Tư vấn bảo hiểm y tế

tư vấn bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một chính sách an sinh xã hội nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Việc tham gia bảo hiểm y tế có nhiều lợi ích quan trọng đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm này cũng như không hiểu rõ được các quy định của pháp luật để đảm bảo được các nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh chính đáng.

Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của xã hội do đó bài viết dưới đây Luật Trần và Liên Danh sẽ cung cấp cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn về bảo hiểm y tế thuận tiện nhất.

Khái niệm bảo hiểm y tế

Bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lí nhằm huy động sự đóng góp của cá nhân, tập thể và cả cộng đồng xã hội, phục vụ mục đích chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân.

Theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.

Bảo hiểm y tế thực chất là một nội dung của bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm y tế có hai loại hình: bắt buộc và tự nguyện.

Bảo hiểm y tế áp dụng bắt buộc đối với các đối tượng là cán bộ, công nhân, viên chức tại chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, tổ chức Đảng, đoàn thể xã hội có hưởng lương từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp trong nước có thuê từ 10 lao động trở lên, các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê lao động là người Việt Nam.

Mức đóng bảo hiểm y tế do cơ quan, doanh nghiệp chỉ trả phần lớn (khoảng 2/3).

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Hiện bảo hiểm y tế có 2 hình thức tham gia là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Đối với bảo hiểm y tế bắt buộc có 6 nhóm đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đó là: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.

Nhóm do cơ quan BHXH đóng. Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng. Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.

Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; Nhóm do người sử dụng lao động đóng. Theo quy định mới nhất tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia của bảo hiểm y tế tự nguyện là những người không thuộc 6 nhóm tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

Người đóng bảo hiểm y tế được khám, chữa bệnh tại tất cả các cơ sở y tế. Các trường hợp tự tử, say rượu, vì phạm pháp luật… không được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế

Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.

Căn cứ theo Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 và Nghị định 146/2018 NĐ-CP quy định chi tiết về mức đóng BHYT. Cụ thể:

– Đối với 3 nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ Bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng: Mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng.

– Đối với nhóm hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

– Đối với nhóm do Ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở.

tư vấn bảo hiểm y tế
tư vấn bảo hiểm y tế

Mua bảo hiểm y tế ở đâu?

Mỗi đối tượng tham gia BHYT có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Cụ thể:

– Với học sinh, sinh viên Học sinh, sinh viên sẽ tham gia BHYT ngay tại trường mà mình đang theo học. Khi tham gia BHYT, sinh viên, học sinh cần có thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để hoàn thiện các thủ tục tham gia BHYT.

– Với hộ gia đình Hộ gia đình có thể đăng ký tham gia BHYT tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn. Khi đăng ký tham gia, đại diện hộ gia đình cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

+ Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu (mẫu tờ khai sẽ có tại các cơ sở đăng ký BHYT).

+ Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT theo mẫu.

+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu.

+ Bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của những người đã có thẻ BHYT (Nếu có).

– Với các cá nhân khác, những đối tượng việc

Những đối tượng việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước hỗ trợ sẽ đóng BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn.

Quyền lợi bảo hiểm y tế

Đa số những người tham gia bảo hiểm y tế là những đối tượng tham gia theo hình thức bắt buộc. Vì thế, nhiều người chưa tìm hiểu rõ về các chính sách và quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.

Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia được hưởng những chế độ và quyền lợi sau:

Được tùy chọn một cơ sở y tế khám chữa bệnh: Người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn một cơ sở y tế thuận lợi gần nơi công tác hoặc nơi cư trú theo hướng dẫn của Cơ quan bảo hiểm xã hội để đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, được đổi nơi đăng ký ban đầu vào đầu mỗi quý.

Được giảm chi phí khám chữa bệnh: Tùy vào từng đối tượng và tình hình bệnh tật, tai nạn…mà người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được miễn phí hoàn toàn hoặc một phần chi phí điều trị, chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công cộng.

Mức giảm chi phí khám chữa bệnh đối với các đối tượng như sau:

Trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến

Người bệnh sẽ được hỗ trợ chi trả chi phí khám bệnh theo các mức 80%, 95%, 100% tùy vào từng đối tượng khác nhau nếu khám chữa bệnh đúng tuyến.

Người được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh là:

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan CMKT đang công tác trong lực lượng CAND.

+ Người có công cách mạng, bà mẹ Việt Nam Anh Hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh>81%. + Trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương tối thiểu và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã.

+ Khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cấp xã.

Người được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh là:

+ Người đang được hưởng lương hưu hoặc các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

+ Người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng.

+ Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Người được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thuộc các đối tượng khác.

Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến

Người tham gia BHYT sẽ được miễn giảm:

40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.

60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020;

100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh; 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.

Đối với các trường hợp người tham gia BHYT sống tại xã đảo, huyện đảo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo ở vùng kinh tế khó khăn sẽ được hưởng mức hưởng đúng tuyến kể cả khi khám chữa bệnh trái tuyến.

Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế

Nói về tầm quan trọng của bảo hiểm y tế, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Bảo hiểm y tế toàn cầu diễn ra tại Nhật Bản, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kể lại câu chuyện về một người bạn của mình: đó là người dân của một quốc gia có thu nhập cao, nhưng do không có BHYT, nên sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, người bạn của ông đã lựa chọn việc không điều trị, bởi cân nhắc rằng quá trình điều trị bệnh của mình có thể làm tiêu tan hết số tiền cả gia đình đã dành dụm để bảo đảm cho tương lai.

Có lẽ, từ câu chuyện trên của nhà lãnh đạo WHO, ai trong chúng ta cũng có thể hiểu được vai trò cũng như ý nghĩa của bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay vẫn còn hàng triệu người mỗi năm buộc phải lựa chọn giữa cái chết và những khó khăn về tài chính vì không có bảo hiểm y tế.

Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế với các vấn đề như:

– Tư vấn đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế năm 2022;

– Tư vấn các mức đóng bảo hiểm y tế năm 2022;

– Tư vấn điều kiện để được hưởng bảo hiểm y tế năm 2022;

– Tư vấn về mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế năm 2022;

– Tư vấn trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động cho người lao động năm 2022;

– Tư vấn quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022;

– Tư vấn mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến năm 2022;

– Tư vấn nơi đăng ký khám chữa bệnh, thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh năm 2022;

– Tư vấn thủ tục đổi hoặc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế năm 2022;

– Tư vấn quy trình thủ tục khám chữa bệnh khi đã tham gia bảo hiểm y tế năm 2022;

– Tư vấn quyền lợi bảo hiểm y tế 5 năm liên tục năm 2022 (đây là quy định mới nên có rất nhiều điểm mới mà người lao động khi tham gia bảo hiểm y tế cần chú ý…);

_ Tư vấn về thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế, tra cứu thời hạn sử dụng trên cổng thông tin bảo hiểm xã hội Việt Nam theo mã số bảo hiểm y tế ghi trên thẻ, danh sách tại đơn vị quản lý đối tượng.

_ Tư vấn các điểm mới trên thẻ bảo hiểm y tế mới nhất 2022;

– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến bảo hiểm y tế năm 2022.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến để được giải đáp thêm.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139