Bạn đang muốn tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư được Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Vậy bản chất của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Điều kiện, thủ tục để xin cấp giấy như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết để tìm câu trả lời cho thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Thanh Hóa.
Giấy chứng nhận đầu tư là gì?
Giấy chứng nhận đầu tư là loại văn bản bằng giấy hoặc là bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Loại giấy phép này do các cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại cơ quan có thẩm quyền.
Giấy chứng nhận đầu tư có tên đầy đủ là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoài ra nó còn có tên gọi khác là Giấy phép đầu tư.
Nhà đầu tư là gì?
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại điều 21 Luật Đầu tư 2020, có 5 hình thức đầu tư mà nhà đầu tư có thể lựa chọn như sau:
- Hình thức Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Hình thức Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Hình thức Thực hiện dự án đầu tư.
- Hình thức Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư là hồ sơ do nhà đầu tư lập nên để thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trường đầu tư và các thủ tục khác để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hợp lệ là hồ sơ có đủ thành phần, số lượng giấy tờ theo quy định tại Luật Đầu tư nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
Thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư
Căn cứ Điều 39 Luật đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Dự án đầu tư thực biện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
c) Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật này.
Thủ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với các nhà đầu tư là cá nhân, bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm: nhà đầu tư thực hiện dự án, quy mô đầu tư, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đấu tư, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
- Bản sao các tài liệu sau: báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển quyền mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thoả thuận địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với Dự án có có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Hợp đồng BCC đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện phải xin quyết định chủ trương; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Thanh Hóa
Khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đầu tư đã nêu ở trên và cũng đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ đã nêu trên, nhà đầu tư tiến hành thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ
Bước 3: Thông báo sửa đổi bổ sung(nếu cần)
Nếu hồ sơ cần phải sửa đổi, bổ sung thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ cho Nhà đầu tư (gửi thông báo trong thời hạn 15 ngày làm việc) tính từ ngày Cơ quan đăng ký đầu tư nhận hồ sơ của Nhà đầu tư.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đầu tư
Trong trường hợp khi thẩm định đã thấy đủ điều kiện, Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Nhà đầu tư.
Những trở ngại của doanh nghiệp thường gặp khi tự xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Thanh Hóa:
Theo khảo sát có tới 99% quý khách hàng tìm tới dịch vụ xin giấy phép đăng ký đầu tư cho người nước ngoài là gặp khó khăn trong vấn đề làm thủ tục pháp lý, do rào cản ngôn ngữ khi làm việc với cơ quan chức năng.
- Do không năm rõ được Luật đầu tư Việt Nam và các văn bản pháp lý liên quan tới đầu tư.
- Gặp khó khăn trong lựa chọn địa điểm đầu tư, quy mô, lên phương án đầu tư và dự báo tính khả thi của dự án.
- Không có kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ, thủ tục và đôi khi chỉ thiếu một loại giấy tờ nào đó, hồ sơ của chủ đầu tư sẽ bị trả về.
- Chủ đầu tư không nắm vững luật khi làm việc với Sở kế hoạch và đầu tư, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.
- Hồ sơ dù đi được nữa đường nếu sai vẫn sexbij trả về và lại bắt đầu chỉnh sửa, chuẩn bị, làm tốn thêm thời gian quý báu của quý doanh nghiệp.
- Quy trình giải quyết thủ tục này thường không theo một tuẩn tự quy củ, nên khiến cho nhà đầu tư gặp rắc rối.
- Quá nhiều thủ tục rườm rà cũng là nguyên nhân làm phát sinh nhiều vấn đề, dẫn tới tình trạng kéo dài của thời gian xử lý hồ sơ.
Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Thanh Hóa chuyên nghiệp, uy tín tại Luật Trần và Liên danh:
Như đã đề cập ở trên, do những trở ngại về thủ tục, quy trình nên đại đa số các nhà đầu tư lựa chọn dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư chuyên nghiệp tại Luật Trần và Liên danh. Để công ty chúng tôi đại diên cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan có thẩm quyền, với các cá nhân hoặc tổ chức khác.
Công ty chúng tôi tự hào là đơn vị có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xin cấp giấy phép cho các cơ quan, doanh nghiệp những giấy tờ chứng nhận đầu tư với đầy đủ các nội dung. Với kinh nghiệm dày dặn cùng một đội ngũ chuyên gia tư vấn có mối quan hệ sâu rộng, đơn vị chúng tôi đảm bảo thực hiện được tất cả các yêu cầu nhà đầu tư đưa ra.
- Tư vấn cho quý khách hàng về các loại hình đầu tư Việt Nam
- Đưa ra các phương án tối ưu đối với từng loại hình để nhà đầu tư có thể tham khảo, lựa chọn phù hợp.
- Tư vấn quy tình xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam
- Hướng dẫn Quý khách hàng chuẩn bị thông tin, những tài liệu cần thiết.
- Đại diện, thay mặt cho các nhà đầu tư soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn ký kết hồ sơ.
- Thay mặt quý khách nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ, kịp thời sửa chữa bổ sung thông tin cần thiết.
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chuyển giao cho quý khách hàng.
Cam kết với khách hàng:
Luật Trần và Liên danh chúng tôi xin cam kết chất lượng dịch vụ:
- Chỉ thanh toán sau khi nhận giấy phép
- Dịch vụ luôn trọn gói – nhanh chóng – không phát sinh bất cứ chi phí nào
- 100% cam kết xin được giấy phép.
- Thủ tục đơn giản, cam kết đúng thời gian
- Tiết kiệm chi phí, thời gian cho quý doanh nghiệp
- Miễn phí tư vấn, giap giấy chứng nhận tận nơi
- Chịu trách nhiệm trước các vấn đề pháp lý.
Trên đây là bài viết tư vấn về cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tại Thanh Hóa của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi qua Hotline Công ty luật để được tư vấn miễn phí.