Hành chính là một thuật ngữ cũng khá quen thuộc mà chúng ta thường hay sử dụng. Việc quản lý hành chính là một công việc rất quan trọng và cần thiết đối với quốc gia. Khi nhà nước xuất hiện thì cần phải có bộ phận quản lý hành chính cho nhà nước.
Vậy hành chính là gì? Không phải ai cũng hiểu được tường tận về vấn đề này. Do đó bài viết dưới đây sẽ giải đáp đến Quý khách hàng các thông tin hữu ích liên quan.
Hành chính là gì?
Hành chính được hiểu là hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ máy nhà nước cao nhất là Chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước. Thi hành pháp luật hành chính với mục đích là quản lý, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan Nhà nước và các tổ chức được ủy quyền quản lý trên cơ sở của pháp luật để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và điều chỉnh các quá trình xã hội của nhà nước.
Nói một cách tổng quát thì quản lý hành chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp – được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành.
Ngoài việc hiểu hành chính là gì? thì mọi người cũng thường biết đến thuật ngữ hành chính công. Hành chính công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc nhằm đạt được các mục tiêu của quốc gia một cách hữu hiệu nhất trong từng giai đoạn phát triển.
Từ những cách giải thích về hành chính là gì? trên đây có thể thấy về cơ bản hành chính sẽ có những đặc điểm như: hành chính phục vụ người khác thông qua việc chấp hành các quyết định do người có thẩm quyền ban hành và chịu sự kiểm soát của họ. Hành chính cũng là việc điều hành – khai thác, huy động và sử dụng các quyền lực về nhân lực, tài chính, tài nguyên,… nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức và nhà nước.
Nhân viên hành chính là gì?
Nhân viên hành chính đóng vai trò là trung tâm liên lạc cho tất cả nhân viên công ty, hỗ trợ công việc hành chính và giải đáp những thắc mắc của họ. Công việc chính của Nhân viên hành chính bao gồm quản lý hồ sơ giấy tờ, chuẩn bị các loại báo cáo thu chi, lưu trữ hồ sơ,…
Bản chất của hành chính nhà nước
Hành chính vẫn thường được đặt dưới mối quan hệ với Nhà nước. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu về bản chất hành chính nhà nước trong phần này. Hành chính nhà nước có nội hàm rất rộng vì nó vừa mang bản chất chính trị, mang tính pháp lý lại vừa là hoạt động quản lý. Hành chính nhà nước mang một số đặc điểm sau:
– Hành chính nhà nước mang tính chính trị
– Hành chính nhà nước mang tính pháp lý
– Hành chính nhà nước là hoạt động quản lý
– Hành chính nhà nước là một nghề: đây được coi là một nghề lao động trí óc là việc thực hiện hóa các ý tưởng của chủ thể chính trị.
Hành chính nhà nước có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nhằm điều hành các hoạt động kinh tế – xã hội để đạt được những mục tiêu tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất. Đồng thời hành chính nhà nước cũng duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng nhất định.
Xử lý vi phạm hành chính
Liên quan tới chủ đề hành chính là gì? thì vi phạm hành chính cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Đây là một trong những hành vi vi phạm phổ biến nhất trong các vi phạm pháp luật nói chung.
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật quản lý nhà nước mà không được coi là tội phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt này sẽ do người có thẩm quyền xử phạt áp dụng các hình thức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Mức xử phạt và nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại luật xử lý vi phạm hành chính. Qua đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xử lý ở những mức khác nhau. Do ranh giới giữa vi phạm hành chính và vi phạm pháp luật hình sự có thể nói khá mong manh nên việc hiểu rõ về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng khác vi phạm pháp luật khác nhau là rất cần thiết.
Một số nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành ttên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chù đạo rất quan trọng ttong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình ttên các lĩnh vực đã được phân công.
Theo nghĩa chung nhất, “nguyên tắc” được hiểu là những điều cơ bản nhất thiết phải tuân theo ttong một loạt các việc làm. Mỗi ngành khoa học, mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể đề cập vấn đề nguyên tắc theo các góc độ riêng, đặc thù cho ngành khoa học hay lĩnh vực hoạt động đó. Trong khoa học pháp lí, các nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước được xác định là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lí, từ bản chất của chế độ, được quy định ttong pháp luật, làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Xem xét một cách cụ thể, ở góc độ của luật hành chính, nguyên tắc của khác nhau là không giống nhau: Có nguyên tắc thể hiện bản chất giai cấp một cách sâu sắc; ngược lại, có những nguyên tắc ít chịu sự chi phối của các điều kiện chính trị hay giai cấp mà chủ yếu do các yếu tố tổ chức-kĩ thuật của hoạt động quản lí hành chính nhà nước quyết định. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, nội dung các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước thể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước ta – Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Các nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước có tính ổn định. Do bản thân các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước là sự phản ánh các quy luật khách quan của quản lí hành chính nhà nước nên tính ổn định của chúng trong từng thời kì, từng giai đoạn phải được đảm bảo. Tuy vậy, tính ổn định đó chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong từng thời kì, từng giai đoạn, tương ứng với nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của chúng mà có các hình thức và phương pháp khác nhau để thực hiện các nguyên tắc trong quản lí hành chính nhà nước. Đồng thời bản thân các nguyên tắc luôn được xem xét, nghiên cứu kịp thời để loại bỏ những nội dung không phù hợp, bổ sung những nội dung mới, nguyên tắc mới.
Mỗi nguyên tắc của quản lí hành chính nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những quy luật khách quan khác nhau trong quản lí hành chính nhà nước. Những nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc khác. Do vậy, tính hệ thống, thống nhất của các nguyên tắc quản lí hành chính nhà nước trở thành một thuộc tính vốn có của chúng.
Trên thực tế, việc tiến hành hoạt động quản lí hành chính nhà nước cần phải dựa trên rất nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động sâu sắc bản chất giai cấp của nhà nước. Nhóm này bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lí hành chính nhà nước;
– Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước;
– Nguyên tắc tập trung dân chủ;
– Nguyên tắc bình đẳng giữa cậc dân tộc;
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Các nguyên tắc tổ chức-kĩ thuật là những nguyên tắc mang tính đặc thù cho hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Nội dung của những nguyên tắc này chi phối các yếu tố mang tính chất kĩ thuật của hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Dù được thực hiện trong điều kiện chính trị hoặc giai cấp nhừ thế nào, hoạt động quản lí hành chính nhà nước đều phải tuân theo các nguyên tắc đó. Bản thân nhóm nguyên tắc này gồm nhiều nguyên tắc khác nhau nhưng ttong phạm vi chương này chỉ đề cập hai nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Nguyên tắc quản lí theo ngành, chức năng kết hợp với quàn lí theo địa phương;
– Nguyên tắc quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo chức năng và phối hợp quản lí liên ngành.
Phân loại cơ quan hành chính nhà nước
– Cơ quan hành chính nhà nước được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như phạm vi lãnh thổ, thẩm quyền, nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc.
– Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan hành chính nhà nước được chia làm hai loại là cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
– Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương gồm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan hành chính nhà nước có chức năng quản lí hành chính nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đóng vai trò quan trọng, chỉ đạo các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Phần lớn các văn bản pháp luật do độ trách nhiêm chủ yếu là trách nhiệm cá nhân. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là trung tâm lãnh đạo và quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là quyết định của cơ quan.
Trên đây, Luật Trần và Liên Danh đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cơ bản nhất về câu hỏi hành chính là gì? cùng những vẫn đề liên quan như bản chất của hành chính nhà nước hay vi phạm hành chính. Với những thông tin này hy vọng Quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về vấn đề đang tìm hiểu. Nếu có bất cứ vướng mắc nào, Quý vị đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình hơn.