Luật thừa kế không có di chúc

luật thừa kế không có di chúc

Di chúc hiểu theo cách hiểu thông thường là giấy tờ ghi nhận việc để lại tài sản của người đã mất cho người còn sống. Dưới góc độ pháp luật thì di chúc một giấy tờ hợp pháp thể hiện nguyện vọng, mong muốn của một người về cách phân chia tài sản mình có được sau khi chết. Tuy nhiên không phải trường hợp nào khi người đã mất chết đi cũng để lại di chúc, vậy đối với những trường hợp như vậy thì sẽ giải quyết ra sao?

Theo Bộ luật Dân sự 2015 khi một người mất đi mà không để lại di chúc thì việc phân chia tài sản trong trường hợp này sẽ tuân theo quy định của pháp luật để giải quyết. Việc thừa kế theo pháp luật hay luật thừa kế không có di chúc sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau đây.

Quy định luật thừa kế không có di chúc

Việc thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc được coi là không có di chúc:

Đây là những trường hợp mà người để lại di sản không lập di chúc hoặc có lập di chúc nhưng đã hủy di chúc như đốt, xé hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập. Cũng được coi là không có di chúc trong những trường hợp người chết có để lại di chúc nhưng khi có tranh chấp về thừa kế xảy ra thì di chúc đó đã bị thất lạc hoặc đã bị hư hại hoàn toàn đến mức không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc.

Ngoài ra, nếu bản di chúc được viết bằng kí hiệu hoặc bằng ngôn từ khó hiểu làm cho tất cả người thừa kế có cách hiểu không đồng nhất về toàn bộ nội dung của bản di chúc đó thì cũng được coi là không có di chúc.

Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản của người chết để lại sẽ được phân chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp:

Di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của một giao dịch có hiệu lực và các điều kiện đã được Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Điều 649.

Di chúc bị coi là không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, do vậy di sản liên quan đến di chúc đó sẽ được giải quyết theo pháp luật. Tuy nhiên, một di chúc bất hợp pháp có thể không có hiệu lực pháp luật ở nhiều mức độ khác nhau.

Di chúc bất hợp pháp có thể bị coi là vô hiệu toàn bộ nhưng có thể chỉ vô hiệu một phần nên khi giải quyết một tranh chấp về thừa kế có liên quan đến di chúc phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, vào các điều kiện mà di chúc đã vi phạm để xác định mức độ vô hiệu của di chúc.

Vậy di chúc như thế nào thì bị coi là vô hiệu? Một di chúc bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không còn minh mẫn, sáng suốt lập ra hoặc di chúc đó không phải là ý chí tự nguyên đích thực của người lập di chúc, do bị người khác cưỡng ép, ngăn cản hoặc lừa dối.

Di chúc cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu do người dưới mười lăm tuổi lập ra hoặc do người đủ mười lăm tuổi lập ra nhưng không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật. Ngoài ra, một di chúc dù không vi phạm các điều kiện trên vẫn bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của di chúc đó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Khi xác định di chúc không có hiệu lực toàn bộ thì vụ thừa kế sẽ hoàn toàn được giải quyết theo pháp luật, nghĩa là toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của họ.

Trong trường hợp không có di chúc hay có di chúc nhưng di chúc bị vô hiệu thì việc phân chia di sản theo pháp luật sẽ được diễn ra theo trình tự là sự dịch chuyển di sản thừa kế của người chết để lại theo hàng thừa kế, điều kiện, trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật.

Nghĩa là theo trình tự này thì ai được hưởng di sản của người chết để lại, hưởng thế nào, hưởng bao nhiêu, hoàn toàn do pháp luật xác định. Tuy nhiên khi xác định phạm vi những người được hưởng di sản của người chết để lại ta thường căn cứ trên quan hệ thân thích của người đã chết với những người còn sống, nhưng trong những người thân thích với người chết mức độ gần gũi lại là khác nhau.

Theo trình tự hưởng di sản thừa kế thì người nào có mức độ gần gũi nhất với người chết sẽ được hưởng di sản mà người đó để lại, nhiều người có cùng một mức độ gần gũi với người chết cũng sẽ được hưởng di sản của người đó. Khi không có người gần gũi nhất thì những người có mức độ gần gũi tiếp theo sẽ được hưởng di sản của người chết để lại.

Như vậy, không phải tất cả những người trong diện những người thừa kế theo pháp luật đều được hưởng thừa kế cùng một lúc.

Để những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật hưởng di sản theo trình tự trước, sau căn cứ vào mức độ gần gũi giữa họ với người chết, pháp luật về thừa kế đã sắp xếp những người đó theo từng nhóm khác nhau. Mỗi một nhóm đó được gọi là một hàng thừa kế theo pháp luật.

Pháp luật về thừa kế hiện nay đã có quy định cụ thể về những người thuộc diện thừa kế, được quyền hưởng di sản thừa kế và phân chia theo hàng thừa kế tại Điều 651 Người thừa kế theo pháp luật Bộ luật Dân sự 2015.

Như vậy, sau khi đã xác định được những người thuộc vào diện được hưởng thừa kế và ở hàng thừa kế nào thì việc phân chia di sản sẽ dựa trên các quy định pháp luật về phân chia di sản để tiến hành phân chia di sản cho những người thuộc diện thừa kế. Khi tiến hành phân chia di sản theo pháp luật phải tuân theo trình tự và các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, chia trước và chia hết cho những người thừa kế ở hàng thừa kế trước: căn cứ của việc phân chia những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật thành các hàng thừa kế khác nhau (từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế thứ ba) là mức độ gần gũi, thân thuộc giữa họ với người để lại di sản đồng thời với mục đích là người nào có mức độ gần gũi nhất sẽ được hưởng di sản của người dể lại di sản, những người có cùng mức độ gần gũi sẽ cùng được sẽ cùng được hưởng di sản của người chết để lại.

Vì vậy, trước hết di sản phải được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không còn ai hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất.

luật thừa kế không có di chúc
luật thừa kế không có di chúc

Nếu không còn ai hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất vì đã chết trước hay chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà không có người thừa kế thế vị hoặc còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đều không có quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật hoặc đều bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản, hay do họ từ chối nhận di sản thì di sản mới được chia cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai.

Nếu cũng không còn ai hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ hai vì đã chết trước hay chết cùng thời điểm với người để lại di sản mà không có người thừa kế thế vị hoặc còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đều không có quyền hưởng di sản hoặc đều từ chối nhận hưởng di sản thì mới được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ ba.

Thứ hai, di sản được chia đều cho những người cùng hưởng thừa kế: theo nguyên tắc những người cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau quy định tại Điều 651 Khoản 2 Bộ luật Dân sự 2015 nên nếu có người thừa kế cùng hàng hưởng di sản đã thành thai nhưng chưa sinh ra vào thời điểm phân chia di sản thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác cùng hàng được hưởng để khi người thừa kế đó sinh ra và còn sống sẽ được hưởng.

Trong trường hợp người thừa kế đó chết trước khi sinh ra hoặc sinh ra những chưa được một ngày đã chết thì phần di sản đã dành ra đó được chia tiếp cho những người thừa kế.

Nếu sau một ngày trở lên kể từ khi sinh ra mà người thừa kế đó chết thì phần di sản mà người đó được hưởng sẽ thuộc về người thừa kế tiếp theo pháp luật của người đó.

Khởi kiện phân chia di sản thừa kế không có di chúc

Tóm tắt câu hỏi:

Mẹ tôi được bà ngoại giao cho một tờ sổ về quyền sở hữu đất đai và cuốn hộ khẩu gia đình. Nhưng bà đã đột ngột qua đời năm 1996 tại Kiên Giang và không có di chúc. Mẹ tôi rời Kiên Giang năm 1990 mà không khai báo với địa phương. đã làm mất hộ khẩu năm 2000.

Nay nếu mẹ tôi muốn lấy lại số đất trên giấy tờ thì thủ tục gồm những gì? Và phải đóng những khoản phí gì?

Luật sư tư vấn:

Khi bà ngoại bạn mất và không để lại di chúc nên tài sản của bà ngoại sẽ được chia cho tất cả những người trong hàng thừa kế theo pháp luật.

Bà Ngoại bạn mất năm 1996, căn cứ theo quy định tại Điều 679 Bộ luật dân sự 1995 quy định về thừa kế theo pháp luật:

Người thừa kế theo pháp luật:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

  1. c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Bà Ngoại có giao lại sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan đến nhà đất cho mẹ bạn giữ nhưng không để lại di chúc tặng cho lại phần tài sản này cho mẹ bạn, nên về mặt quan hệ pháp luật, sau khi bà mất và không để lại di chúc, phần tài sản của bà sẽ được chia đều cho tất cả những người trong hàng thừa kế thứ nhất của bà gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu thừa kế:

– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, mẹ bạn không thể lấy lại được toàn bộ phần tài sản này nếu trong trường hợp bà ngoại của bạn vẫn còn những người trong hàng thừa kế.

Trên đây là nội dung tư vấn về quy định của luật thừa kế không có di chúc theo quy định mới nhất của Luật Trần và Liên Danh.

Nếu bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ Hotline để được tư vấn tốt nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139