Chấp thuận chủ trương đầu tư

Thủ tục Khởi kiện đòi nợ

Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư (K1, Điều 3, Luật Đầu tư 2020).

Để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, chúng ta tìm hiểu chút ở khía cạnh ngôn ngữ. Chủ trương là “có ý định, có quyết định về phương hướng hành động” (Tr227, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Gs, Hoang Phê chủ biên). Nên chấp thuận chủ trương nghĩa là hành động người có thẩm quyền chấp thuận ý định và phương hướng của một tổ chức, cá nhân để có một hành động hay công việc cụ thể nào đó.

Qua việc phân tích này, chúng ta có thể rút ra hai kết luận như sau:

Thứ nhất: Việc chấp thuận đó chỉ giới hạn ở “chủ trương”, tức là chấp thuận về ý định và phương hướng để làm công việc nào đó. Việc chấp thuận này chưa phải là quyết định cuối cùng về việc triển khai công việc trên thực tế đó.

Thứ hai: Việc chấp thuận đó phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Pháp luật có quy định cụ thể về cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận CTĐT. Tùy thuộc lĩnh vực, quy mô của dự án đầu tư mà mỗi loại dự án lại có cơ quan chấp thuận chủ trương đầu tư khác nhau.

Nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư là chấp thuận các nhóm nội dung gồm: (i) mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; (ii) nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư; (iii) cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

Câu hỏi đặt ra, là tại sao lại phải chấp thuận CTĐT mà không cấp luôn Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án, vì trong quá trình thẩm định hồ sơ đăng ký đầu tư, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng xem xét các khía cạnh của dự án rồi?.

Nếu xem xét toàn diện các quy định của pháp luật về đầu tư, thì bạn sẽ dễ nhận thấy ra rằng, không phải dự án nào cũng phải chấp thuận CTĐT, mà chỉ một số loại dự án nhất định như nêu tại mục 2 dưới đây.

Với những dự án đó, có hai khía cạnh gồm: (i) bản thân Nhà đầu tư hoặc cơ quan chủ trì lập dự án cần có sự khảo sát và nghiên cứu kỹ càng, tốn kém chi phí, thời gian. Do đó, để tránh trường hợp sau khi khảo sát và nghiên cứu kỹ nhưng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận sẽ gây lãng phí nguồn lực; và (ii) dự án quan trọng nên cần có sự chấp thuận của cơ quan quản lý cao nhất (Ví dụ: Quốc Hội, Chỉnh phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ….), thay vì cơ quan quản lý chuyên môn. Tuy nhiên, trên thực tế, thì chúng tôi nhận thấy chỉ có lý do (i) vừa nêu là hợp lý, còn lý do (ii) thì chưa thực sự hợp lý, bởi hầu hết các dự án do Ủy ban nhân dân chấp thuận chủ trương, nhưng sau đó lại tiếp tục là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nên trùng lặp về mặt quy trình và thủ tục.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điều 29 Luật Đầu tư năm 2020 như sau:

Điều 29. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

1. Lựa chọn nhà đầu tư được tiến hành thông qua một trong các hình thức sau đây:

a) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

b) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

c) Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

2. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

3. Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;

b) Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

d) Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

Trong chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư, lần đầu tiên lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư được quy định thành một nguyên tắc đồng bộ thống nhất tại Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020.

Quy định về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đấu tư?

Luật Đầu tư năm 2020 chính thức ghi nhận 03 hình thức lựa chọn nhà đầu tư, bao gồm:

+ Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư của mình thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất nhưng phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai. Lưu ý rằng, các nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia đấu giá để có được quyền sử dụng đất, bởi lẽ Theo Điều 5 Luật Đất đai năm 2013, nhà đầu tư nước ngoài không thuộc các trường hợp là người có quyền sử dụng đất;

+ Nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư thông qua việc tham gia đấu thầu. Nếu thắng thầu, nhà đầu tư có quyền thực hiện các hoạt động đầu tư theo đúng nội dung mời thầu và hợp đồng được ký kết của các bên. Việc đấu thầu phải được thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành;

+ Thông qua chấp thuận nhà đầu tư thì chủ thể này có thể trở thành nhà đầu tư thực hiện các dự án. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc chấp thuận nhà đầu tư chỉ được thực hiện theo quy định tại Khoản 3,4 của Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020.

Đây không phải là lần đầu tiên pháp luật quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thông qua các hình thức trên. Tuy nhiên, đây là làn đầu tiên các nội dung này được quy định một cách trực tiếp và rõ nét trong Luật Đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế có thể nắm được trình tự thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư như sau:

– Đối với hình thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư:

+ Phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong hai phương thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án đầu tư;

– Đối với hình thức chấp thuận nhà đầu tư, có hai trường hợp xảy ra như sau:

+ Trường hợp 1: Thực hiện việc chấp thuận nhà đầu tư sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu:

– Phải có chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư thông qua một trong hai phương thức đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án đầu tư;

– Nếu sau khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai; hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu thì thực hiện chấp thuận nhà đầu tư đó.

+ Trưởng hợp 2: Đối với các trường hợp được liệt kê tại Khoản 4 Điều 29, thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án đầu tư:

– Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hôi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai; xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

– Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

• Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.

Thay đổi thuật ngữ liên quan đến chủ trương đầu tư?

Một trong những nội dung đáng chú ý trong Mục 2 nói riêng và cả văn bản Luật Đầu tư nói chung là việc thay thế thuật ngữ quyết định chủ trương đầu tư bằng thuật ngữ chấp thuận chủ trương đầu tư của Luật Đầu tư năm 2020.

Sự thay đổi này được đánh giá là biện pháp nhằm đơn giản trong quá trình thực hiện những quy định về thẩm quyền, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.

Theo đó, Khoản 1 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 giải thích về khái niệm “chấp thuận chủ trương đầu tư” là việc “cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt để thực hiện dự án đầu tư”. Đây là một điểm mới mà các nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế hết sức lưu ý trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Bởi vì thay đổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các văn bản trong hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư cũng như các thủ tục hành chính khác trong quá trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư.

Từ ngày 01/01/2020, không còn tồn tại văn bản là “Quyết định chủ trương đầu tư”. Văn bản thay thế là: “Chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

chấp thuận chủ trương đầu tư
chấp thuận chủ trương đầu tư

Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư cấp tỉnh?

Đối với nội dung này, Luật Đầu tư năm 2020 trọng tâm sửa đổi, bổ sung các điểm mới sau:

Về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 sử dụng thuật ngữ “chấp thuận chủ trương đầu tư”, do đó, các nhà đầu tư cũng như các chủ thể có thẩm quyền khác sẽ thực hiện hồ sơ “đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư”.

Theo quy định tại Điều 33 Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư quy định như sau:

1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:

a) Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

3. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có);

b) Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;

c) Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

đ) Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

e) Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

4. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:

a) Các nội dung thẩm định quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

c) Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

d) Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó có hai chủ thể sẽ tiến hành làm hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, bao gồm: nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi chủ thể, hồ sơ đề nghị là khác nhau. Do đó, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý để tránh trường hợp nhầm lẫn hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Sự tách bạch này là cằn thiết, bởi vì về bản chất, các chủ thể đề nghị chấp thuận chủ trương khác nhau thì các văn bản trong hồ sơ cũng phải khác nhau, cụ thể như sau:

– Đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất: Hồ sơ này có sự tương đồng với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, có một số sự khác biệt cụ thể là:

+ Trong văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư phải có cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận. Đây là một nội dung hoàn toàn mới và bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị thực hiện dự án đầu tư. Do đó, các nhà đầu tư cần hết sức cân nhắc khi thực hiện việc nộp hồ sơ nói riêng và việc thực hiện dự án nói chung.

+ Quy định chi tiết nội dung trong đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nếu pháp luật yêu cầu phải có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư hoàn toàn có quyền sử dụng chính báo cáo tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư của mình.

+ Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư có thể có các tài liệu khác như điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định pháp luật nếu được yêu cầu.

Cách lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư?

Căn cư theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020. Theo đó, hồ sơ này bao gồm:

+ Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có). Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.

Nếu các bạn đang cần tìm một công ty tư vấn luật uy tín, nhanh chóng và hiệu quả, vui lòng liên hệ với Công ty luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và tốt nhất!

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139