Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai

thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai

Đối với nền kinh tế thế giới hiện nay, đầu tư nước ngoài trở thành nhu cầu không thể thiếu của mỗi quốc gia, mỗi nhà đầu tư. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp đầy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoai, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của ngước ngoài góp phần nâng cao khả năng thâm nhập thị trường thế giới, tăng tiềm năng xuất khẩu. Vậy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai như thế nào? Kính mời quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Trần và Liên danh chúng tôi.

Đầu tư nước ngoài là gì?

Dưới góc độ kinh tế học, hoạt động đầu tư là hoạt động của các nhà đầu tư sử dụng các nguồn lực: tài chính, vật chất, lao động và trí tuệ để thực hiện sản xuất, kinh doanh nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội trong một thời gian tương đối dài.

Theo đó, đầu tư theo nghĩa tiếng Việt được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hiệu quả về kinh tế và xã hội. Trong khi đó, theo Black’s Law Dictionary, đầu tư “investment” được định nghĩa là sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận [44]. Theo đó, đầu tư được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, tiếp cận theo mục đích và như vậy hoạt động đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ các nguồn lực để đầu tư nhằm mục đích sinh lợi.

Đầu tư có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên từng tiêu chí: (i) Căn cứ theo khu vực kinh tế tiếp nhận vốn đầu tư gồm: đầu tư vào khu vực tư nhân và đầu tư vào khu vực nhà nước; (ii) Căn cứ theo tính chất quản lý hoặc quyền kiểm soát hoạt động đầu tư gồm: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp; (iii) Đặc biệt tiêu chí về chủ thể có thể phân chia thành đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Đối với tiêu chí này được xác định hoạt động đầu tư do cá nhân, tổ chức thực hiện tại quốc gia mà họ mang quốc tịch hoặc thường trú thì được xác định là đầu tư trong nước; đầu tư của cá nhân, tổ chức vào quốc gia mà họ không mang quốc tịch thì được gọi là đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế). Trong phạm vi luận văn chỉ tập trung phân tích đầu tư phân loại theo tiêu chí chủ thể.

Trong khoa học pháp lý có khá nhiều cách hiểu về đầu tư nước ngoài trong cả pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia. Thông thường, các quốc gia đều cho rằng đầu tư là việc huy động một nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định để tạo lợi nhuận cho tương lai. Trong khi đó, pháp luật quốc tế xác định đầu tư theo nhiều cách khác nhau, tùy vào mục đích của các điều ước/ thỏa thuận quốc tế. Đối với các BIT là các hiệp định có đối tượng là việc dịch chuyển nguồn vốn và nguồn lực qua biên giới, khái niệm “đầu tư” thường được định nghĩa rất hạn chế, trong đó đầu tư nước ngoài gắn với yếu tố kiểm soát việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Các IIA hướng tới mục tiêu bảo hộ đầu tư có xu hướng đưa ra các định nghĩa rộng và khái quát hơn về đầu tư, dựa trên yếu tố tài sản, bao gồm không chỉ các khoản vốn dịch chuyển qua biên giới, mà chúng bao gồm “mọi loại tài sản”,thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư; .

Ví dụ: Khoản 1 Điều 1 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Hungary và Cabo Verde (2019) Thuật ngữ “đầu tư” sẽ bao gồm mọi loại tài sản được đầu tư liên quan đến các hoạt động kinh tế của nhà đầu tư của một bên ký kết trên lãnh thổ của bên kia Bên ký kết phù hợp với luật pháp và quy định của Bên ký kết và sẽ bao gồm, đặc biệt, mặc dù không chỉ: (a) động sản và bất động sản cũng như bất kỳ quyền nào khác đối với tài sản còn lại như thế chấp, cam kết và các quyền tương tự; (b) cổ phiếu và giấy nợ của các công ty hoặc bất kỳ hình thức tham gia nào khác vào một Công ty; (c) yêu cầu bồi thường tiền hoặc bất kỳ hiệu suất nào có giá trị kinh tế liên quan đến sự đầu tư; (d) quyền sở hữu trí tuệ và công nghiệp, bao gồm bản quyền, nhãn hiệu thương mại, bằng sáng chế, kiểu dáng, quyền của người chăn nuôi, quy trình kỹ thuật, bí quyết, bí mật kinh doanh, địa lý chỉ dẫn, tên thương mại và lợi thế thương mại liên quan đến một khoản đầu tư; (e) bất kỳ quyền nào được trao bởi luật pháp hoặc theo hợp đồng và bất kỳ giấy phép và giấy phép nào theo luật, bao gồm các nhượng bộ để tìm kiếm, khai thác, trồng trọt hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Trong nội luật của nhiều quốc gia, khái niệm đầu tư nước ngoài có thể được định nghĩa có sự phân chia (đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài) hoặc gộp chung với định nghĩa về đầu tư nói chung. Ví dụ: Pháp luật đầu tư của Philippines quy định: “Đầu tư” là việc đưa tài sản vào doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp đang tồn tại theo quy định của Luật Philippines; và Đầu tư nước ngoài”: là hoạt động đầu tư thực hiện bởi các chủ thể không phải là công dân Philippines dưới hình thức chuyển ngoại hối và/ hoặc các hình thức tài sản thực tế khác vào lãnh thổ Philippines và được đăng ký với Ngân hàng Trung ương. Như vậy, Philippines tiếp cận với việc tách riêng định nghĩa đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, Luật đầu tư 2020 của Việt Nam không có định nghĩa “đầu tư” mà xuất hiện định nghĩa “Đầu tư kinh doanh” với nghĩa là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh (Điều 3). Việt Nam hiện nay đang tiếp cận với định nghĩa đầu tư nói chung.

Nói tóm lại đặc điểm của đầu tư nước ngoài gồm:

(i) Có sự tham gia của chủ thể là các nhà đầu tư nước ngoài; và (ii) Thực hiện bỏ một phần hoặc toàn bộ vốn (bao gồm mọi loại tài sản) vào nước sở tại nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Điều kiện để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam để thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai

Không thuộc trường hợp bị hạn chế về:

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

 Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

– Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai
thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai

Cách tránh những thủ tục phức tạp khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai

Sự phức tạp khi thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

– Lựa chọn, mục đích của nhà đầu tư nước ngoài;

– Nguồn vốn để thực hiện dự án;

– Quy mô dự án;

– Lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh;

– Pháp luật chuyên ngành cho từng lĩnh vực đầu tư;

– Hiệp định thương mại giữa quốc gia của nhà đầu tư và Việt Nam; Các công ước quốc tế mà hai bên cùng ký kết.

Các vấn đề này phải theo từng vụ việc chi tiết Luật Trần và Liên danh mới tư vấn rõ được vì phạm vi pháp lý rất rộng đòi hỏi chuyên môn sâu.

Tuy nhiên, với những ngành nghề kinh doanh đơn thuần, vốn đầu tư không quá lớn, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn phương án đầu tư: Thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sau đó nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp.

Ưu điểm của phương án này ở chỗ thời gian thực hiện nhanh chóng; nhà đầu tư tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.

Phân biệt công ty nước ngoài và công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, vẫn còn một số nhà đầu tư chưa nắm rõ được khái niệm và có sự nhầm lẫn giữa công ty nước ngoài và công ty có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến không xác định được hoặc xác định không đúng những chính sách pháp luật của Việt Nam áp dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp,Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Công ty nước ngoài là một loại hình tổ chức nước ngoài và được định nghĩa tại Khoản 32 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

“32. Tổ chức nước ngoài là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài.

Mặt khác, công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam dưới các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh và có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Từ đó có thể thấy hai loại hình công ty này có sự khác biệt lớn dựa trên pháp luật điều chỉnh quy trình thành lập của mỗi loại hình. Cụ thể, công ty nước ngoài được thành lập theo những thủ tục, quy trình theo quy định pháp luật nước ngoài, còn công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là công ty được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào giới thiệu về quy trình, thủ tục và chính sách pháp luật hiện hành với việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều kiện để thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai

Nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cá nhân và tổ chức nước ngoài, được thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai theo quy định pháp luật, trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật. Ngoài ra, nhà đầu tư phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế, trừ các trường hợp sau:

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, việc nhà đầu tư nước ngoài có được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay không cũng sẽ phụ thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư dự định kinh doanh tại Việt Nam. Chẳng hạn với ngành nghề kinh doanh hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhà đầu tư không được phép thành lập công ty có vốn nước ngoài để kinh hoạt động này vì pháp luật hiện hành quy định chỉ doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam mới được cấp phép hoạt động (theo Điều 6 Nghị định 38/2020/NĐ-CP). Hay với hoạt động kinh doanh dịch vụ sản xuất phim, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam để thành lập công ty và phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 51% vốn điều lệ của công ty (theo điểm a Phân ngành D. Dịch vụ nghe nhìnMục2.

Trên đây là bài viết tư vấn về thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Gia Lai của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline Công ty luật  để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139