Phân tích tài chính được xem là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong phân tích kinh doanh và ra quyết định đối với các bên liên quan đến doanh nghiệp. Thông qua các phân tích tài chính có thể giúp nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư hay bên cho vay giảm bớt sai lệch, tính phỏng đoán hay sự chủ quan khi đưa ra quyết định kinh doanh.
Để hiểu hơn về khái niệm phan tich tai chinh doanh nghiep là gì, mục đích, vai trò và nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính (tiếng Anh: Financial analysis) được biết đến là một công cụ quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Về khái niệm, phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng trên cơ sở sử dụng một hệ thống chỉ tiêu phù hợp nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định.
Trên cơ sở phân tích tài chính, nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra đánh giá tình hình tài chính, khả năng, tiềm lực và cả những rủi ro trong quá khứ và rủi ro tiềm ẩn trong tương lai của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp nhằm tăng cường quản lý tài chính và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Loại phân tích này đặc biệt áp dụng cho các trường hợp sau:
Quyết định đầu tư của nhà đầu tư bên ngoài: Trong tình huống này, một nhà phân tích tài chính hoặc nhà đầu tư xem xét các báo cáo tài chính và các báo cáo kèm theo như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ… của một doanh nghiệp để xem liệu doanh nghiệp đó có đáng để đầu tư hoặc cho vay tiền hay không. Điều này thường liên quan đến việc phân tích tỷ lệ để xem liệu tổ chức có đủ tính thanh khoản và tạo ra một lượng tiền mặt đủ lớn hay không. Nó cũng có thể liên quan đến việc kết hợp thông tin trong báo cáo tài chính cho nhiều thời kỳ để tạo ra các đường xu hướng có thể được sử dụng để ngoại suy kết quả tài chính trong tương lai.
Quyết định đầu tư của nhà đầu tư nội bộ: Trong tình huống này, chuyên viên phân tích nội bộ xem xét các dòng tiền dự kiến và các thông tin khác liên quan đến một khoản đầu tư trong tương lai (thường là đối với tài sản cố định). Mục đích là để xem liệu dòng tiền dự kiến từ dự án có tạo ra đủ lợi tức đầu tư hay không. Việc phân tích này cũng có thể tập trung vào việc thuê, cho thuê hay mua một tài sản.
Vai trò của phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính được sử dụng như công cụ dự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tương lai, tạo ra các chứng cứ có tính hệ thống và khoa học. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau như nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng,… nên mục tiêu phân tích tài chính cũng khác nhau tùy theo đối tượng, cụ thể:
Với nhà cung cấp tín dụng: Nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến các phân tích tài chính của doanh nghiệp nhằm xác định điều kiện tài chính hiện hành, khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lưu động cũng như tốc độ quay vòng của tài sản đó cũng như dự đoán dòng tiền và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn và khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cố định.
Nhà quản trị doanh nghiệp: Họ sẽ tiến hành phân tích bao quát mọi nội dung của phân tích tài chính từ cấu trúc đến các vấn đề hiệu quả và rủi ro doanh nghiệp. Giải quyết các vấn đề này giúp đưa ra phương thức nâng cao hiệu quả kinh doanh, chính sách tài trợ phù hợp và các tiên liệu cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Chủ sở hữu doanh nghiệp: Họ sẽ quan tâm đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng như khả năng nhận tiền từ vốn đầu tư của mình.
Có nhiều đối tượng quan tâm đến phân tích tài chính nên mục tiêu phân tích sẽ phụ thuộc vào quyền lực kinh tế của cá nhân, tổ chức liên quan đến doanh nghiệp.
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất, phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính. Nội dung này nhằm đánh giá khái quát cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn của đơn vị từ đó phát hiện những đặc trưng trong việc sử dụng hoặc huy động vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp thường tự chủ trong huy động và sử dụng vốn nên khi phân tích tài chính không còn quan tâm đến cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Trong đó, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng nhưng cũng cần gắn liền với mục tiêu thị phần nên doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng khi đánh giá hiệu quả.
Cần xem xét một cách tổng thể hiệu quả của doanh nghiệp trong tác động giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Phân tích hiệu quả hoạt động cần xem xét hiệu quả cá biệt và hiệu quả tổng hợp.
Thứ ba là phân tích rủi ro doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh nào cũng mang tính mạo hiểm nên các nhà phân tích cần quan tâm đến rủi ro doanh nghiệp để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, huy động vốn và công tác thanh toán.
Thứ tư là phân tích, xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp được nâng cao là kết quả tổng hợp từ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp và thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp trước cộng đồng. Đây cũng là cách để doanh nghiệp nâng cao vị trí của mình trên thị trường và tác động ngược lại đến hoạt động doanh nghiệp. Phân tích giá trị doanh nghiệp là phần “mở” trong phân tích tài chính.
Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính
Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh, cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh cũng như các chỉ tiêu phân tích cùng kỹ thuật so sánh.
Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu gốc được để chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích tài chính, nhà phân tích sử dụng các gốc sau:
Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Số liệu phân tích thường từ 3 đến 5 năm liền kề.
Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ trong hoạt động tài chính doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Nếu không có số liệu trung bình ngành, có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điển hình trong ngành làm căn cứ.
Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm. Các nhà quản trị thường chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức.
Các chỉ tiêu phân tích cần phải ánh cùng nội dung kinh tế có phương pháp tính toán và đơn vị đo lường như nhau. Bản chất của vấn đề này liên quan đến tính so sánh của chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp loại trừ
Phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài chính với mục đích xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chi tiêu tài chính giả định các nhân tố khác không thay đổi. Phương pháp phân tích này là công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định.
Với phương pháp loại trừ, nhà phân tích sẽ thấy được nhân tố ảnh hưởng nào chủ yếu đến khả năng sinh lời tài sản để phát hiện lợi thế hoặc bất lợi trong hoạt động doanh nghiệp và định hướng các hoạt động trong tương lai.
Phương pháp cân đối liên hệ
Đặc trưng chung của các báo cáo tài chính là thể hiện tính cân đối: Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối doanh thu, chi phí và kết quả,…
Dựa vào các cân đối trên, trong phân tích tài chính sẽ vận dụng phương pháp cân đối liên hệ để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Ví dụ, với biện động của tổng tài sản giữa hai thời điểm, phương pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào (hàng tồn kho, nợ phải thu,…) biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản doanh nghiệp. Như vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích được đánh giá đầy đủ hơn.
Phương pháp phân tích tương quan
Thông thường giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính sẽ có mối tương quan với nhau. Việc phân tích tính tương quan sẽ giúp nhà phân tích đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng tỷ số tài chính phù hợp và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp.
Ví dụ, tương quan giữa chỉ tiêu “Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản” với chỉ tiêu “Nguyên giá tài sản cố định” doanh nghiệp. Khi một trị giá khoản đầu tư xây dựng cơ bản tăng sẽ phản ánh doanh nghiệp có tiềm lực về cơ sở hạ tầng.
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
Bước 1: thu thập thông tin
Phân tích hoạt động tài chính cần sử dụng các nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá cũng như lập kế hoạch. Cần thu thập các thông tin liên quan như thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài, thông tin kế toán và các thông tin quản lý khác,… Trong đó, thông tin kế toán là quan trọng nhất phản ảnh qua các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có thể nói, phân tích hoạt động tài chính thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Bước 2: Xử lý thông tin
Tại bước này, các nhà phân tích cần xử lý thông tin đã thu thập, người sử dụng thông tin ở góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau phục vụ cho mục tiêu phân tích mà mình đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo từng mục tiêu nhất định để tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá hoặc xác định nguyên nhân của các kết quả đạt được nhằm phục vụ cho quá trình dự đoán và ra quyết định.
Bước 3: Dự đoán và ra quyết định
Sau khi đã thu thập và xử lý thông tin, người sử dụng thông tin để dự đoán nhu cầu và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh. Đối với người quản trị doanh nghiệp, sau khi đã phân tích cần đưa ra các quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp như tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận và doanh nghiệp. Với nhà cho vay và nhà đầu tư thì sẽ đưa ra các quyết định về tài trợ đầu tư,..
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về phan tich tai chinh doanh nghiep Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.