Lập công ty FDI tại Nghệ An

lập công ty FDI tại Nghệ An

Doanh nghiệp FDI là gì? Trình tự và thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp FDI tại Việt Nam ra sao? Phương thức thành lập như thế nào? Là vấn đề được nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Bởi vì việc huy động được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài sẽ mang lại nhiều tác động tích cực cho doanh nghiệp. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những vấn đề trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết lập công ty FDI tại Nghệ An dưới đây về nhé!

Hồ sơ nhà đầu tư thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam cần cung cấp

Nhà đầu tư có nhu cầu thực hiện dự án đầu tư chuẩn bị các thành phần hồ sơ, tài liệu chung không phân biệt thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư. Thành phần hồ sơ chung bao gồm:

STT

 

Tên tài liệu

 

Số lượng

 

Công chứng tại nước ngoài

 

Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự

 

Thực hiện tại Việt Nam

 

1.

Giấy chứng nhận thành lập/ Giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư là tổ chức

Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân

02

 

 

 

 

 

 

Dịch sang tiếng Việt, Công chứng

2.

Báo cáo tài chính kiểm toán 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; hoặc Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.

01

 

 

 

Không

 

 

Dịch sang tiếng Việt, Công chứng

3.

Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân công chứng người đại diện theo pháp luật công ty tại Việt Nam

02

 

 

 

 

 

Dịch sang tiếng Việt, Công chứng

4.

Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê tại Việt Nam (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương)

01

 

 

Công chứng

 

 

 

 

 

 

 

5.

Trường hợp là nhà đầu tư pháp nhân cần cung cấp thêm:

– Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư.

 

01

 

 

 

 

Dịch sang tiếng Việt, Công chứng

 

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư

Tại Việt Nam có hai cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

Tùy vào địa điểm thực hiện dự án mà nhà đầu tư sẽ nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ở một trong hai cơ quan dưới đây.

Sở Kế hoạch đầu tư sẽ tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án sau đây:

  • Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất và khu kinh tế tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế, gồm:

  • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Sở Kế hoạch đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận hồ sơ và Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với:

  • Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
    lập công ty FDI tại Nghệ An
    lập công ty FDI tại Nghệ An

Vai trò của FDI

Tác động tích cực của FDI

  1. Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lí vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt.
  2. Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao.
  3. Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
  4. Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư.
  5. Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  6. Tạo nguồn thu ngân sách lớn cho cả hai bên.

Tác động tiêu cực của FDI

Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không thể lơ đi những tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.

Đối với FDI, cũng không tránh được những tác động tiêu cực điển hình như sau:

  1. Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống.
  2. Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế.
  3. Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình.
  4. Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.

Những tác động tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Vì thế, nhà nước ta cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm phán và sẵn sàng hợp tác. Mặt khác, siết chặt quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt đoạt động kinh doanh, xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

Tất cả nhằm phục vụ và đảm bảo lợi ích, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân.

Phương thức thành lập công ty FDI tại Việt Nam

Theo Luật Công ty 2020 thì có 2 cách thức chính để thành lập một công ty FDI tại Việt Nam, bao gồm:

– Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong trường hợp này chủ đầu tư có thể thành lập công ty FDI có từ 1% đến 100% vốn nước ngoài.

– Thành lập công ty FDI bằng cách để thương nhân nước ngoài mua cổ phần, góp vốn của công ty đã đăng ký kinh doanh tại Việt Nam.

Thủ tục lập công ty FDI tại Nghệ An

Thủ tục lập công ty FDI tại Nghệ An

Bước 1: Kê khai trực tuyến thông tin về dự án đầu tư nước ngoài trên Cổng thông tin quốc gia

Việc kê khai trực tiếp này giúp chủ đầu tư nước ngoài có thể truy cập Cổng thông tin quốc gia để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan đăng ký đầu tư cũng sử dụng Cổng thông tin quốc gia để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

 Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp để đầu tư tại Việt Nam thì cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, bao gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Đề xuất về dự án đầu tư bao gồm các nội dung sau: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân thì cần bổ sung các giấy tờ như sau:

+ Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

+ Tài liệu xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI.

– Đối với nhà đầu tư là tổ chức thì cần bổ sung các giấy tờ sau:

+ Tài liệu xác nhận tư cách pháp lý;

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Các tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất thuê, văn phòng thuê là hợp pháp như: Hợp đồng thuê nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên cho thuê, Giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản nếu bên cho thuê là doanh nghiệp, Dịch vụ xin giấy chứng nhận đầu tư.

– Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần chuẩn bị thêm: Giải trình về công nghệ được sử dụng gồm các nội dung: tên, xuất xứ, sơ đồ quy trình; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử quốc gia, nhà đầu tư nộp hồ sơ bản giấy xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư;

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Thủ tục lập công ty FDI tại Nghệ An thông qua thức góp vốn, mua cổ phần tại công ty Việt Nam

Để thuận tiện và nhanh hơn về thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nhà đầu tư thường hay lựa chọn cách thức đầu tư này.

Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,  và việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài khác nhau như thế nào?

Theo định nghĩa của Luật Đầu tư 2020, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng được giải thích rõ ràng là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Trên đây là bài viết tư vấn về lập công ty FDI tại Nghệ An của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline Công ty luật  để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139