Thẩm định giá tài sản thanh lý

thẩm định giá tài sản thanh lý

Để lựa chọn các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp, thẩm định viên phải căn cứ vào: Mục đích; Đặc điểm của loại tài sản thẩm định giá; Mức độ sẵn có, độ tin cậy của các thông tin, số liệu thu thập trên thị trường. Một tài sản có thể nhiều cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá khác nhau. Mỗi phương pháp thẩm định cho ra một mức giá chỉ dẫn (phương pháp thu nhập, phương pháp chi phí), hoặc nhiều mức giá chỉ dẫn (phương pháp so sánh giá bán). Cùng tìm hiểu về thẩm định giá tài sản thanh lý ngay sau đây.

Đặc thù của tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là một lĩnh vực hoạt động pháp luật có nhiều yếu tố đặc thù:

– Là một hoạt động lao động trí óc ở cường độ cao do các chuyên gia pháp luật thực hiện;

– Là hoạt động đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp cao;

– Là một hoạt động tổng hợp, được phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân tích và tổng hợp pháp luật, thu thập và đánh giá chứng cứ, tìm kiếm và áp dụng văn bản pháp luật, nhận định và đưa ra giải pháp. Các hoạt động này được tiến hành đồng thời và diễn ra trong một thời điểm;

– Là một hoạt động đa dạng; quá trình tư vấn, trợ giúp pháp lý đòi hỏi kết hợp một lúc nhiều kỹ năng như nghe, nói, phân tích, tổng hợp, giải thích, phổ biến, lý giải, đưa ra giải pháp, lời khuyên, soạn thảo văn bản, hoà giải các đối tượng với nhau…;

– Người được tư vấn, trợ giúp pháp lý thường đều có nhu cầu tìm hiểu pháp luật song trong suy nghĩ cũng còn có sự thủ suy nghĩ, nhìn lệch lạc về hành vi của đối phương, ấn tượng với các giải quyết của cơ quan Nhà nước;

Quy trình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý về thẩm định giá tài sản thanh lý

Hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là tổng hợp một chuỗi hành vi, bắt đầu từ việc nhận yêu cầu của đối tượng tư vấn cho đến khi phải đưa ra được một giải pháp cho người có nhu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý. Quá trình đó có thể được thực hiện theo các bước chung như sau:

1.Nhận đơn và xem xét đơn

2.Cung cấp thông tin pháp lý cho các đối tượng

3.Yêu cầu các đối tượng trình bày, giải thích thêm về trường hợp yêu cầu tư vấn

4.Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp qua yêu cầu của đối tượng

5.Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ

6.Giúp cho các đối tượng thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình trong các quan hệ pháp luật

7.Tra cứu văn bản pháp luật áp dụng

8.Nhận định và đưa ra các giải pháp trên cơ sở yêu cầu của đối tượng, hướng dẫn cho các đối tượng được tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cần xử sự như thế nào trong các hoàn cảnh của họ để phù hợp với pháp luật và tránh được những hậu quả pháp lý bất lợi.

Như vậy, mục đích cuối cùng của hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý là đưa ra được một lời khuyên cho đối tượng được tư vấn. Lời khuyên ở đây có thể là bằng lời nói, bằng văn bản. Lời khuyên cũng có thể được hiểu rộng ra như là những giải pháp thiết thực để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng.

Kiểm soát và quản lý trong hoạt động thẩm định giá

Để kiểm soát và quản lý hoạt động thẩm định giá phát triển đúng hướng, phát huy được vai trò tích cực trong nền kinh tế, Chính phủ các nước đều quan tâm xây dựng hành lang pháp lý, quản lý và điều hành bằng pháp luật.

Hệ thống điều hành quản lý bằng luật pháp với các dạng chung là:

– Ở những nước công nghiệp phát triển, người ta chú ý xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cần thiết cho sự điều hành vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ, trong đó có dịch vụ thẩm định giá. Còn những nước đang phát triển ( ví dụ một số nước trong khối ASEAN) thì mức độ hoàn thiện hệ thống luật pháp cho hoạt động thẩm định giá phụ thuộc khá lớn vào trình độ phát triển kinh tế, năng lực điều hành của Chính phủ và thời gian ứng dụng dịch vụ này.

– Hình thành các cơ quan của Chính phủ để quản lý hoạt động thẩm định giá và các tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở các luật lệ đã ban hành. Thường các nước có một hoặc hai Bộ chịu trách nhiệm.

– Thành lập các Hội nghề nghiệp phi chính phủ. Thông qua điều lệ, tiêu chuẩn, quy định của ngành và Hội để kiểm soát và chế tài hoạt động của cá nhân và tổ chức hành nghề thẩm định giá. Nhiều nước đã giao cho tổ chức Hội chức năng quản lý và kiểm soát khá lớn. Tại Trung Quốc,Hội Thẩm định giá được Chính phủ bảo trợ thành lập, hỗ trợ kinh phí và ủy quyền thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước như cấp giấy phép hoạt động, ban hành các tiêu chuẩn, quy tắc thẩm định giá.v.v..

Các tổ chức thẩm định giá quốc tế và khu vực

Hội là một tổ chức nghề nghiệp độc lập và phi chính phủ. Là hình thức tổ chức được các nước ưa chuộng, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn phát triển trên phạm vi khu vực và thế giới. Trong phạm vi khu vực có Hội những người thẩm định giá Châu Âu (TEGoVA), Hội những người thẩm định giá Bắc Mỹ (UPAV), Hội những người thẩm định giá các nước ASEAN (AVA)….Trên phạm vi thế giới có Ủy ban Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế (IVSC), và gần đây nhất là  Hội Thẩm định giá quốc tế (WAVO ).

Mục đích của Hội là nhằm thiết lập tiêu chuẩn của ngành, tạo sự thống nhất trong phạm vi khu vực và toàn cầu để trao đổi thông tin, phương pháp và kinh nghiệm thẩm định, nâng cao năng lực và trình độ các thẩm định viên, hỗ trợ giữa các nước với nhau để phát triển công nghệ thẩm định giá-là công nghệ khá mới mẻ ở nhiều nước hiện nay. Dưới đây là một vài đơn cử về hoạt động của các Hội mang tính thế giới và khu vực:

Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá Quốc tế (International Valuation Standard Committee – IVSC) là một tổ chức phi chính phủ được thành lập với mục đích là đưa ra các tiêu chuẩn thẩm định giá, hướng dẫn các phương pháp thẩm định giá, tiến tới thống nhất tiêu chuẩn quốc tế về thẩm định giá. Thành viên tham gia là các hội thẩm định giá chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới, và tuân thủ các quy định của Ủy ban.

Hội thẩm định viên giá ASEAN (Asean Valuer Association – AVA) là một tổ chức phi chính phủ. Mục tiêu hoạt động của Hội là củng cố quan hệ hợp tác giữa các thẩm định viên của các nước thành viên trong khối ASEAN, triển khai và thúc đẩy sự phát triển nghề thẩm định giá trong khu vực, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác thẩm định giá ở mỗi nước trong khu vực.

Việt Nam đã là thành viên của Hội thẩm định viên giá ASEAN, qua đó đã tham gia các Hội nghị thường niên, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn thẩm định giá,…

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá là gì

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó phải có thành viên là chủ sở hữu;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên góp vốn;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 thành viên hợp danh;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó có 01 thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;

Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, trong đó tối thiểu phải có 02 cổ đông sáng lập;

Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty cổ phần phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.

thẩm định giá tài sản thanh lý
thẩm định giá tài sản thanh lý

Trường hợp nào thì thẩm định giá tài sản thanh lý không cần sự cho phép?

Theo Điều 8 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán – Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định trong trường hợp việc này ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, cụ thể như sau:

“Điều 8. Về việc cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định quy định tại Điều 127 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

Ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án là trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi cản trở quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc có hành vi khác gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.

Ví dụ: Khi xem xét, thẩm định tại chỗ, bị đơn là ông B khóa cửa không cho vào thẩm định. Theo yêu cầu của nguyên đơn thì Tòa án có thể áp dụng biện pháp buộc ông B mở cửa để xem xét, thẩm định tại chỗ.

Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết là trường hợp người bị ảnh hưởng không phải là đương sự trong vụ án nhưng việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người đó.”

Như vậy, nếu có căn cứ xác định chủ sở hữu còn lại của căn nhà cố tình cản trợ việc thẩm định, định giá tài sản thì Tòa án hoàn toàn có thể áp dụng quy định trên về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định để thực hiện thẩm định giá tài sản.

Thẩm định viên, tổ chức thẩm định giá, doanh nghiệp đều phải thủ theo quy trình thẩm định giá tài sản thanh lý chung gồm 6 bước “theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 5” như sau:

Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.

Lên kế hoạch thẩm định giá.

Khảo sát thực tế, thu thập thông tin (thẩm định giá hiện trạng).

Phân tích thông tin

Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.

Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan.

Lập kế hoạch thẩm định giá tài sản thanh lý, bao gồm:

Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ phạm vi, nội dung công việc, tiến độ thực hiện từng nội dung công việc và tiến độ thực hiện của toàn bộ cuộc thẩm định giá.

Nội dung kế hoạch bao gồm:

Xác định mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và nội dung công việc.

Xác định phương thức, cách thức tiến hành thẩm định giá.

Xác định dữ liệu cần thiết cho cuộc thẩm định giá, các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản thẩm định giá, tài sản so sánh.

Xác định và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy và phải được kiểm chứng: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá.

Xây dựng tiến độ thực hiện, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

Xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực: Lập phương án phân công thẩm định viên và các cán bộ trợ giúp thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng, đảm bảo việc áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp.

Khảo sát thực tế, thu thập thông tin thẩm định giá tài sản thanh lý

Khảo sát thực tế thẩm định giá tài sản thanh lý

Thẩm định viên phải trực tiếp tham gia vào quá trình khảo sát, ký biên bản khảo sát hiện trạng tài sản và thu thập số liệu về thông số của tài sản thẩm định giá và các tài sản so sánh

Đối với từng loại tài sản cụ thể thẩm định viên cần xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá và tiến hành thu thập các thông tin phù hợp với các yếu tố đó, phù hợp với cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá lựa chọn.

Tùy từng loại tài sản: máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất, bất động sản, doanh nghiệp, dự án, tài sản vô hình, sẽ có những thông tin thu thập khác nhau. Ngoài ra, thẩm định viên phải thu thập các thông tin như các thông tin liên quan đến tính pháp lý của tài sản; các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, chính sách thuế, thu nhập, các điều kiện giao dịch của tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh, các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, sở thích và động thái người mua – người bán tiềm năng, tình hình lạm phát, các chỉ số giá đối với nhóm tài sản cụ thể (nếu có)

Đối với máy móc, thiết bị: Khảo sát và thu thập số liệu về chỉ tiêu và đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, đặc điểm dây chuyền công nghệ, nhà sản xuất, xuất xứ, nhãn hiệu, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, công suất, quy mô, kích thước, chất liệu, mức độ hao mòn và các đặc điểm khác ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thẩm định giá và các tài sản so sánh…

Đối với bất động sản: Khảo sát và thu thập số liệu về vị trí thực tế của bất động sản, so sánh với vị trí của các bất động sản khác trong cùng khu vực, mô tả các đặc điểm pháp lý liên quan đến bất động sản; diện tích đất và công trình kiến trúc gắn liền với đất; đặc điểm hình học của bất động sản; loại hình kiến trúc, vật liệu xây dựng công trình; thời điểm hoàn thành và thời điểm đưa vào sử dụng công trình, tuổi đời, tình trạng sửa chữa và bảo trì; cảnh quan, môi trường xung quanh; mục đích sử dụng tại thời điểm thẩm định giá; các số liệu về kinh tế – xã hội, môi trường, quy hoạch và những yếu tố khác có tác động đến giá trị của bất động sản…

Đối với doanh nghiệp: Khảo sát và thu thập số liệu về ngành nghề kinh doanh, vị trí kinh doanh trong ngành, thành viên góp vốn, năng lực quản trị, quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và nhà cung cấp; các khoản doanh thu và chi phí của doanh nghiệp; hiện trạng về tài sản, tổng giá trị tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định giá; môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường khoa học – công nghệ, các đơn vị cạnh tranh, cơ chế quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp; các thông tin khác ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp.

Đối với tài sản tài chính: Khảo sát thu thập thông tin về thị trường, thu nhập từ tài sản tài chính mang lại, quyền lợi và lợi ích có được từ việc nắm giữ tài sản, tính thanh khoản của tài sản tài chính. Đối với từng loại tài sản tài chính cụ thể, thẩm định viên thu thập số liệu về các chỉ số đánh giá có thể áp dụng với loại tài sản tài chính cụ thể cũng như các đặc điểm khác ảnh hưởng tới giá trị của tài sản tài chính.

Trên đây là bài viết tư vấn về thẩm định giá tài sản thanh lý của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.­­

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139