Hiện nay phan tich tai chinh được hiểu là việc xem xét khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tính thanh khoản và tính ổn định của một dự án hoặc trong một doanh nghiệp. Cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu sâu hơn về khái niệm phân tích tài chính là gì? Nó có vai trò và ý nghĩa ra sao trong doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm phân tích tài chính là gì, bạn biết chưa?
Phân tích tài chính là công việc quan trọng cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Thông qua phân tích tài chính để doanh nghiệp xác định lợi nhuận, nợ phải trả, thế mạnh và tiềm năng thu nhập trong tương lai.
Phân tích tài chính là một khía cạnh quan trọng của tất cả các hoạt động thương mại vì nó cung cấp những hiểu biết có thể hành động về năng lực và tiềm năng trong tương lai của tổ chức.
Thông qua báo cáo phân tích tài chính các nhà đầu tư và người cho vay có dữ liệu quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu hoặc lãi suất, các báo cáo này còn cho phép các nhà quản lý công ty đánh giá hiệu suất của họ liên quan đến kỳ vọng hoặc tăng trưởng của ngành. Từ quan điểm quản lý, các phân tích tài chính rất quan trọng đối với sự thành công của công ty bởi chúng làm nổi bật những điểm yếu, điểm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh.
Một phân tích tài chính được đưa ra phản ánh tính khả thi, tính ổn định liên quan tới tài chính của một dự án trong doanh nghiệp đồng thời có thể dự báo được lợi nhuận của nó đạt được trong tương lai. Hay nói cách khác phân tích tài chính đề cập đến một đánh giá về hiệu quả của các quỹ đã được đầu tư, cũng có thể là một đánh giá về giá trị và sự an toàn của các khiếu nại của con nợ đối với tài sản của công ty.
Người ta chia các phân tích tài chính thành 4 loại phổ biến dưới đây:
– Phân tích theo chiều ngang: Đây là những phân tích sử dụng hiệu suất trong quá khứ làm thước đo cơ bản cho sự thành công của công ty. Theo đó, phương pháp này khi thực hiện sẽ sử dụng một số năm làm mốc.
Ví dụ nếu công ty đã hoạt động trong thời gian dài, có thể lấy hai năm trước đó sử dụng làm so sánh. – Phân tích theo chiều dọc: Phương pháp phân tích này dùng để so sánh lợi nhuận với tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Phân tích theo chiều dọc hữu ích khi so sánh một số lượng lớn các công ty có lĩnh vực hoạt động tương tự nhau.
Tuy nhiên phương pháp này lại thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đến khả năng tồn tại trong tương lai như quan hệ đối tác lâu dài và các khoản đầu tư hay thua lỗ một lần. – Phân tích tỷ lệ: Phương pháp này phân tích các khía cạnh khác nhau về tiềm lực tài chính của Công ty.
Nhiều nhà phân tích sử dụng loại phân tích này để hỗ trợ đánh giá của họ về các tổ chức ngay cả khi phương pháp phân tích thông thường có thể không tích cực. Hạn chế của phương pháp phân tích này là nếu hai đặc điểm được lựa chọn kém, một ước tính không đáng tin cậy về khả năng tài chính có thể được tạo ra. – Chuyển động giá cổ phiếu: Thay vì phân tích về khả năng tài chính các chuyên gia phân tích trong công ty phân tích hiệu suất của cổ phiếu công ty và sử dụng thị trường tài chính như một công cụ phân tích.
Các phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của cổ phiếu bao gồm mở rộng hoặc thu hẹp cửa sổ đánh giá, so sánh với các công ty tương tự và phân tích xu hướng. Nhưng khi phương pháp này được đánh giá dựa vào dữ liệu không chính xác thì đó có thể là giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực của chúng. Các phân tích chứng khoán thường bỏ qua tính bền vững nội tại của công ty để thu lợi từ biến động giá cổ phiếu và là nền tảng không đáng tin cậy để thiết lập các mối quan hệ đầu tư tài chính ngắn hạn hay dài hạn.
Các yếu tố phân tích tài chính
Khả năng sinh lời
Trước tiên khi phân tích tài chính, các nhà phân tích sẽ rất chú ý tới khả năng sinh lời của một dự án. Họ cần xác định xem liệu rằng khi dự án đó được triển khai liệu nó có lãi hay không. Từ đó để quyết định tiếp tục đầu tư phát triển dự án hay ngưng lại và triển khai dự án mới khả thi hơn có khả năng sinh lời cao hơn.
Khả năng thanh toán
Nếu đang phân tích một công ty để quyết định đầu tư hay quyết định hợp tác, chúng ta cần xem các khoản nợ của nó có quá cao hay không. Cần phải hiểu khả năng thanh toán của công ty là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính dài hạn. Cách để xác định khả năng thanh toán của một công ty/ doanh nghiệp là lấy tổng tài sản chia cho tổng nợ phải trả. Nếu kết quả cho ra ít hơn một tức là công ty mất khả năng thanh toán hay nói cách khác công ty khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính dài hạn. Đây là trường hợp mà các công ty rất sợ mình gặp phải trong kinh doanh.
Tính thanh khoản
Tính thanh khoản của một công ty tức là việc công ty có bao nhiêu tiền mặt hoặc công ty có thể sử dụng tiền mặt như thế nào. Trong kinh doanh các công ty luôn phải có cho mình một khoản dự trữ an toàn để bất cứ khi nào có trường hợp xấu xảy ra công ty sẽ có nguồn tài chính luôn sẵn sàng giải quyết vấn đề.
Thanh khoản của một công ty cho chúng ta biết công ty có thể thanh toán hóa đơn dễ dàng như thế nào. Điều này rất cần thiết nếu công ty bạn có dự án phân phối sản phẩm cho công ty khác. Điều quan trọng là các chuyên viên phân tích đầu tư tài chính của công ty bạn phải phân tích đúng tình hình tài chính doanh nghiệp đối tác để có quyết định phân phối hàng hợp lý. Tính thanh khoản cao nhất của tất cả các tài sản là tiền mặt. Một doanh nghiệp phải có khả năng làm hai việc cùng một lúc để đảm bảo sức mạnh và khả năng tồn tại của doanh nghiệp đó là duy trì dòng tiền và trả tiền cho những thứ nó cần ngay lập tức.
Tính ổn định
Ngay từ bước lập kế hoạch, người kinh doanh rất ghét sự bất ổn và nhất là sự bất ổn của tài chính. Có thể thực hiện các kế hoạch trung hạn và dài hạn là rất quan trọng trên hành trình phát triển của công ty. Điều này là không thể nếu một doanh nghiệp không có ổn định. Sự ổn định không chỉ quan trọng ở cấp độ công ty mà còn ở cấp quốc gia, tác động đến tài chính nhà nước.
Vai trò của phân tích tài chính
Nhiều nhà đầu tư luôn muốn phân tích tài chính để tiến tới điểm dự đoán thành công và thu nhập trong tương lai có thể được cung cấp chính xác, nhưng điều đó là không thể đạt được. Mong muốn đánh giá hoàn hảo, chính xác của cộng đồng tài chính có thể nằm ngoài tầm với những mục tiêu của của các nhà phân tích tài chính đặt ra hy vọng đạt được sự hoàn hảo.
Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn đối với nhiều đối tượng khác như người quản lý doanh nghiệp, chủ nợ của doanh nghiệp, lao động trong doanh nghiệp và cả các cơ quan quản lý Nhà nước.
– Đối với các chủ đầu tư: Băn khoăn lớn nhất của các chủ đầu tư là câu hỏi “Nên hay không nên đầu tư vào doanh nghiệp này?” Mục tiêu chính của các tổ chức đầu tư, các cá nhân đầu tư là sử dụng nguồn tiền dư giả của mình đầu tư vào đâu mới sinh lợi cao. Trong các doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và họ có thể sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu kết quả phân tích tài chính không đúng hoặc sử dụng phương pháp phân tích tài chính không phù hợp. Những rủi có có thể xảy ra kể đến như rủi ro liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy quyết định đầu tư của chủ đầu tư sẽ luôn phải được xem xét dựa trên kết quả phân tích của doanh nghiệp.
– Đối với quản lý doanh nghiệp: Mối lưu tâm hàng đầu của họ khi tổ chức kinh doanh chính là mức thu lợi nhuận và khả năng thanh toán nợ. Kết quả phân tích tài chính đưa ra sẽ giúp nhà điều hành Công ty có lựa chọn đầu tư vào dự án kinh doanh, loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp. Muốn có nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cần có nguồn tài trợ.
Họ có thể tìm kiếm nguồn tài trợ bằng cách kêu gọi vốn đầu tư từ cổ phiếu hoặc đi vay tại các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại.
Và cuối cùng các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào? Họ muốn doanh nghiệp của mình hoạt động tốt đạt được kết quả kinh doanh cao thì các quyết định họ đưa ra phải đúng đắn. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào kết quả phân tích tài chính. Lúc này các nhà phân tích sẽ là người có vai trò chính ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp, họ có thể định hướng cho ban giám đốc bằng cách đề xuất những phương pháp giải quyết tối ưu nhất cho hội đồng quản trị.
– Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Ở đây chủ nợ được nhắc tới là các ngân hàng, các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp. Nếu đối với các nhà đầu tư, các quản lý doanh nghiệp, phân tích tài chính để thực hiện đánh giá khả năng sinh lời và tăng trưởng của doanh nghiệp thì với các “ông chủ” nợ của doanh nghiệp phân tích tài chính lại được thực hiện nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tức là quá phân tích tài chính doanh nghiệp họ mới quyết định cho hay không cho vay. Điều họ quan tâm hàng đầu tới doanh nghiệp cần vay vốn là khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
– Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Không chỉ các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ quan tâm tới phân tích tài chính và những người hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi họ là người lao động với mục đích đi làm hàng ngày để kiếm thu nhập hàng tháng, một khi khả năng tài chính của doanh nghiệp đi xuống họ phải lường trước được sự việc để đảm bảo cuộc sống hoặc có thể cùng công ty vượt qua khó khăn để duy trì công việc cho chính mình.
– Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, các cơ quan của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra và quản lý các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có được thực hiện đúng theo quy định, chế độ và luật pháp quy định chưa?
Ý nghĩa của hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Nếu phân tích tài chính có vai trò đối với chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư, chủ nợ và cả người lao động trong doanh nghiệp thì phân tích tài chính cũng để lại cho họ những ý nghĩa sâu sắc:
– Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với chủ doanh nghiệp có ý nghĩa:
+ Tạo ra chu kỳ đánh giá hiệu quả của từng hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện những nguyên tắc về quản lý tài chính, đo lường hiệu quả tài chính và khả năng năng giải quyết rủi ro về tài chính, thanh toán tài chính của doanh nghiệp.
+ Đảm bảo các quyết định đầu tư được đưa ra từ ban giám đốc được chính xác và sát với thực trạng đang diễn ra của công ty.
+ Kết quả thu được từ việc phân tích tài chính sẽ là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra và giám sát các hoạt động quản lý trong doanh nghiệp
– Ý nghĩa của phân tích tài chính đối với chủ đầu tư: Giúp các chủ đầu tư sư tính toán khả năng thu lợi nhuận trước khi quyết định đầu tư vào một dự án hay doanh nghiệp. Các chủ đầu tư thường sẽ không có khả năng để đánh giá hoạt động tài chính của một doanh nghiệp mà họ sẽ cần tới công ty thứ 3 hay nhờ các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp.
– Ý nghĩa đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay vốn cần phải nắm chắc được khả năng thu nợ nếu không muốn có các khoản nợ xấu không đòi được. Chỉ có phân tích tài chính từ công ty vay vốn mới giúp tổ chức tín dụng giảm thiểu được khả năng tăng lên của trường hợp này.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phan tich tai chinh Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.