1. Khái niệm an ninh quốc gia là gì ?

An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển vững mạnh về mọi mặt: chế độ xã hội, dân cư, không gian sinh tồn, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khả năng phòng thủ đất nước; sự bảo đảm an toàn, trật tự tổ chức đời sống lao động, sinh hoạt xã hội của dân cư theo pháp luật của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
An ninh quốc gia bao gồm các nội dung an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại… và trật tự, an toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; an ninh đối với những cơ sở quan trọng nhất của sự sinh tồn và phát triển của quốc gia.
Luật an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ sáu thông qua ngày 3.12.2004 khẳng định an ninh quốc gia chính là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. An ninh quốc gia có hai mặt cơ bản:
– Sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ và Nhà nước;
– Sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Hai yếu tố này có quan hệ hữu cơ với nhau, ảnh hưởng, thậm chí quy định lẫn nhau; giải quyết mặt nà.y sẽ tăng cường củng cố mặt kia và ngược lại. Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống lại mọi hoạt động xâm hại an ninh quốc gia; là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân, trong đó công an nhân dân và quân đội nhân dân là những lực lượng nòng cốt.

2. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia là như thế nào?

+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lí thống nhất của Nhà nước ; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
+ Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – văn hoá, xã hội ; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng với hoạt động đối ngoại.
+ Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm :
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ công an nhân dân .
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân dân.
+ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển.
.Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm : Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
Trật tự, an toàn xã hội : trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định.
Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm : Chống tội phạm ; giữ gìn trật tự nơi cộng cộng ; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ; phòng ngừa tai nạn ; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường… Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.

3. Chính sách an ninh quốc gia theo luật hiến pháp là như thế nào?

Phương hướng phát triển lực lượng công an nhân dân được quy định tại Điều 67 Hiến pháp năm 2013 là:
“Nhà nước xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chổng tội phạm”.
Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để bảo vệ những thành quả của cách mạng, trấn áp những phần tử phản động, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, Chủ tịch Chính phủ đã ra sắc lệnh số 23 ngày 21/02/1946 về việc thành lập Việt Nam công an vụ thuộc Bộ Nội vụ. Mọi thành quả của cách mạng Việt Nam đều có công lao đóng góp của lực lượng công an nhân dân. Hiện nay tình hình an ninh, trật tự xã hội còn phức tạp. Các thế lực thù địch ở trong nước và ngoài nước cấu kết với nhau, ra sức khai thác cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội và những sơ hở của Nhà nước ta để chống phá. An ninh nội bộ, an ninh kinh tế, tư tưởng văn hoá, an ninh biên giới còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở thành phố, thị xã còn nhiều phức tạp, tình hình thất thoát lớn tài sản, tham nhũng, buôn lậu, đạo đức suy đồi… đang là những vấn đề nóng bỏng. Tình hình trên đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, quản lý xã hội một cách có hiệu quả hơn. Riêng đối với công an nhân dân là “lực lượng nòng cốt” trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội càng phải được củng cố và xây dựng nhằm đảm nhiệm trọng trách được giao.
Vì vậy, Nhà nước ta chủ trương “xây dựng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tỉnh nhuệ, từng bước hiện đại” (Điều 67 Hiến pháp năm 2013). Chủ trương đó là hoàn toàn phù họp với thực tế của xã hội Việt Nam.

4. Tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định như thế nào?

Tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội, chế độ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm hại sự tồn tại, sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
Một đất nước muốn bền vững, giàu mạnh thì cần trừng trị nghiêm khắc những tư tưởng, hành động nhằm chống phá chính quyền nhà nước, phá hủy hệ thống cơ quan chính quyền. Do vậy, mỗi quốc gia đều ban hành quy định về tội phạm này.
Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là nhóm tội phạm được quy định tại chương đầu tiên trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Nhóm tội phạm này có tính chất nguy hiểm cho xã hội rất đặc biệt vì có khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội giữ vị trí quan trọng có tính quyết định trong hệ thống các quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Đó là an ninh quốc gia. Đảm bảo an ninh quốc gia là điều kiện cần thiết cho sự đảm bảo các quan hệ xã hội khác. Trong đó, an ninh quốc gia được hiểu “là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chù nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quổc Xét về cơ cấu, an ninh quốc gia còn được hiểu là tổng thể các vấn đề an ninh trên các lĩnh vực khác nhau như an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng – văn hoá, an ninh xã hội, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại… Trong đó, an ninh chính trị là trung tâm, giữ vai trò quyết định của an ninh quốc gia. Trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia có tội có thể xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể nhưng cũng có tội chỉ có thể xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực cụ thể nhất định. Tuy nhiên, tội xâm phạm an ninh quốc gia thuộc lĩnh vực chính trị cũng được coi là xâm phạm an ninh quốc gia trong tổng thể do ý nghĩa quyết định của lĩnh vực an ninh này.
Căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam và quốc tế; dựa trên kinh nghiệm đấu tranh chống các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia:
Điều 3 Luật an ninh quốc gia năm 2004. gia cũng như kinh nghiệm lập pháp hình sự trong lĩnh-vực này, bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định từ Điều 108 đến Điều 121 mười bốn tội danh khác nhau thuộc chương XIII “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.
tội phản bội tổ quốc
tội phản bội tổ quốc
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 là văn bản quy phạm pháp luật hình sự đầu tiên sử dụng khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia”. Tuy nhiên, khái niệm này được sử dụng khi đó với nghĩa rộng hơn so với hiện nay. Theo bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm hai nhóm tội phạm: Nhóm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và nhóm các tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia. Hai nhóm tội phạm này khác nhau trước hết ở mục đích phạm tội. Nhóm tội phạm thứ nhất có mục đích chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhóm tội phạm thứ hai không có mục đích phạm tội này. Nhóm tội thứ nhất gồm: Tội phản bội Tổ quốc; Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; Tội gián điệp; Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; Tội bạo loạn; Tội hoạt động phỉ; Tội khủng bố; Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tể – xã hội; Tội phá hoại chính sách đoàn kết; Tội tuyên truyền chống chế độ xã hội chủ nghĩa; Tội phá rối an ninh; Tội chống phá trại giam; Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân. Nhóm tội thứ hai gồm: Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thủy; Tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài trái phép; Tội xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại nước ngoài trái phép; Tội vi phạm các quy định về hàng không; Tội vi phạm các quy định về hàng hải; Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật nhà nước; Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước, tội làm mất tài liệu bí mật nhà nước; Tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; Tội làm tiền giả, tội tàng trữ, lưu hành tiền giả, tội phá hủy tiền tệ; Tội truyền bá văn hoá đồi trụy.
Trong bộ luật hình sự năm 1999, khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” được sử dụng theo nghĩa như hiện nay và tương ứng với khái niệm “Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” đã được sử dụng trong bộ luật hình sự năm 1985. Kể từ đây, khái niệm “Các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia” và khái niệm “Các tội khác xâm phạm an ninh quốc gia” không còn được sử dụng. Các tội danh cụ thể thuộc “Các tội phạm khác xâm phạm an ninh quốc gia” đã được đưa về các chương tội phạm tương ứng. Vỉ dự. Tội chiếm đoạt máy bay, tàu thuỷ; Tội phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia được đưa về chương Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; Tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới được đưa về chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế;..
Trong BLHS năm 2015, khái niệm “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” được sử dụng theo nghĩa như đã được sử dụng trong bộ luật hình sự năm 1999. Tuy vẫn quy định 14 tội danh thuộc “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia” như bộ luật hình sự năm 1999, nhưng bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ “Tội hoạt động phỉ” và tách “Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm mục đích chống chính quyền dân chủ nhân dân” thành hai tội danh độc lập là “Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 120) và “Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân” (Điều 121).

5. Phân tích yếu tố cấu thành tội “ Phản bội Tổ quốc”?

5.1 Tội phản bội Tổ quốc được quy định như thế nào trong Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 mới ?

Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc
1. Công dần Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc từ hĩnh.
2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tĩnh tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5.2 Bình luận về “Tội phản bội Tổ quốc” theo quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017?

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội phản bội Tổ quốc; khoản 2 quy định trường hợp phạm tội giảm nhẹ và khoản 3 quy định khung hình phạt cho trường họp chuẩn bị phạm tội.
Theo khoản 1 của điều luật, tội phản bội Tổ quốc có các dấu hiệu pháp lý sau:
– Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định là công dân Việt Nam – người có quốc tịch Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam hoặc đang định cư ở nước ngoài. Theo đó, chỉ người là công dân Việt Nam mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội được quy định tại điều luật. Tuy nhiên, người không phải là công dân Việt Nam vẫn có thể thực hiện được hành vi đồng phạm như hành vi giúp sức của tội phạm này. Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định là người từ đủ 16 tuổi trở nên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điếu 12BLHS.
-Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phản bội Tổ quốc được quy định là hành vi câu kết với nước ngoài. Theo Từ điển tiếng Việt, câu kết được hiểu là sự “hợp thành phe cảnh để cùng thực hiện ãm mưu xẩu xa”. Từ đó, có thể hiểu câu kết với nước ngoài là hành vi liên kết, hợp sức với nước ngoài, có thể là cá nhân hay nhóm người không phải là công dân Việt Nam hay có thể là một tổ chức nước ngoài hay cũng có thể là nước ngoài với tính chất là một nhà nước. Sự câu kết giữa người phạm tội với nước ngoài có thể được thể hiện qua các hành vi cụ thể như: Cùng bàn bạc về ý đồ và kế hoạch gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cho lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh hoặc cùng bàn bạc, thống nhất về sự tài trợ của nước ngoài cho người phạm tội trong việc chuẩn bị, trong việc thực hiện kế hoạch gây nguy hại nói trên;.. Trên thực tế, sự câu kết cũng có thể được thể hiện qua chính hành vi nhận sự tài trợ nói trên như nhận tài trợ tài chính, nhận tài trợ vũ khí, phương tiện kỹ thuật V.V..
-Dấu hiệu lỗi của chủ thể và dấu hiệu mục đích phạm tội
Hành vi câu kết đã thể hiện lỗi của chủ thể là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được đày đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện.
Khi thực hiện hành vi câu kết, người phạm tội nhằm mục đích gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cho lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủi nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Khoản 1 Điều 51 BLHS đã liệt kê các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và khoản 2 của điều này cũng cho phép Tòa án coi các tình tiết khác cũng có thể là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chỉ có một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong các tình tiết đã được quy định có khả năng xảy ra ở tội phạm này như tình tiết “tự thú”; “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” V.V..
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt cho trường hợp chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Đây là trường họp chủ thể chưa thực hiện hành vi “câu kết với nước ngoài…” nhưng đã có hành vi tạo điều kiện cho việc thực hiện hành vi nấy như chuẩn bị kế hoạch phạm tội hoặc đã có hành vi lập nhóm hay tham gia nhóm có kế hoạch câu kết với nước ngoài…
Quy định này là điểm mới của BLHS năm 2015 so với BLHS năm 1999, thể hiện rõ đường lối xử lý có sự phân hóa trách nhiệm hình sự một cách rõ ràng giữa trường hợp chuẩn bị phạm tội và trường họp tội phạm hoàn thành ở tội phản bội Tổ quốc.