Đơn tố cáo là văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp dùng mẫu đơn khiếu nại tố cáo mới nhất trong thực tiễn quy định như sau:
Tố cáo là gì?
Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:
+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
+ Cơ quan, tổ chức.
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, đã được Hiến pháp ghi nhận và đảm bảo thực hiện.
Hiện nay, nước ta vẫn đang áp dụng các quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011 đối với lĩnh vực khiếu nại. Đây là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng giúp người dân thuận tiện trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Đồng thời giúp cho cơ quan hành chính nhà nước và những người có trách nhiệm có thể tiến hành xử lý các vụ việc theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định.
Cụ thể, Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 giải thích:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khiếu nại được xem là quyền cơ bản của công dân, cá nhân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trong đó:
– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính Nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
– Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Có các hình thức khiếu nại nào?
Theo Điều 8 Luật Khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
– Trường hợp khiếu nại bằng đơn:
+ Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại;
+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
+ Nội dung, lý do khiếu nại;
+ Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
+ Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
– Trường hợp đến khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Phân biệt giữa thủ tục tố cáo và thủ tục khiếu nại
Thủ tục khiếu nại, tố cáo đều là phương thức yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm tuy nhiên hai thủ tục này có điểm khác nhau cơ bản sau:
Khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Phạm vi rộng hơn).
Về chủ thể thực hiện việc khiếu nại, tố cáo thì người tố cáo phải là cá nhân.
Trường hợp nên dùng đơn kiến nghị thay vì khiếu nại, tố cáo
Theo Luật Trần và Liên Danh, bản chất của khiếu nại, tố cáo đều là việc đưa ra yêu cầu cho một cơ quan cụ thể, giải quyết một sai phạm cụ thể nên đây được coi là một dạng kiến nghị. Do đó bạn có thể sử dụng đơn kiến nghị để thay thế cho đơn tố cáo hoặc đơn khiếu nại sẽ giúp nâng cao hiệu quả, bởi
Tiếp nhận đơn kiến nghị giúp giảm thiểu sự căng thẳng trong việc tố cáo, khiếu nại.
Cơ quan tiếp nhận kiến nghị cũng có được nhiều sự lựa chọn phương án giải quyết yêu cầu của người kiến nghị thay vì buộc phải tuân theo quy trình giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại và giải quyết tố cáo theo Luật tố cáo.
Trường hợp đơn kiến nghị không được giải quyết, bị giải quyết chậm, giải quyết không thỏa đáng thì người kiến nghị cũng có được nhận định về ý chí của cơ quan giải quyết kiến nghị trước khi chính thức buộc họ phải tuân thủ quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo theo Luật định.
Mẫu đơn tố cáo viết sẵn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày … tháng … năm 20…
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: …
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Họ và tên: Quốc tịch:
CMTND số:
Địa chỉ:
Điện thoại: Email:
NỘI DUNG TỐ CÁO:
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của: …
Sự việc cụ thể như sau: …
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
(Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).
NGƯỜI TỐ CÁO
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu đơn khiếu nại đơn giản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày… tháng … năm 20…
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: …
NGƯỜI LÀM ĐƠN
1.1 Đối với người khiếu nại là tổ chức
CÔNG TY …
Mã số doanh nghiệp
Địa chỉ
Người đại diện cho tổ chức thực hiện việc khiếu nại:
Họ và tên: Quốc tịch:
CMTND số:
Địa chỉ:
Điện thoại: Email:
1.2 Đối với người khiếu nại là cá nhân
Họ và tên: Quốc tịch:
CMTND số:
Địa chỉ:
Điện thoại: Email:
NỘI DUNG KHIẾU NẠI
Tôi làm đơn này khiếu nại và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của: …
Sự việc cụ thể như sau: …
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyên tắc thực hiện thủ tục khiếu nại
Mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi ích của người bị khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xâm hại.
Chủ thể khiếu nại, Khoản 1 Điều 1 và Điều 101 Luật khiếu nại thì chủ thể có quyền khiếu nại bao gồm: công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức; cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Đối tượng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước.
Khiếu nại được thực hiện theo thủ tục hành chính được quy định trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nguyên tắc thực hiện thủ tục tố cáo
Mục đích của tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác và nhằm trừng trị kịp thời, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân.
Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo như quy định trong Luật khiếu nại, Luật tố cáo chỉ có thể là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, là cả công dân, cơ quan tổ chức đều có quyền khiếu nại, nhưng thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân, quy định này nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố tình tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật uy tín để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.