Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào

quan nhan du bi bao gom nhung thanh phan nao

Trong thời bình như hiện nay chúng ta vẫn xây dựng lực lượng quân nhân dự bị. Đây là một trong những lực lượng quan trọng vững mạnh trong việc bảo vệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào? Trách nhiệm của quân nhân dự bị là gì? Bài viết sẽ làm rõ vấn đề trên.

Hiểu thế nào là quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào?

Quân nhân dự bị là một trong những lực lượng dự bị động viên được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019  theo đó, lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh. Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội được tổ chức thành các đơn vị dự bị động viên

Bên cạnh đó, Tại khoản 2 Điều 2 Luật lực lượng dự bị động viên 2019 Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự. 

Trong đó:

–  Sĩ quan dự bị là những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ. (Khoản 3, Điều 6, Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành).

– Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. (Khoản 4 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.)

– Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.(Khoản 6 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự 2015). 

Như vậy quân nhân dự bị là một phần của lực lượng dự bị động viên, mà việc lựa chọn, huấn luyện, sắp xếp vào các đơn vi dự bị động viên là hoạt động quan trọng trong công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên được điều chỉnh bởi Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019.

Việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên dựa trên nguyên tắc nào?

Xây dựng lực lượng dự bị động viên là một vấn đề lớn có tính chiến lược của quốc gia. Việc xây dựng, huy động sự bị động viên phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 của Luật lực lượng dự bị động viên 2019, một số nguyên tắc quan trọng, như: 

– Nguyên tắc đầu tiên quan trọng nhất là Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

– Việc xây dựng lực lượng dự bị động viên phải đảm bảo vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.

– Việc xây dựng, huy động sức mạnh bao gồm sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

– Việc xây dựng, huy động cần phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

– Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.

– Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Bên cạnh đó, việc xây dựng lực lượng dự bị động viên bằng các biện pháp cần thiết như:

– Giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về vị trí, nhiệm vụ, quan điểm của Đảng và Nhà nước một cách thường xuyên.

– Thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, cơ quan quân sự và các cơ quan chức năng làm tham mưu và tổ chức thực hiện.

– Thường xuyên củng cố, bồi dưỡng cơ quan và đội ngũ cán bộ.

– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng dự bị động viên.

Trách nhiệm của quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào

Việc xác định trách nhiệm của quân nhân dự bị nói chung trong mối quan hệ với đơn vị dự bị động viên, theo đó Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên theo Điều 4 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 như sau:

– Đối với quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

+ Kiểm tra sức khỏe: Không chỉ đối với lực lượng dự bị động viên mà kể cả công dân nước Việt Nam cũng phải có trách nhiệm đối với sức khỏa của mình, là một lực lượng quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia thì vấn đề sức khỏe đối với lực lượng dự bị động viên là điều thiết yếu nên việc thăm khám kiểm tra sức khỏe theo định kỳ của lực lượng dự bị động viên là điều cần thiết để xác định năng lực huấn luyện và chiến đấu.

+ Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu. Bản chất  sự tồn tại của quân nhân dự bị trong lực động viên là việc việc thực hiện huấn luyện, diễn tập, đây cũng là cơ sở để quân nhân dự bị đủ năng lực thực chiến, chuẩn bị tinh thần và các kỹ năng cơ bản cho việc chiến đấu trong tương lai. 

+ Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;

+ Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

– Đối với quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện quy định đối với Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên;

+ Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;

+ Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

+ Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào vào các đơn vị sự nghiệp.

Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên: 

Theo quy định tại Điều 16 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về sắp xếp quân nhân dự bị cụ thể như sau:

– Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gắn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.

– Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hợp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.

– Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.

Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình

Ngoài nguyên tắc trên, để sắp xết quân nhân dự bị vào lực lượng dự bị động viên thì phải căn cứ vào Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình, cụ thể tại Điều 17 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về độ tuổi quân nhân dự bị cụ thể như sau:

– Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

– Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

+ Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;

+ Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

– Thẩm quyền sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên thực hiện việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên.

Như vậy, quy định về sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn bị dự bị động viên được quy định khá đầy đủ và chi tiết, là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ đặc biệt này, hơn nữa, quy định trên sẽ tạo nên nền tảng cho công tác xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

quan nhan du bi bao gom nhung thanh phan nao
quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào

Quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào có được phụ cấp không?

Theo quy định tại Nghị định 79/2020/NĐ-CP, quân nhân dự bị có được phụ cấp, mức phụ cấp được quy định như sau:

Chế độ phụ cấp

Mức phụ cấp

 Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên

 

Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên

 

Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp như sau:

Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.

Mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.

Mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.

Mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.

Mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương.

Mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.

Mức 960.000 đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.

Mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.

Phụ cấp theo ngày làm việc:

 

Đối với sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị, mức phụ cấp 01 ngày được tính bằng tháng tiền lương cơ bản hiện hành của sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ chia cho 26 ngày.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, mức phụ cấp theo ngày làm việc được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm (không bao gồm phụ cấp quân hàm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ). Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày cho đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu.

Đối tượng quy định tại 2 khoản trên mà bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đi khám bệnh, chữa bệnh được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

Trên đây là bài viết của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến những vấn đề về quân nhân dự bị bao gồm những thành phần nào. Nếu có vướng mắc liên quan đến bài viết, hãy gọi cho chúng tôi để được Luật sư tư vấn hỗ trợ qua tổng đài trực tuyến.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139