Quyền thừa kế tài sản khi cha mất

quyền thừa kế tài sản khi cha mất

Nếu người để lại di sản mất đi thì những người được hưởng di sản sẽ tiến hành phân chia tài sản thừa kế như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho những người được hưởng di sản. Xoay quanh những vấn đề liên quan đến quyền thừa kế tài sản khi cha mất.

Luật Trần và Liên Danh xin cập nhập một số thông tin liên quan để quý khách hàng có thể tham khảo như sau:

Quyền thừa kế sau khi cha mẹ mất?

Thưa luật sư, cho tôi xin hỏi bố tôi mất cách đây đã 40 năm. Mẹ tôi sinh được 6 người con 4 trai và 2 gái. Một bác đầu do tham gia chiến tranh nên đã mất lúc còn trẻ chưa có gia đình. 2 người con trai và 1 chị gái của tôi thì đã lập gia đình.

Tôi thì được mẹ cho làm nhà ở trên mảnh đất của bà. Và đứa em trai út cũng ở đó. Bà nói sau này sẽ cho tôi và đứa em út miếng đất đó anh em đều không nói gì nhưng mẹ vẫn đứng tên.

Cho đến một ngày em trai út tôi qua đời đột ngột thì giấy tờ vẫn chưa sang tên mà mẹ tôi thì đã bị lẫn không còn minh mẫn để quyết định gì nữa thì thừa cơ hội đó ông anh đầu của tôi đã ra dành làm thêm một cái nhà trên mảnh đất đó, còn hù dọa là sẽ cầm quyền hết không cho nhà tôi với em trai tôi làm sổ đỏ tách thửa, do tôi là con gái và em tôi thì đã mất.

Giờ cho tôi xin hỏi nếu mẹ tôi mất thì manh đất đó được chia như thế nào? Hiện tại mảnh đất đó có 3 cái nhà của em út tôi, của tôi, và một cái của ông anh đầu mới ra xây?

Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn nhiều.

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 650, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

Không có di chúc;

Di chúc không hợp pháp;

Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Người thừa kế theo pháp luật:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp của bạn, khi mẹ bạn mất, phần đất của mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật.

Do gia đình có 06 người con nhưng 01 người đã mất và không có con, chính vì vậy phần đất của mẹ bạn để lại sẽ được chia đều cho 05 phần gồm 4 người con còn lại còn sống và 01 phần là phần thừa kế thế vị cho vợ con của chú út.

Hiện tại, trên mảnh đất có 03 căn nhà của bạn, chính vì vậy việc phân chia phần đất của các mẹ bạn để lại sẽ được căn cứ vào thỏa thuận của những người hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Họp mặt những người thừa kế:

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

Cách thức phân chia di sản.

Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

quyền thừa kế tài sản khi cha mất
quyền thừa kế tài sản khi cha mất

Tư vấn quyền thừa kế của con riêng?

Thưa luật sư, Xin Luật sư tư vấn cho em hướng giải quyết trong trường hợp sau: Trước đây khi chưa cưới mẹ em, ba em đã có con với người làm trong gia đình, không ai biết đó là con của ba em trừ bà nội. Vì vậy bà đã nuôi hai mẹ con người đó và còn làm giấy khai sinh cho đứa trẻ lấy họ của bà nội.

(Chuyện này xảy ra khi em chưa ra đời nên em cũng không rõ lắm, giờ họ giống như người trong gia đình) Sau đó ba em cưới mẹ em và đẻ ra 5 đứa con (mẹ em cũng không biết gì về chuyện này cho đến khi bà nội mất, trước đây mẹ chỉ tưởng người đó chữa hoang nên nội em thương tình đem về nuôi vì nôi em là bà đỡ đẻ).

Trước khi bà nội mất bà có nói bóng gió về chuyện đó nên các o và các bác ai cũng nghi ngờ và nói bóng gió người đó là con của ba em mỗi khi có tụ họp gia đình làm mẹ em buồn, lo nghĩ và phát bệnh, trong khi ba em vẫn không nói gì về chuyện đó. Năm anh chị em em rất thương mẹ nhưng cũng không dám hỏi vì sợ ba buồn nên vẫn coi như không biết.

Mọi chuyện vẫn rất mập mờ. Xin cho em hỏi là sau này nếu một trong hai người ba hoặc mẹ mất đi mà người con ngoài giá thú đó đến nhận cha con thì người con ngoài giá thú này có được hưởng quyền thừa kế như 5 đứa con ruột hay không?

Nếu ba mẹ em đã làm di chúc viết rằng sau khi một trong hai người mất đi thì tài sản thuộc quyền quyết định của người còn lại. mà như em được biết thì như vậy có nghĩa là người còn lại sẽ toàn quyền quyết định số tài sản đó.

Năm chị em em sẽ không được quyền gì? Chuyện thừa kế em không quan trọng lắm nhưng em không muốn tài sản ba mẹ em khổ cực làm ra sau khi lấy nhau lại vào tay người khác ngoài ba hoặc mẹ và năm chị em em.

Xin Luật sư tư vấn phải làm di chúc như thế nào để tài sản không vào tay người con ngoài giá thú đó nếu họ đến nhận cha con. Rất mong nhận được sự tư vấn sớm của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

– Nếu bố của bạn mất đi: những người được hưởng thừa kế bao gồm 5 anh em bạn, mẹ bạn, người con riêng và người vợ lẽ.

+ Trường hợp bố bạn mất, có để lại di chúc thì tài sản của bố bạn sẽ được chia theo di chúc. Nếu trong di chúc bố bạn để lại, không chia tài sản cho người con riêng và người phụ nữ kia, thì người con riêng và người phụ nữ kia mỗi người vẫn có quyền được hưởng phần tài sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (căn cứ điều 644 Bộ luật dân sự 2015).

Trong trường hợp này có 8 suất thừa kế, bao gồm 5 anh em bạn, người con riêng, người vợ lẽ. Nếu bố bạn để lại di chúc để lại toàn bộ tài sản cho mẹ của bạn, thì 5 anh em bạn, người con riêng, người phụ nữ kia sẽ được hưởng phần tài sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế, phần tài sản còn lại mẹ bạn được thừa kế.

+ Trường hợp bố bạn mất đi không để lại di chúc thì tài sản của bố bạn sẽ được chia đều cho vợ và các con. Trong trường hợp này, người con riêng và người phụ nữ kia cũng được hưởng thừa kế theo pháp luật.

– Nếu mẹ của bạn mất đi: những người được hưởng thừa kế bao gồm bố bạn và 5 anh em bạn. Trong trường hợp này thì người con riêng và người vợ kia không được hưởng tài sản thừa kế do mẹ bạn để lại. Trừ trường hợp nếu mẹ bạn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng người con riêng như mẹ con thì người con riêng được hưởng thừa kế theo pháp luật

Ý kiến bổ sung:

Chào bạn rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty, công ty luật Minh Khuê xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Điều thứ nhất bạn hỏi rằng: “sau này nếu một trong hai người ba hoặc mẹ mất đi mà người con ngoài giá thú đó đến nhận cha con thì người con ngoài giá thú này có được hưởng quyền thừa kế như 5 đứa con ruột hay không”.

Chúng tôi xin trả lời rằng: trong bộ luật dân sự 2015không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay con ngoài giá thú đối với di sản của cha. Chính vì vậy mà nếu sau này cha bạn mất đi người con đó có đầy đủ những chứng cứ để chứng minh rằng người đó là con của bố bạn với người phụ nữ khác thì người con riêng của bố bạn vẫn được hưởng thừa kế như 5 đứa con ruột.

Tại điều 654 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định về điều này như sau:

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Đúng như bạn nói nếu sau này một trong hai người mất đi mà bố mẹ bạn làm di chúc viết rằng tài sản thuộc toàn quyền quyết định của người còn lại thì có nghĩa là người đó sẽ toàn quyền được quyết định xem số di sản thừa kế đó được chia cho những ai, được dùng vào việc gì và nghĩa vụ thừa kế như thế nào.

Người lập di chúc có quyền để lại di sản cho bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào. Họ có thể là con, cha, mẹ, vợ, chồng… của người thuộc diện thừa kế theo luật dựa trên các quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ huyết thống….

Di chúc là thể hiện ý chí cá nhân trong việc định đoạt tài sản của họ trước khi chết vì vậy mà 5 chị em bạn sẽ không có quyền can thiệp vào nội dung của bản di chúc đó.

Tuy nhiên tại điều 686 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế.

Điều đó có nghĩa là nếu trong trường hợp việc chai di chúc của này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các bạn thì các bạn có thể yêu cầu Tòa án xác định lại phần di sản này và bạn chú ý tằng thời hạn nhất định là không quá 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Trần và Liên Danh về quyền thừa kế tài sản khi cha mất. Nếu bạn đọc còn bất cứ vướng mắc gì xin hãy liên hệ ngay qua địa chỉ Hotline của Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139