Thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là một trong những hình thức được doanh nghiệp lựa chọn khi muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều lý do dẫn đến việc đóng địa điểm kinh doanh. Vậy thủ tục đóng địa điểm kinh doanh như nào? Cần lưu ý những gì khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh? Những vướng mắc thường gặp phải khi thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Địa điểm kinh doanh là gì?

Khoản 3 Điều 44 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Hiểu đơn giản, địa điểm kinh doanh là nơi thực hiện các giao dịch mua bán tại nhiều tỉnh, thành khác nhau nhằm: Giảm chi phí vận chuyển, tăng doanh thu hay tạo điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc khách hàng…

Địa điểm kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp nhân của công ty và không có chức năng đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Giải thể địa điểm kinh doanh là việc doanh nghiệp tiến hành chấm dứt hoạt động đối với địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Giải thể địa điểm kinh doanh là gì?

Giải thể địa điểm kinh doanh là việc thực hiện các thụ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để chấm dứt sự tồn tại của đơn vị kinh doanh.

Đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của đơn vị kinh doanh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu đơn vị kinh doanh bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động của đơn vị kinh doanh.

Giải thể địa điểm kinh doanh gồm nhiều thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian và phải qua nhiều cơ quan khác nhau như cơ quan thuế, công an, cơ quan đăng ký kinh doanh.

Để có được các hồ sơ giải thể theo quy định và nộp cho cơ quan có thẩm quyền về Giải thể địa điểm kinh doanh, phải thực hiện nhiều thủ tục, mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là thủ tục hoàn tất nghĩa vụ thuế, có được giấy xác nhận của cơ quan thuế về hoàn tất nghĩa vụ thuế.

Điều kiện chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh – thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Khoản 1 Điều 123 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định điều kiện chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh như sau:

“Điều 213. Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Như vậy, quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh có thể đến từ phía ý chí của chính doanh nghiệp hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về phía doanh nghiệp: Khi địa điểm kinh doanh hoạt động không hiệu quả, không khi không còn nhu cầu, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

Về phía cơ quan nhà nước: Địa điểm kinh doanh bị chấm dứt hoạt động khi Phòng đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh đó.

Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh – thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải đăng ký với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh gồm có:

– Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

– Văn bản ủy quyền người đại diện làm thủ thục thông báo chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền.

Trình tự thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Luật Trần và Liên danh

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt độngđịa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt  địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Những điều cần biết về địa điểm kinh doanh, thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Căn cứ Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp hoặc chi nhánh thành lập để tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Địa điểm kinh doanh có những đặc trưng sau:

Là đơn vị phụ thuộc của công ty hoặc chi nhánh nên địa điểm kinh doanh có hình thức hạch toán phụ thuộc và không có hóa đơn;

Địa điểm kinh doanh không được giao kết hợp đồng;

Địa điểm kinh doanh có thể có địa chỉ trùng hoặc khác nơi đặt trụ sở công ty hoặc chi nhánh;

Địa điểm kinh doanh chỉ được chọn đăng ký một hoặc một số ngành, nghề trong danh mục ngành, nghề mà công ty đã đăng ký (Ví dụ: đăng ký ngành, nghề thuộc nhóm nhà hàng – ăn uống; đăng ký ngành, nghề kinh doanh thời trang…);

Những loại thuế địa điểm kinh doanh phải đóng: Thuế môn bài.

Do được lập để giúp công ty/chi nhánh mở rộng và tập trung vào một hoạt động kinh doanh cụ thể, do vậy, nếu việc kinh doanh không hiệu quả hoặc không còn cần thiết thì công ty hoặc chi nhánh có quyền làm thủ tục chấm dứt hoạt động đối với địa điểm kinh doanh.

Trình tự thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

Hoàn thành các nghĩa vụ thuế và nộp hồ sơ chấm dứt mã số thuế

Theo Khoản 1 Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty/chi nhánh cần kiểm tra tình trạng nộp thuế cũng như các khoản nợ khác đối với cho địa điểm kinh doanh. Ngoài ra, công ty/chi nhánh tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động trước khi giải thể địa điểm kinh doanh.

Sau khi đã trả nợ và hoàn thành nghĩa vụ thuế, công ty/chi nhánh làm thủ tục chấm dứt mã số thuế của địa điểm kinh doanh và gửi tới Chi cục thuế quản lý địa điểm kinh doanh. Cơ quan thuế sẽ tiến hành chấm dứt mã số thuế của địa điểm kinh doanh trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Nếu phát hiện các khoản phạt thuế, chậm nộp thuế, chi cục thuế sẽ thông báo để doanh nghiệp nộp bổ sung trước khi xử lý hồ sơ đóng mã số thuế.

Soạn và nộp hồ sơ của thủ tục giải thể địa điểm kinh doanh công ty cổ phần

Doanh nghiệp soạn hồ sơ giải thể địa điểm kinh doanh nộp tại Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi địa điểm kinh doanh hoạt động.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định dừng hoạt động của địa điểm kinh doanh, công ty phải nộp hồ sơ đến Phòng ĐKKD. Hiện tại, có thể dùng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số cá nhân để nộp hồ sơ bản scan tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tình hình từng địa phương, công ty/chi nhánh cũng có thể nộp hồ sơ trực tiếp qua đường bưu điện đến địa chỉ của Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi địa điểm kinh doanh hoạt động.

Giải quyết và trả kết quả hồ sơ

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD sẽ xử lý và thông báo cho công ty/chi nhánh.

Công ty/chi nhánh sẽ được cấp xác nhận về việc chấm dứt hoạt động đối với địa điểm kinh doanh hoặc nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung bằng văn bản nếu còn sai sót trong quá trình nộp hồ sơ.

Doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh trước khi giải thể?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 70 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 70. Đăng ký giải thể doanh nghiệp đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.”

Theo đó, trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể thì phải thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn hồ sơ, trình tự chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh chưa đăng ký mã số, thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh?

Căn cứ vào Công văn 2705/BKHĐT-ĐKKD năm 2016 đã có nội dung hướng dẫn như sau:

“Khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế có ý kiến về việc đăng ký mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh chưa thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế, cơ quan thuế có ý kiến bằng văn bản xác nhận doanh nghiệp chưa đăng ký mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trên cơ sở hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động, đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế, cơ quan thuế có ý kiến bằng văn bản xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trên cơ sở ý kiến của cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh theo quy định.”

Hồ sơ, trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Trên đây là bài viết tư vấn về thủ tục chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139