Ở Việt Nam hay ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, bảo hiểm y tế là một trong những vấn đề an sinh xã hội quan trọng bậc nhất. Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ có rất nhiều quyền lợi trong việc khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, nhiều người mua, sở hữu thẻ bảo hiểm y tế lại không biết các quyền lợi mình được hưởng là gì? Tuyến khám chữa bệnh của mình ở đâu? Nếu khám chữa bệnh trái tuyến, sai tuyến, vượt tuyến thì quyền lợi được hưởng là gì? Khi mắc bệnh hiểm nghèo thì quyền lợi được hưởng ra sao?
Luật Trần và Liên Danh là một trong những Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ pháp lý trực tuyến luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ giải quyết mọi thắc mắc liên quan đến luật bảo hiểm y tế qua tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là gì?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (quy định tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia).
Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh.
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Hiện nay, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được chia làm hai loại: Bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện.
Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, 6 đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng.
Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng.
Nhóm tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Lưu ý: Theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện không thuộc 6 đối tượng trên.
Mức đóng bảo hiểm y tế
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ 4,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Từng đối tượng khác nhau có quy định riêng về mức đóng như dưới đây:
Nhóm thứ nhất, đối với các đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nhóm do Quỹ Bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do Ngân sách Nhà nước đóng thì mức đóng Bảo hiểm y tế là 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng.
Nhóm thứ hai, đối với các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình, mức đóng bảo hiểm được tính như sau:
Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
Người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Nhóm thứ ba, đối với nhóm do Ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở.
Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT là bao lâu?
Hiện nay, thẻ BHYT được cấp cho người dân không còn ghi thời hạn sử dụng mà chỉ thể hiện thời điểm bắt đầu có giá trị sử dụng của thẻ.
Tuy nhiên, căn cứ vào quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và khoản 73 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH, thời hạn của thẻ BHYT được xác định như sau:
– Đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng: Thẻ BHYT có giá trị kể từ ngày đóng BHYT đến hết tháng mà đơn vị sử dụng lao động báo giảm lao động.
– Người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền đến khi không còn là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Trẻ em dưới 06 tuổi:
+ Trường hợp sinh trước ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
+ Trường hợp sinh sau ngày 30/9: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
– Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của UBND cấp huyện đến khi không còn thuộc đó.
– Người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, người sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người thuộc hộ gia đình cận nghèo mà được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng BHYT: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn thuộc đối tượng đó.
– Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày được xác định tại Quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến ngày không còn trong danh sách theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
– Người hiến bộ phận cơ thể: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
– Học sinh, sinh viên:
Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông: Thẻ BHYT được cấp hằng năm:
+ Học sinh lớp 1: Giá trị sử dụng bắt đầu từ ngày 01/10 năm đầu tiên của cấp tiểu học;
+ Học sinh lớp 12: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/9 của năm đó.
Học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:
+ Học sinh, sinh viên năm thứ nhất của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày nhập học, trừ trường hợp thẻ của học sinh lớp 12 đang còn giá trị sử dụng;
+ Học sinh, sinh viên năm cuối của khóa học: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày cuối của tháng kết thúc khóa học.
– Đối với các đối tượng khác:
+ Thẻ có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền BHYT.
+ Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 03 tháng trở lên: Thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày nộp tiền đóng BHYT.
Tư vấn mua bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật
Theo quy định tại Điều 26, quy định như sau:
Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.
Do đó, bạn có quyền lựa chọn nơi khám chưa bệnh nhưng phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương
Thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Bước 1: Người tham gia nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH:
– Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu A03-TS).
– Bản sao giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi cao hơn (thương binh…).
– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú đối với trường hợp tham gia theo hộ gia đình được giảm mức đóng BHYT.
Bước 2: Cơ quan BHXH
– Bộ phận một cửa: Hướng dẫn người tham gia lập hồ sơ, nộp tiền cho bộ phận kế hoạch tài chính; viết giấy hẹn; chuyển hồ sơ đúng, đủ cho bộ phận Thu.
– Bộ phận Thu: kiểm tra hồ sơ, dữ liệu điện tử; nhập thông tin vào chương trình quản lý thu; cấp mã số, ký duyệt vào danh sách người chỉ tham gia (Mẫu D03-TS) sau đó chuyển hồ sơ cho bộ phận KHTC
– Bộ phận KHTC: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, dữ liệu, thu tiền, cấp Phiếu thu; chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ, thẻ.
– Bộ phận Cấp sổ, thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in thẻ BHYT theo quy định, chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa trả cho người tham gia.
Trường hợp người tham gia đóng cho đại lý thu
Bước 1: Người tham gia nộp hồ sơ theo quy định ghi tại mục thành phần, số lượng hồ sơ dưới đây cho đại lý thu.
Bước 2: Đại lý thu
– Hướng dẫn người tham gia BHYT tự nguyện kê khai Tờ khai (Mẫu A03-TS) .
– Lập danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS), thu tiền đóng của người tham gia, cấp biên lai thu tiền cho người tham gia theo Mẫu quy định.
– Đại lý thu nộp hồ sơ, số tiền đã thu kèm biên lai cho cơ quan BHXH trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia.
Bước 3: Cơ quan BHXH
– Bộ phận một cửa: Nhận hồ sơ của người tham gia BHYT đóng thông qua đại lý thu. Kiểm đếm thành phần và số lượng nếu đúng, đủ theo quy định thì viết giấy hẹn hướng dẫn đại lý nộp tiền cho bộ phận Kế hoạch tài chính. Sau đó chuyển hồ sơ đúng, đủ cho bộ phận Thu theo quy định.
– Bộ phận Thu: kiểm tra lại hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có), nhập thông tin vào chương trình quản lý thu, ký duyệt vào danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D03-TS), chuyển hồ sơ cho bộ phận Cấp sổ thẻ.
– Bộ phận KHTC: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, dữ liệu, thu tiền, cấp Phiếu thu cho đại lý thu.
– Bộ phận Cấp sổ thẻ: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, in thẻ BHYT theo quy định, chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa chuyển cho đại lý thu để trả lại cho người tham gia.
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế tư vấn toàn bộ vấn đề về bảo hiểm y tế:
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN BẢO HIỂM Y TẾ sẽ tư vấn các vấn đề sau liên quan đến bảo hiểm y tế như:
– Tư vấn đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế năm 2022;
– Tư vấn các mức đóng bảo hiểm y tế năm 2022;
– Tư vấn điều kiện để được hưởng bảo hiểm y tế năm 2022;
– Tư vấn về mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế năm 2022;
– Tư vấn trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động cho người lao động năm 2022;
– Tư vấn quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022;
– Tư vấn mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến năm 2022;
– Tư vấn nơi đăng ký khám chữa bệnh, thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh năm 2022;
– Tư vấn thủ tục đổi hoặc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế năm 2022;
– Tư vấn quy trình thủ tục khám chữa bệnh khi đã tham gia bảo hiểm y tế năm 2022;
– Tư vấn quyền lợi bảo hiểm y tế 5 năm liên tục năm 2022;
– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến bảo hiểm y tế năm 2022.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung tư vấn pháp luật của Luật Trần và Liên Danh liên quan đến tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế mới nhất.
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua Hotline: 0969 078 234 để được giải đáp tận tình và đạt hiệu quả tối đa nhất.