nếu thông tin đã chính xác, bạn có thể thực hiện các bước tiếp theo.

Trong trường hợp muốn xem Dự thảo Giấy chứng nhận, bạn hãy nhấn vào nút [Xem trước]. Bản dự thảo sẽ hiện ra một cách đầy đủ và chính xác.

Chỉ định người ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

+ Người nộp HS cần tiến hành gán tên người ký lên theo quy định.

+ Hãy chọn khối thông tin [Người ký/ xác nhận] để thực hiện việc này.

+ Trong trường thông tin [Tìm kiếm Email], hãy nhập mail của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ. Hệ thống sẽ điền và gửi thông tin theo đúng địa chỉ email đó. Bạn cần lưu ý là địa chỉ email kể trên phải ở tình trạng đang hoạt động. Đồng thời được sử dụng trong bước đăng ký tài khoản thông thường.

+ Nhập thông tin về chức danh của người ký hồ sơ.

+ Nhấn nút [chọn] để yêu cầu cá nhân có trách nhiệm ký lên hồ sơ.

Lúc này, Email sẽ được hệ thống gửi về những địa chỉ email đã được đăng ký trong mục người ký hồ sơ.

Theo dõi tình trạng của hồ sơ

Khi đã nộp hồ sơ thành công, hồ sơ của bạn sẽ hiển thị trạng thái là “Đã gửi đi”. Trong hệ thống sẽ có 02 bản in trên tài khoản của người thực hiện việc nộp hồ sơ. Cụ thể như sau:

+ Bản xem trước là những thông tin của hồ sơ đã nộp.

+ Giấy biên nhận.

Trong trường hợp hồ sơ có sai sót, Phòng ĐKKD sẽ gửi yêu cầu sửa đổi vào Email thông báo đã đăng ký. Doanh nghiệp cần chú ý theo dõi email để tiến hành sửa đổi theo đúng yêu cầu.

Cụ thể việc sửa đổi hồ sơ và nộp lại được thực hiện theo các bước sau:

+ Xem thông báo về việc cần sửa đổi thông tin.

+ Tiến hành việc sửa đổi những tài liệu đính kèm theo thông báo.

+ Ký xác thực.

+ Nhận giấy biên nhận mới.

Thủ tục đăng ký Địa điểm kinh doanh
thủ tục đăng ký Địa điểm kinh doanh

Nhận kết quả

Sau khi nộp trực tuyến hồ sơ hoàn tất, hồ sơ của doanh nghiệp sẽ được xử lý. Và người nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo đầy đủ về việc này.

Việc tiếp theo cần làm chính là nộp bản giấy đến phòng ĐKKD của hồ sơ online đã gửi. Sau đó, nhận kết quả trả về về việc đăng ký địa điểm kinh doanh.

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi nhận được thông tin về tên, vị trí đặt, số điện thoại của địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh, Luật Trần và Liên Danh sẽ soạn hồ sơ và chuyển cho Quý khách hàng ký tên.

Thành phần hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi nhận được hồ sơ có đầy đủ chữ ký của quý khách hàng, Luật Trần và Liên Danh sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh và theo dõi cho tới khi ra được kết quả cho Quý khách.

Kết quả Quý khách hàng nhận được khi thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Luật Trần và Liên Danh.

  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của địa điểm kinh doanh.
  • Hồ sơ nội bộ để lưu tại văn phòng.

Lưu ý:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh thành phố nơi địa điểm thành lập.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

– Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;

– Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.

Các lưu ý khi đăng ký địa điểm kinh doanh:

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh cùng tỉnh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh:

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh bao gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP thì thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
    • Mã số doanh nghiệp;
    • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh
    • Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
    • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
    • Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
    • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
  • Văn bản ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục ĐKKD.

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Hiện nay, việc nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh có thể thực hiện nộp thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ sẽ được gửi trực tuyến tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở.

  • Trong thời hạn 03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Tên địa điểm kinh doanh: Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
  • Địa chỉ địa điểm kinh doanh: Theo quy định thì Địa chỉ của địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư và nhà tập thể. Khi thành lập, doanh nghiệp không cần xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu/sử dụng hợp pháp.
  • Ngành nghề kinh doanh: Ngành, nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phụ thuộc vào ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp/ chi nhánh.

Bước 2: Hoàn thiện và nộp hồ sơ

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh khác tỉnh bao gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh;
  • Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến tại trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.

Thời hạn xử lý: Trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Kết quả thủ tục: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau thành lập địa điểm kinh doanh gồm:

  • Treo biển tại trụ sở của địa điểm kinh doanh;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In và đặt in hóa đơn (nếu có nhu cầu khai thuế giá trị gia tăng riêng);

Đăng ký thêm địa điểm kinh doanh có được không

Căn cứ theo Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.

Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”

Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn đăng ký hộ kinh doanh sẽ được đăng ký kinh doanh tại nhiều địa điểm và không cần phải phải chuyển loại hình đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên bạn phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.

Khi hoạt động tại nhiều địa điểm thì bạn phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại trụ sở hộ kinh doanh.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh của Luật Trần và Liên danh

Ngay sau đây, Luật Trần và Liên Danh sẽ gởi đến các bạn nội dung chi tiết của dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh do chúng tôi đang cung cấp. Cụ thể sẽ bao gồm:

  • Bước 1: Tư vấn những vấn đề liên quan đến việc đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
  • Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo thông tin đã thống nhất
  • Bước 3: Gởi hồ sơ trình ký
  • Bước 4: Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ đăng ký mở địa địa điểm kinh doanh tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Bước 5: Nộp tất cả các loại lệ phí nhà nước như: lệ phí nộp hồ sơ, lệ phí cấp giấy chứng nhận, lệ phí công bố thông tin địa điểm kinh doanh thành lập mới
  • Bước 6: Theo dõi tiến độ hồ sơ và nộp hồ sơ điều chỉnh theo yêu cầu của phòng đăng ký kinh doanh (nếu có)
  • Bước 7: Nhận giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh từ sở kế hoạch đầu tư và bàn giao tận nơi theo địa chỉ mà khách hàng cung cấp

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn đọc có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến dịch vụ tư vấn của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua Hotline của Công ty luật  Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn nhanh chóng nhất. 

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139