Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là gì? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu với Luật Trần và Liên Danh trong bài viết dưới đây.
Khái niệm công dân Việt Nam
Công dân của một nước là người được pháp luật của nước đó quy định cho hưởng các quyền công dân về kinh tế, chính trị, dân sự, văn hoá, xã hội và trao trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, xã hội. Nhà nước có trách nhiệm tạo các điều kiện ngày càng đầy đủ để công dân có thể hưởng được các quyền và yêu cầu công dân thực hiện ngày càng đầy đủ các nghĩa vụ công dân.
Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia, có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn là công dân của hai hay nhiều quốc gia. Người không có quốc tịch không phải là công dân của một nước nào.
Theo điều 17, Hiến pháp năm 2013 quy định về công dân Việt Nam như sau:
– Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
– Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác
– Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là gì?
2.1. Quyền bình đẳng là gì?
Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người. Đó là quyền được xác lập tư các con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau.
2.2. Quyền bình đẳng trước pháp luật.
Bình đẳng trước pháp luật được coi là một trong những nguyên tắc Hiến định, nó không chỉ được thể hiện trong Hiến pháp năm 2013 mà còn được cụ thể hoá trong từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ pháp luật. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Theo đó, mọi công dân, nam, nữ, thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau trong một quốc gia đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
– Khoản 1, điều 3, Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lí do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”
– Điểm b, khoản 1, điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”.
– Điều 2, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.
– Khoản 1 điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân”.
Công dân bình đẳng trách nhiệm pháp lý là gì?
Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, được thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi. Những biện pháp cưỡng chế được quy định theo các quy phạm pháp luật.
– Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu ai về trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
– Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật mà không có sự phân biệt nào giữa các công dân.
Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Việc đảm bảo sự bình đẳng này đã tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ngoài ra, điều này còn tạo sự công bằng, văn minh, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và để công dân được sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh và được phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.
Ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý
Dưới đây là một số ví dụ về công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý giúp cho bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này.
Ví dụ 1: Anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X, anh B cùng với chị C có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh B có tính chất dã man, còn chị C là đồng phạm. Vì vậy toà tuyên án anh B là 2 năm 4 tháng tù còn chị C bị tuyên mức án là 1 năm 7 tháng tù. Như vậy có thể thấy rằng toà án căn cứ vào mức độ, tính chất và hành vi vi phạm để xác định hình phạt và mức án phạt. Cho dù anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X thì cũng vẫn phải chịu mức án về hành vi của mình, không có sự thiên vị nào ở đây cả bởi anh B bình đẳng như mọi công dân Việt Nam khác về trách nhiệm pháp lý.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp A đã cấu kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện trót lọt các hành vi này. Cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý một cách nghiêm minh, đúng pháp luật. Ở đây có thể thấy rằng pháp luật nghiêm minh xử lý đúng người đúng tội, cho dù có là cán bộ cơ quna nhà nước nhưng khi có sai phạm vẫn sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.
Ví dụ 3: Anh G và anh M bị bắt quả tang về hành vi trộm cắp tài sản của người dân. Khi đưa ra xét xử toà án thấy hai người cùng thực hiện hành vi, cùng hỗ trợ cho nhau vì mục đích trộm cắp nên cả hai phải chịu mức án như nhau và cùng phải bồi thường cho người thiệt hại.
Dưới đây là câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức đã được chúng tôi cung cấp trong bài viết.
Câu hỏi: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau
Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật
Công dân nào vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định pháp luật
Đáp án: D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công nào dân vi phạm pháp luật cũng phải bị xử lý theo quy định pháp luật.
Giải thích lý do không lựa chọn các phương án còn lại:
+ Phương án A: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý là hoàn toàn sai. Bởi vì pháp luật quy định công dân nếu đáp ứng đủ về năng lực hành vi và điều kiện chủ thể nếu vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật
+ Phương án B: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau là sai. Bởi vì pháp luật có những quy định khác nhau về hình phạt với từng độ tuổi khi vi phạm pháp luật.
+ Phương án C: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật là đáp án hoàn toàn sai. Bởi vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị là vi phạm kỉ luật không phải vi phạm pháp luật, do đó không thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Như vậy, đáp án đúng là đáp án D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Lý giải việc chọn đáp án D là đáp án đúng
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở môi quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những loại quả bất lợi. Những biện pháp cưỡng chế được quy định cơ chế tài các quy phạm pháp luật.
Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý chỉ xuất hiện khi trong thực tế xảy ra vi phạm pháp luật. Nếu trong thực tế không có vi phạm pháp luật thì không được truy cứu trách nhiệm pháp lý. Trách nhiệm pháp lý chỉ được phép áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo quy định của pháp luật, mà không có sự phân biệt giữa các công dân.
Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại
Các phương án còn lại chưa đúng vì các lý do cụ thể như sau:
+ Phương án Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau là đáp án hoàn toàn sai, bởi vì căn cứ vào những nghiên cứu về tâm lý độ tuổi và nhiều yếu tố khác nhau mà pháp luật quy định về yêu cầu đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Không phải độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
+ Phương án Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật là đáp án hoàn toàn sai. Bởi vi phạm vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị là vi phạm kỷ luật không phải là vi phạm pháp luật, do đó không thể hiện bình đẳng về trach nhiệm pháp lý.
+ Phương án. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý là đáp án hoàn toàn sai. Bởi vì pháp luật yêu cầu công dân nếu đáp ứng đủ về năng lực hành vi và điều kiện chủ thể nếu vi phạm đều phải chịu trách nhiệm pháp lý, không phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật.
Hy vọng bài viết công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là trên của Luật Trần và Liên Danh đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.