thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng

Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau trong cùng tỉnh/thành phố nhưng vẫn thực hiện việc kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. Vậy thành lập địa điểm kinh doanh cần những giấy tờ, thủ tục nào? Thời gian thực hiện thủ tục ra sao? Trong phạm vi bài viết, Công ty Luật TNHH Trần và Liên danh xincung cấp tới quý khách thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng, hỗ trợ thủ tục pháp lý nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất.

1. Tại sao nên tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng

Những lợi ích sau về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội sẽ là lý do chính đáng nếu quý khách hàng thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng:

Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận huyện đa chức năng, có sức lan tỏa kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vai trò quan trọng về quốc phòng – an ninh đối với thành phố Hà Nội.

Quận Hai Bà Trưng là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghiệp trung tâm văn hóa và y tế, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng – an ninh của thành phố Hà Nội.

Chất lượng và năng lực cạnh tranh của quận từng bước được nâng lên. Hợp tác, liên kết về kinh tế trong và ngoài nước được tăng cường, không gian kinh tế ngày càng mở rộng, độ mở nền kinh tế thành phố ngày càng lớn. Các nguồn lực xã hội tiếp tục được huy động phát huy, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư và mở rộng, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển.

2. Chức năng của địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng

Địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng là các đơn vị kinh tế phụ thuộc, vận hành theo cơ chế cấp phát và thanh toán kinh phí hoạt động theo kế hoạch được duyệt, vừa tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát của công ty mẹ, với những chức năng cơ bản trong hoạt động như:

Đề xuất Tổng Giám đốc trong việc xác định chiến lược kinh doanh của Địa điểm kinh doanh và các biện pháp quản lý Địa điểm kinh doanh (tài sản, vốn, nhân sự) trong từng thời kỳ;

Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm của các Địa điểm kinh doanh với các chỉ tiêu theo quy định của Công ty để trình Tổng Giám đốc xem xét và phê duyệt;

Tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh để đảm bảo việc kinh doanh của các Địa điểm kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất theo chỉ tiêu được Công ty giao hàng năm;

Thực hiện kinh doanh theo đúng pháp luật của Việt Nam, quy định của địa phương nơi đặt trụ sở và các quy chế, quy định của Công ty;

Quản lý tốt và có hiệu quả tài sản được giao (vốn, nhà cửa, đất, phương tiên giao thông và các tài sản khác);

Thực hiện công tác tìm kiếm khách hàng, quảng cáo, tiếp thị để có thể khai thác thêm khách hàng và tăng doanh thu, từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của Địa điểm kinh doanh;

Phối hợp các đơn vị trực thuộc khác của Công ty để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty;

Và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao.

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng

thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng

3. Những công việc công ty Luật Trần và Liên danh thực hiện để tiến hành thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng

Thông tin về tên địa điểm kinh doanh: Tên địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Thông tin về địa chỉ của địa điểm kinh doanh: Địa chỉ địa điểm kinh doanh có thể được đặt trong phạm vi cùng tỉnh hoặc khác tỉnh của địa chỉ công ty. Doanh nghiệp không được sử dụng nhà chung cư hoặc tập thể để đăng ký cho địa chỉ địa điểm kinh doanh.

Thông tin về ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải đúng với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh không được phép kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh.

Thông tin về Người đứng đầu địa điểm kinh doanh: Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là cá nhân được công ty cử để thực hiện việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của địa điểm kinh doanh. Luật doanh nghiệp không có quy định cụ thể về điều kiện của Người đứng đầu địa điểm kinh doanh. Vì vậy, mọi cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, có đủ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức đều có thể được công ty bổ nhiệm làm Người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

– Tư vấn về các giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị khi thành lập địa điểm kinh doanh:

Hồ sơ lập địa điểm kinh doanh bao gồm:

Thông báo lập địa điểm kinh doanh: Theo mẫu quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:

              + Mã số doanh nghiệp;

              + Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh được đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở);

              + Tên địa điểm kinh doanh:

              + Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:

              + Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh

              + Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc họ, tên, chữ ký của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

 Quyết định thành lập địa điểm kinh doanh công ty;

 Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục lập địa điểm kinh doanh

Bản sao chứng thực CMTND/Căn cước/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ

– Tư vấn về quy trình thành lập văn phòng địa điểm kinh doanh theo các bước cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp cần chuẩn bị thông tin cho việc thành lập địa điểm kinh doanh như thông tin địa chỉ địa điểm kinh doanh, người đứng đầu địa điểm kinh doanh….vv.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định

Hồ sơ là tại liệu quan trọng và là căn cứ để cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận thành lập địa điểm cho doanh nghiệp, chi tiết hồ sơ đã được chúng tôi trình bày ở nội dung trên.

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập địa điểm đến Phòng Đăng ký kinh doanh

Sau khi soạn thảo xong hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ bằng hình thức online (trực tuyến) qua công thông tin

Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ sau khi được nộp sẽ được sở kế hoạch đầu tư xem xét tính hợp pháp để tiến hành cấp giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh hoặc yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh công ty

Sau khi thẩm định và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ tiến hành cập giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp và đăng thông tin thông tin địa điểm trên cơ sở dữ liệu.

4. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thụ lý giải quyết: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và muốn lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh Hưng Yên, công ty A sẽ nộp hồ sơ tới Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên để thành lập địa điểm kinh doanh.

Thời gian thành lập địa điểm kinh doanh: 3-5 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và chấp nhận hợp lệ.

5. Cách thức nộp hồ sơ đăng kí thành lập địa điểm kinh doanh

Sau khi hoàn tất hồ sơ, bước tiếp theo mọi người cần thực hiện chính là gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước chuyên trách. Có hai cách thức nộp hồ sơ mà mọi người có thể lựa chọn chính là: gửi hồ sơ trực tiếp tới Phòng Đăng ký kinh doanh và gửi hồ trực trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tiếp

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có một Sở Kế hoạch và Đầu tư riêng. Phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đăng ký thành lập ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nào, mà hồ sơ sẽ nộp tại Sở đó.

Đối với cách thức nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh trực tuyến

Ngoài việc nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, mọi người còn có thể lựa chon hình thức gửi hồ sơ online thông qua Cổng thông tin quốc gia trên https://dangkykinhdoanh.gov.vn/. Hình thức được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ tiết kiệm thời gian, không phải di chuyển nhiều.

Bên cạnh dịch vụ về thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh, Luật Trần và Liên danh còn cung cấp các dịch vụ thành lập công ty, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, kho chứa hàng, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh (thay đổi tên công ty, (thay đổi trụ sở công ty, bổ sung thay đổi ngành nghề, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi thành viên công ty, chuyển đổi loại hình kinh doanh,…), thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài, dịch vụ kế toán, Thay đổi giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, dịch vụ đăng ký chữ ký số giá rẻ, hóa đơn điện tử, đăng ký nhãn hiệu, …

Trên đây là một số chia sẻ về thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Hai Bà Trưng của Luật Trần và Liên danh, hi vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước mở địa điểm kinh doanh công ty. Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh nhất. Luật Trần và Liên danh – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139