Hộ kinh doanh cá thể muốn hoạt động bắt buộc phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để thành lập hộ kinh doanh cá thể cần phải nắm rõ điều kiện, hồ sơ các bước thực hiện. Xem ngay bài viết này của Luật Trần và Liên danh để cập nhật những thông tin mới nhất theo luật hiện hành cũng như dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kiên Giang.
Lịch sử hình thành chế định hộ kinh doanh cá thể
Hộ gia đình được pháp luật Việt Nam thừa nhận với tư cách là chủ thể kinh doanh từ năm 1988 theo tinh thần của Nghị định số 27-HĐBT ngày 09.3.1988 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh sản xuất công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, vận tải. Tư cách chủ thể các quan hệ pháp luật kinh doanh của hộ gia đình tiếp tục được khẳng định trong các văn bản luật quan trọng như Luật doanh nghiệp năm 1999, Bộ luật dân sự năm 1995 và tiếp tục được khẳng định trong Bộ luật dân sự năm 2005.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng kí kinh doanh. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập áp dụng trên phạm vì địa phương theo đó, hộ gia đình kinh doanh hoặc làm dịch vụ có thu nhập thấp hơn mức quy định không phải đăng kí kinh doanh. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao. Hộ kinh doanh cá thể có sử dụng hơn mười lao động hoặc có hơn một địa điểm kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp. Tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình đều có quyền đăng kí kinh doanh với tư cách là hộ kinh doanh cá thể, trừ những người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề. Một cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng kí kinh doanh một hộ kinh doanh cá thể.
Điều kiện mở công ty luật chuyên dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kiên Giang
Theo khoản 3, điều 32 Luật Luật sư 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:
Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư 3. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư: a) Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này; b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc |
Theo đó, Điều kiện tiên quyết đầu tiên bạn phải là luật sư, khi đã trở thành luật sư nếu muốn thành lập tổ chức hành nghề luật sư do chính mình làm chủ thì phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư. Hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức. Việc hành nghề với tư cách cá nhân cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề cá nhân thì Luật sư phải tiến hành việc đăng ký hành nghề cá nhân tại Sở Tư pháp nơi có Đoàn Luật sư mà Luật sư đó là thành viên.
Các mô hình công ty có thể kể đến khi thành lập công ty chuyên dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kiên Giang
Văn phòng Luật sư
Một mô hình với cơ cấu quản lý cực kỳ đơn giản, quyền lực tập trung chính vào trưởng văn phòng, chi phí thành lập và duy trì hoạt động thấp. Việc phân phối lợi nhuận và đóng thuế rất đơn giản. Tuy nhiên, đây là loại hình mà chủ văn phòng phải chịu trách nhiệm vô hạn, khó kiếm được khách hàng lớn và nhân sự vì phụ thuộc rất nhiều vào một cá nhân. Mô hình này thường chậm phát triển hơn so với các mô hình khác. Chí có thể xuất hóa đơn dịch vụ không có thuế GTGT nên chi phí thuê văn phòng luật sư sẽ không được khấu trừ vào chi phí cho khách hàng.
Công ty Hợp danh
Rủi ro được chia đều cho các thành viên theo điều lệ của công ty luật, do đó vô hình sẽ tạo ra cơ chế giám sát lẫn nhau giữa các thành viên. Có điều kiện chuyên môn hóa đội ngũ, thu hút nhân sự và tìm kiếm khách hàng. Công ty Luật Hợp danh có cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh vì khách hàng dễ dàng tin tưởng và lựa chọn hơn vì tính trách nhiệm trong các ý kiến tư vấn của Công ty. Loại hình này cũng có một số hạn chế phải kể đến như chịu trách nhiệm vô hạn và các thành viên phải gánh chung trách nhiệm, muốn thành lập phải có 02 thành viên là luật sư sáng lập. Chi phí điều hành cao hơn so với văn phòng luật sư. Ngoài ra việc minh bạch hóa lợi nhuận và phân chia lợi nhuận là một vấn đề khó khăn đối với các thành viên trong Công ty.
Công ty Luật TNHH Một Thành Viên
Mô hình này gần giống như mô hình một văn phòng Luật sư, khác ở chỗ công ty Luật TNHH Một Thành Viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đã góp. Có thể nói mô hình này được rất nhiều luật sư mới hành nghề áp dụng, vì công ty hoạt động dựa trên mối quan hệ của giám đốc công ty. Quyền quyết định được tập trung về một người nên việc ra quyết định sẽ rất nhanh chóng. Về mặt hạn chế công ty Luật TNHH một thành viên cũng tương tự như văn phòng luật sư như khó kiếm được khách hàng lớn, khó chuyên môn hóa đội ngũ, khó đào tạo nhân viên vì thiếu hụt nhân sự.
Công ty Luật TNHH Hai Thành Viên Trở Lên
Muốn thành lập công ty yêu cầu phải có 02 thành viên là luật sư thành lập, chịu trách nhiệm dựa trên số vốn đã góp. Có thể nói đây là mô hình có nhiều điểm chung với Công ty Luật Hợp danh khác ở tính chịu trách nhiệm đối với mỗi loại hình. Có thể nói đây là mô hình hoàn thiện nhất trong các mô hình Công ty Luật vì mỗi thành viên trong công ty có thể đảm nhận một công việc chuyên môn phù hợp. Do đó, Công ty có thể tổ chức đào tạo nhân viên nội bộ để chuyên môn hóa đội ngũ. Mô hình này thường có sơ đồ quản lý từ thấp đến cao khiến cho tính chuyên nghiệp trong công việc thường cao hơn các mô hình khác, khách hàng sẽ tin tưởng và dễ dàng hơn trong việc kiếm được các khách hàng lớn cũng như thu hút nhân sự về cho Công ty.
Thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh, dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kiên Giang
Thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyên về đăng ký hộ kinh doanh.
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi 01 bộ hồ sơ khi thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ theo tư vấn dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kiên Giang gồm: Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm: Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); ngành, nghề kinh doanh; số vốn kinh doanh; số lao động; họ tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
*Lưu ý:
– Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh theo gói dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kiên Giang, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Quy định này sẽ gây khó khăn cho người thành lập hộ kinh doanh vì danh mục các ngành, nghề kinh doanh của Việt Nam trong thời điểm hiện nay chưa bao quát hết các ngành, nghề kinh doanh trong thực tế. Mặt khác, để người thành lập hộ kinh doanh tự xác định mã ngành, nghề kinh doanh và ghi vào Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh nhiều khi “vênh” với việc cơ quan đăng ký kinh doanh xác định mã ngành, nghề kinh doanh. Vì vậy, việc ghi mã ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần phải có sự hỗ trợ từ phía cơ quan đăng ký kinh doanh và việc xây dựng danh mục ngành, nghề kinh doanh “chuẩn” trên phạm vi toàn quốc.
– Về nguyên tắc, giống như nguyên tắc thành lập doanh nghiệp, khi thành lập hộ kinh doanh thi người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để trả lời hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ nếu có đủ các điều kiện sau:
– Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
– Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù họp với quy định của pháp luật;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng vãn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện. Cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
Trên đây là bài viết tư vấn về dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể tại Kiên Giang của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.