Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất

mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi diễn ra nhiều trong đời sống, đặc biệt là đối với những người nhẹ dạ cả tin. Khi bị lừa đảo, người bị lừa đảo nên nhanh chóng tố giác đến cơ quan để được giải quyết. Vì vậy, mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất sẽ được chúng tôi cung cấp qua bài viết sau đây.

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Cơ quan, tổ chức.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, Luật sư hình sự giỏi.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản cho và sau đó chiếm đoạt tài sản được giao.

Vậy Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dạng văn bản thể hiện dưới hình thức nhất định trong đó có nội dung liên quan đến việc tố cáo một chủ thể có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo

Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

Người tố cáo có các quyền sau đây:

a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;

b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;

c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;

đ) Rút tố cáo;

e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;

d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;

đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;

b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;

c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;

d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;

đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;

e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;

b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo

Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà người tố cáo có được;

b) Yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

c) Yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;

d) Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;

đ) Kết luận nội dung tố cáo;

e) Xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;

b) Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;

c)Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo;

d) Thông báo cho người tố cáo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, việc chuyển vụ việc tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;

đ) Thông báo cho người bị tố cáo về nội dung tố cáo, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo; gửi kết luận nội dung tố cáo cho người bị tố cáo;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo; tư vấn luật hình sự chi tiết

g) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.

Khi nào xác định là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 được cấu thành tội phạm khi đáp ứng các yếu tố sau:

– Chủ thể: là người trên 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định.

– Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện qua hành vi:

Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối như đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối không biết được có hành vi gian dối và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hình ảnh, bằng hành động, … Hoặc kết hợp bằng nhiều cách thức khác nhau.

mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất
mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất

Đặc điểm quan trọng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thủ đoạn gian dối của người phạm tội phải có trước hành vi chiếm đoạt, nó phải là nguyên nhân trực tiếp khiến người bị hại tin là thật mà giao tài sản cho người phạm tội.

– Hậu quả: theo quy định Điều 174, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng mà kèm các dấu hiệu sau thì cũng cấu thành tội phạm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

– Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

– Mặt chủ quan:

+ Thực hiện phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.

+ Mục đích: mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại.

Những nội dung cần phải có trong đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần đảm bảo những nội dung sau đây:

– Thời gian làm đơn tố cáo.

– Cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo: Cơ quan điều tra công an quận/huyện hoặc Viện kiểm sát nhân dân nơi người làm đơn tố cáo cư trú.

– Thông tin của người làm đơn tố cáo: họ và tên, năm sinh, số CMND cùng ngày cấp và nơi cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại liên hệ.

– Thông tin của người bị tố cáo (người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản): họ và tên, năm sinh, địa chỉ.

– Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nội dung cụ thể của hành vi.

– Căn cứ pháp lý xác định hành vi.

– Hậu quả, thiệt hại xảy ra.

– Nội dung yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xác minh, điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản để xử lý.

– Người tố cáo ký, ghi rõ họ tên.

Chú ý: Là một trường hợp nhỏ của lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lừa đảo tài chính quốc tế qua mạng internet, Facebook đang diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp. 

Hướng dẫn viết đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi viết đơn tố cáo, người viết đơn cần chú ý những vấn đề sau:

– Thông tin của người bị tố cáo – là người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

+ Cung cấp thông tin càng cụ thể càng tốt.

+ Các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở hiện tại, thông tin số điện thoại, hiện tại người đó có ở nơi cư trú không hay thay đổi nơi cư trú liên tục, thông tin số CMND hay CCCD (nếu có).

– Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

+ Mô tả chi tiết hành vi: Vào thời gian nào, diễn biến sự việc ra sao.

+ Cung cấp các tin nhắn, hình ảnh, file ghi âm, giấy tờ kèm theo.

– Căn cứ pháp lý xác định hành vi: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

+ Chủ thể thực hiện hành vi lừa đảo: Người trên 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Mặt chủ quan: Lỗi cố ý, mục đích chiếm đoạt tài sản.

+ Mặt khách quan: Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra các thông tin sai sự thật/thông tin giả, bằng nhiều cách khác nhau để tiếp cận, tạo niềm tin và chiếm đoạt tài sản.

+ Hậu quả: Nêu cụ thể số tiền hay tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt.

– Hậu quả, thiệt hại xảy ra: Số tiền hay tài sản bị lừa đảo chiếm đoạt là bao nhiêu, nêu cụ thể, chính xác. Cung cấp các bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho thông tin về thiệt hại này.

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác minh thông tin, xem xét điều tra và xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Người tố cáo ký, ghi rõ họ tên.

 Lưu ý: Những thông tin cung cấp cần khách quan, chính xác, cụ thể để cơ quan điều tra có cơ sở, đầu mối thực hiện hoạt động điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Hiện nay, các hành vi lừa đảo qua mạng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hoặc xử lý hình sự theo chế tài của Bộ luật hình sự 2015. 

Đơn trình báo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do – Hạnh phúc

………, ngày … tháng … năm 20…

ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo của …)

Kính gửi:

·         CÔNG AN QUẬN ………………

·         VIỆN KIỂM SÁT……………….

Họ và tên tôi: …… ……….. … Sinh ngày: …/ …./ 19…

CMND/CCCD số: ………………………

Ngày cấp: …./ …/ 20… Nơi cấp: Công an tỉnh …

Hộ khẩu thường trú: … (Ghi theo nơi cư trú ghi trên Sổ hộ khẩu của gia đình)

……………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …… (ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại)

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh: … (điền tên của người có hành vi lừa đảo): …………. Sinh ngày: …

Chứng minh nhân dân/CCCD số: ………………

Ngày cấp:…… Nơi cấp: …………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………

Vì anh đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là Nguyễn Văn A Sự việc cụ thể như sau:

……………………………………………

……………………………………………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định anh Nguyễn Văn A đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh Nguyễn Văn A đã chiếm đoạt số tiền là …… triệu đồng của tôi.

Tôi cho rằng hành vi của anh …… có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Bộ luật hình sự năm 2015: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:…”

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh …… Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh Nguyễn Văn A về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc anh Nguyễn Văn A phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.

 

Người tố cáo

(ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản mới nhất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139