Thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Còn các cổ đông công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển nhượng cổ phần của mình. Nếu là cá nhân thực hiện chuyển nhượng thì song song với việc chuyển nhượng là việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân. Vậy thuế chuyển nhượng vốn đầu tư hiện nay được quy định như thế nào?
Khái niệm thuế chuyển nhượng vốn đầu tư
Khái niệm chuyển nhượng
Chuyển nhượng là việc chuyển giao tài sản và quyền sử dụng tài sản từ người này sang người khác. Bên bàn giao nhận số tiền tương ứng với giá trị tài sản thỏa thuận từ bên nhận, kèm theo các thủ tục và hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Khái niệm vốn đầu tư
– Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư.
– Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
– Khi thực hiện một dự án nhất định thì cần có nguồn vốn để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư dự án chính là tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.
– Một doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó.
– Khái niệm vốn đầu tư chưa được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất của nó mà nhiều người chỉ quan tâm đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Vốn đầu tư là cụm từ thường phổ biến đối với những doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
– Vốn đầu tư thông thường sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.
Khái niệm thuế
Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau. Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bị pháp luật trừng phạt.
Khái niệm thuế chuyển nhượng vốn đầu tư
Thuế chuyển nhượng vốn đầu tư là thuế đánh vào phần thu nhập phát sinh từ việc chuyển nhượng vốn đầu tư của nhà đầu tư.
Thuế chuyển nhượng vốn đầu tư không phải là một sắc thuế độc lập trong hệ thống thuế, vì về bản chất, đây là thuế đánh vào một loại thu nhập từ kinh doanh của nhà đầu tư trong và ngoài nước, không được định danh riêng bằng một đạo luật thuế.
Đối tượng chịu thuế chuyển nhượng vốn đầu tư
Theo thông tư 78/2014/TT-BTC: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp). Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Trường hợp doanh nghiệp bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu dưới hình thức chuyển nhượng vốn có gắn với bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 08) ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…) có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Giá trị tài sản, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…được xác định theo giá bán của sản phẩm trên thị trường tại thời điểm nhận tài sản.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác. Bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp.
Thời điểm xác định: là thời điểm chuyển quyền sở hữu vốn.
Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác. Và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổ chức nước ngoài kinh doanh không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp tại Việt Nam. Thì tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ. Và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn. Có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Cách tính thuế chuyển nhượng vốn đầu tư
Thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20% trên thu nhập tính thuế của mỗi lần chuyển nhượng (khoản 1 Điều 17 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP).
Thu nhập tính thuế = Giá chuyển nhượng – Giá mua của phần vốn chuyển nhượng – chi phí chuyển nhượng
Giá chuyển nhượng
Được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán. Hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường. Cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế. Hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác ở cùng thời gian. Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù hợp. Thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp.
Nếu giá trị vốn chuyển nhượng từ hai mươi triệu đồng trở lên. Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu không có, cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng.
Giá mua của phần vốn chuyển nhượng
Nếu chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng vốn. Được các bên tham gia đầu tư vốn. Hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Phần vốn doanh nghiệp góp có nguồn gốc một phần do vay vốn. Thì giá mua của phần vốn chuyển nhượng bao gồm cả các khoản chi phí trả lãi tiền vay để đầu tư vốn.
Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ. Thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ.
Chi phí chuyển nhượng
Là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài. Thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận. Và chứng từ phải được dịch ra tiếng Việt. Có xác nhận của đại diện có thẩm quyền.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng. Các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng. Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Kê khai thuế từ thu nhập chuyển nhượng vốn đầu tư
** Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn thì khoản thu nhập này được xác định là khoản thu nhập khác và kê khai vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
** Việc kê khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn được quy định tại khoản 8 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:
a) Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai tạm tính theo quý và quyết toán theo năm.
Trường hợp doanh nghiệp bán một phần hoặc bán toàn bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dưới hình thức chuyển nhượng vốn thì tạm kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý tại cơ quan thuế nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng theo mẫu số 02/TNDN (khai thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản) ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC và quyết toán năm tại nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
b) Tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn thì khai thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh.
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, hoặc ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày các bên thỏa thuận chuyển nhượng vốn tại hợp đồng chuyển nhượng vốn đối với trường hợp không phải chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.
Hồ sơ khai thuế chuyển nhượng vốn đầu tư
Hồ sơ khai thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn gồm:
– Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp về chuyển nhượng vốn (theo Mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này);
– Bản chụp hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt các nội dung chủ yếu: Bên chuyển nhượng; bên nhận chuyển nhượng; thời gian chuyển nhượng; nội dung chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của từng bên; giá trị của hợp đồng; thời hạn, phương thức, đồng tiền thanh toán.
– Bản chụp quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Bản chụp chứng nhận vốn góp;
– Chứng từ gốc của các khoản chi phí.
Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn trong ngày nhận hồ sơ đối với trường hợp trực tiếp nhận hồ sơ; trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp nhận qua đường bưu chính hoặc thông qua giao dịch điện tử.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của công ty Luật Trần và Liên Danh về thuế chuyển nhượng vốn. Nếu bạn đọc còn vướng mắc về nội dung tư vấn trên của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ qua địa chỉ Hotline để được tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.