Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Hôn nhân được xây dựng là để hai bên vợ chồng tìm kiếm hạnh phúc, cùng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, chính vì vậy trong mỗi cuộc hôn nhân, ly hôn có lẽ là kết cục không ai mong muốn.

Thế nhưng khi mục đích hôn nhân không thể đạt được, cuộc sống chung giữa vợ chồng lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục sống chung thì ly hôn có lẽ là điều không thể tránh khỏi. Khi không thể tránh khỏi đổ vỡ người khổ đau không chỉ có vợ chồng mà chịu nhiều thiệt thòi nhất có lẽ là đứa con.

Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Trần và Liên Danh về việc ai có quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn theo quy định mới nhất năm 2022.

Cách giải quyết vấn đề con chung khi ly hôn

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 hiện nay quy định khi ly hôn hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về quyền nuôi con, trong trường hợp không thể tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa giải quyết.

Trong trường hợp có thể tự thỏa thuận, hai bên ghi rõ vào trong đơn ly hôn về vấn đề con chung là tự thỏa thuận, khi ra tòa giải quyết ly hôn, tòa sẽ không đề cập đến vấn đề này như một loại tranh chấp nữa.

Trường hợp vợ chồng không thể tự thỏa thuận được, có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền nuôi con chung có thể trình bày trực tiếp trong đơn ly hôn gửi đến Tòa án để được giải quyết.

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo luật định

Quy định về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, chăm nom, giáo dục con được quy định cụ thể tại Điều 81 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014, theo đó, trong trường hợp hai bên không thể tự thỏa thuận được quyền nuôi con thì khi ra tòa quyền trực tiếp nuôi con có thể được phân định như sau:

+ Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi, trừ trường hợp mẹ đủ điều kiện trực tiếp nuôi bé.

+ Con từ 3 đến dưới 07 tuổi, tòa án căn cứ dựa trên điều kiện của hai bên.

+ Con từ 07 tuổi trở lên, Tòa án căn cứ dựa trên nguyện vọng của bé.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật hiện nay đã quy định, con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi. Tuy nhiên có phải mọi trường hợp khi con nhỏ hơn 03 tuổi quyền nuôi con vẫn thuộc về mẹ bé?

Hiện nay, trong luật Hôn nhân và gia đình quy định trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ trực tiếp giao cho mẹ bé nuôi dưỡng, do khi bé nhỏ hơn 3 tuổi, cơ thể bé vẫn còn vô cùng yếu ớt và cần có sự chăm sóc của người mẹ, chẳng hạn như là cho con ăn bằng sữa mẹ, dạy con ăn uống, chăm lo sức khỏe cho con thì người mẹ vẫn là người thích hợp nhất trong giai đoạn này.

Sau 36 tháng đầu, khi bé đã cứng cáp hơn thì Tòa có thể căn cứ dựa trên điều kiện của hai bên bố mẹ, xem ai là người có thể tạo điều kiện cũng như là chăm sóc cho bé một cách tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh thần.

Và khi bé 07 tuổi là lúc bé đã có nhận thức về tình cảm của riêng mình, bé có thể tự quyết định sống với ai mà bé cảm thấy yêu quý hay thích hợp với bé hơn, và Tòa sẽ quyết định dựa trên nguyện vọng của bé.

Pháp luật Việt Nam luôn ưu tiên để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ nhỏ, ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

Điều này thể hiện không chỉ ở trong Luật Hôn nhân gia đình, mà còn được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác, lấy ví dụ như tại Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các trường hợp được miễn chấp hành hình phạt tù, người nữ phạm tội hình sự có thể được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù khi đang mang thai, hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trường hợp mang thai thì có thể tạm hoãn đến khi con sinh ra đủ 36 tháng tuổi.

Trường hợp nào mà cha được nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi không?

Có các trường hợp mà người cha có thể trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 03 tuổi, cụ thể như sau:

– Trường hợp hai vợ chồng tự thỏa thuận quyền nuôi con khi ly hôn.

Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình được xây dựng tốt thì xã hội cũng sẽ tốt, mỗi gia đình sẽ có trách nhiệm giáo dục đứa trẻ của mình để chúng lớn lên trở thành người tốt, cống hiến cho xã hội, cống hiến cho đất nước, do vậy việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dạy trẻ là điều vô cùng quan trọng.

Trong trường hợp hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận được quyền nuôi con thuộc về ai, thì Tòa án vẫn sẽ tôn trọng quyết định của hai người.

Chẳng hạn khi ly hôn, hai vợ chồng mỗi người một nơi cư trú, người vợ cảm thấy đứa con sống với chồng sẽ tốt hơn khi sống với bản thân, khi bé sống với mình chị sẽ không đủ điều kiện để quan tâm chăm sóc bé và đồng thời người chồng cũng có nguyện vọng được nuôi dưỡng con, thì hai người có thể tự thỏa thuận để người chồng nuôi con.

– Trường hợp người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm nom, giáo dục con.

Trường hợp người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con ở đây là gì? Điều kiện ở đây cũng là những thứ có thể tác động đến cả thể chất, tinh thần cũng như là việc giáo dục con. Chẳng hạn như trường hợp người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.

Những điều kiện khác chẳng hạn như là điều kiện về kinh tế, người vợ sau khi ly hôn không có chỗ ở ổn định để hai mẹ con cùng sinh sống, hoặc có chỗ ở nhưng chỗ ở tồi tàn, xuống cấp không đảm bảo cho sức khỏe của con nhỏ, có thể khiến bé dễ bị nhiễm bệnh…

Người vợ không có việc làm, thu nhập ổn định, hoặc vì đi làm cả ngày mà cũng không thể gửi ai nhờ trông nom, chăm sóc con.

Trường hợp người mẹ có lối sống trụy lạc, sa đọa, như là thường xuyên tụ tập đánh bạc, sử dụng những chất kích thích nguy hiểm như rượu, ma túy dẫn đến không kiểm soát được hành vi…

Trường hợp người mẹ có dấu hiệu bạo lực, thường xuyên la lối, quát nạt, đánh đập, ngược đãi, bỏ đói con, thì cũng khó có thể được Tòa quyết định cho nuôi bé vì điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, tinh thần của bé.

Hoặc những trường hợp khác trong thực tế dẫn đến người mẹ không có khả năng trực tiếp nuôi dưỡng con thì quyền nuôi con có thể thuộc về người cha.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện tại con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên cho mẹ trực tiếp chăm sóc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục bé.

quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn
quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn

Tóm tắt câu hỏi:

 Chào luật sư, Tôi có một vấn đề muốn xin tư vấn như sau: Hai vợ chồng tôi đang thực hiện thủ tục ly hôn.

Chúng tôi có một con chung 2 tuổi. Tôi có tìm hiểu quy định của pháp luật và biết được rằng con dưới 3 tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, vợ tôi chỉ làm công việc nội trợ ở nhà, thỉnh thoảng đi giúp việc cho những nhà quanh khu phố nếu có ai đó cần; còn tôi đang là công chức nhà nước, có nguồn thu nhập ổn định.

Tôi rất muốn giành quyền nuôi con bởi vì vợ tôi là người có nhiều tính xấu, từng có lần ăn cắp vặt nên tôi không muốn con sống với mẹ. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp của mình, tôi có thể giành quyền nuôi con được không?

Chân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của hai vợ chồng được xác định như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

  1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  1. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, theo quy định tại Khoản 3 thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Quy định ưu tiên này được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của con vì con còn nhỏ, rất cần sự chăm sóc của mẹ.

Tuy nhiên, trong trường hợp của anh, anh vẫn có thể giành được quyền nuôi con nếu anh có thể chứng minh vợ anh không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, cụ thể như sau:

Thứ nhất, anh cần chứng minh về thu nhập, vợ anh không có thu nhập ổn định nên sẽ khó có thể cung cấp được điều kiện vật chất để có thể nuôi con.

Thứ hai, anh cần chứng minh vợ mình có tư cách đạo đức không tốt, nếu tiếp tục nuôi dạy con sẽ có thể ảnh hưởng xấu đến con khi lớn lên.

Nếu anh có thể làm rõ được rằng vợ mình không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì dù con dưới 36 tháng tuổi nhưng Tòa án sẽ cân nhắc xem sẽ giành quyền nuôi con cho vợ anh hay anh.

Quyền nuôi con dưới 2 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, hiện nay cháu đang có một cháu 2 tuổi, hai vợ chồng cháu muốn ly hôn. Hiện nay, vợ chồng cháu có 2 ngôi nhà nhưng tài sản này hai vợ chồng cháu tự giải quyết được. Nhưng còn đối với con chung thì cháu và vợ đều tranh chấp quyền nuôi con. Xin hỏi, cháu nên làm thế nào để được quyền nuôi con.

Luật sư tư vấn:

Theo ghi nhận tại Điều 51, Luật hôn nhân và gia đình 2014 về thuận tình ly hôn đã quy định:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho mình. Về vấn đề con chung của hai vợ chồng, tại Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình đã quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, về nguyên tắc vợ chồng bạn khi ly hôn có thể thoả thuận về người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Tuy nhiên, do cháu bé hiện mới 24 tháng tuổi, nghĩa là cháu bé vẫn dưới 36 tháng tuổi mà theo quy định tại khoản 3, Điều 81 áp dụng với trường hợp của bạn thì con của bạn sẽ do mẹ của cháu trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được với nhau về việc bạn hay vợ bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con; cũng như nếu bạn có đủ cơ sở để chứng minh việc vợ bạn không đảm bảo được các quyền lợi của con (như điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục;

Đặc biệt là các điều kiện cần thiết cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm về việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con) trong khi đó, bạn lại đáp ứng được đầy đủ được những điều kiện này, thì Tòa án có thể xem xét, quyết định cho bạn được quyền nuôi con.

Hơn nữa, bạn có thể chứng minh cho tòa về sự vô trách nhiệm của người mẹ không chăm sóc con, nhất là khi con ốm đau.

Điều này sẽ có lợi hơn cho bạn trong việc giành được quyền nuôi con vì người trực tiếp nuôi dưỡng con ngoài điều kiện về kinh tế thì phải đảm bảo sự phát triển về tình thần cho đứa trẻ, người nuôi dưỡng con có trách nhiệm hơn sẽ đảm bảo cho đứa trẻ phát triển tốt nhất về tinh thần.

Tóm lại, khi quyết định trao quyền nuôi con cho người vợ hay người chồng, Tòa án đều phải xem xét quyền lợi về mọi mặt của cháu bé trên thực tế. Vì vậy, nếu bạn chứng minh được điều kiện kinh tế của bạn tốt hơn người vợ thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai? Mọi vướng mắc xin vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Trần và Liên Danh.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139