Kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh

kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần tiền lương của người lao động khi người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do các trường hợp sau: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, chết, trên cơ sở đã đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý đọc giả đầy đủ thủ tục kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh.

Quyền lợi cho người nước ngoài khi tham gia bảo hiểm xã hội

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng với lao động nước ngoài như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.

Trước năm 2022, người lao động nước ngoài mới chỉ được giải quyết chế độ ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do doanh nghiệp mới chỉ đóng bảo hiểm cho 03 quỹ này.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động và người sử dụng sẽ bắt đầu đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất nên khi đáp ứng được các điều kiện quy định của pháp luật, lao động nước ngoài sẽ được giải quyết chế độ đầu đủ các chế độ trong đó có cả hưu trí và tử tuất.

Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt đầu được tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2018, căn cứ quy định tại Nghị định 143/2018/NĐ-CP được ban hành vào ngày 15/10/2018. Theo đó, các doanh nghiệp sở hữu lao động là người nước ngoài đủ điều kiện thì buộc phải tham gia loại bảo hiểm này.

Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài là một trong những nghiệp vụ cần quan tâm chú ý bởi sự khác biệt so với khi làm cho người Việt Nam. Hiện nay, thủ tục tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài phải thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Đăng ký mã đơn vị đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài

Bước 2: Khai báo tăng lao động cho người nước ngoài

Bước 3: Đóng bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài (đóng riêng – không đóng chung với người lao động Việt Nam)

Mẫu TK1-TS mới nhất 2022 Quyết định 505 về kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI 
THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH do cơ quan BHXH cấp

[01]. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………………….[02]. Giới tính:………………….

[03]. Ngày, tháng, năm sinh: ………………….[04]. Quốc tịch:………………….

[05]. Dân tộc: ………………….[06]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………………….

[07]. Điện thoại: ………………….[08]. Email (nếu có):………………….

[09]. Nơi đăng ký khai sinh: …………..[09.1]. Xã: …………[09.2]. Huyện:…………..

[09.3]. Tỉnh:………………….

[10]. Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi):………………….

[11]. Địa chỉ nhận kết quả: …………..[11.1]. Số nhà, đường/phố, thôn/xóm:…………

[11.2]. Xã: ………………….[11.3]. Huyện: ………………….[11.4]. Tỉnh:………………….

[12]. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH và người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng.

Áp dụng đối với người tham gia đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

[13]. Mã số BHXH: ………………….[14]. Điều chỉnh thông tin cá nhân:………………….

[14.1]. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………………….[14.2]. Giới tính:………………….

[14.3]. Ngày, tháng, năm sinh: ………… [14.4]. Nơi đăng ký khai sinh:………….

Xã ………………….Huyện: ………………….Tỉnh:………………….

[14.5]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………………….

[15]. Mức tiền đóng: ………………….[16]. Phương thức đóng:………………….

[17]. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu:………………….

[18]. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác:………………….

[19]. Hồ sơ kèm theo (nếu có):………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

………………………………

………………………………

………………………………

………………………………

………, ngày …… tháng …… năm ………
Người kê khai

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

Phụ lục Thành viên hộ gia đình

(Áp dụng đối với: Người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH; Người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng;

Trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện cấp thẻ BHYT liên thông dữ liệu với Bộ Tư pháp)

Họ và tên chủ hộ: Số sổ hộ khẩu (Số sổ tạm trú):

Mã số hộ gia đình: Điện thoại liên hệ:

Địa chỉ theo sổ hộ khẩu (sổ tạm trú): Số nhà, đường phố, tập thể:

Thôn (bản, tổ dân phố): Xã (phường, thị trấn):

Huyện (quận, Tx, Tp thuộc tỉnh): Tỉnh (Tp thuộc Trung ương):

Bảng thông tin thành viên hộ gia đình:

Stt

Họ và tên

Mã số BHXH

Ngày tháng năm sinh

Giới tính

Quốc tịch

Dân tộc

Nơi đăng ký khai sinh

Mối quan hệ với chủ hộ

Số CMND/ CCCD/ Hộ chiếu

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

                     
                     
                     
                     
                     

 

 

………, ngày …… tháng …… năm ………
Người kê khai

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh
kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh

Hướng dẫn lập Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh (Mẫu TK1-TS) 2022

Mục đích:

– Kê khai đầy đủ thông tin của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (gọi tắt là người tham gia) khi tra cứu không thấy mã số BHXH.

– Kê khai thông tin của người tham gia đề nghị điều chỉnh thông tin cá nhân, chức danh công việc, phương thức đóng BHXH tự nguyện, nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu,…

Trách nhiệm lập: Người tham gia hoặc Cha/mẹ/người giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi).

Thời gian lập: Khi người tham gia đăng ký tham gia không tìm thấy mã số BHXH hoặc có đề nghị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT.

Phương pháp lập:

Mục I: Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH bắt buộc kê khai từ chỉ tiêu [1] đến chỉ tiêu [11] (trừ chỉ tiêu [8] để tham gia BHXH, BHYT như sau:

[01]. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia.

[02]. Giới tính: Ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

[03]. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[04]. Quốc tịch: Ghi quốc tịch của người tham gia như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[05]. Dân tộc: Ghi dân tộc của người tham gia như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[06]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi được cấp số định danh cá nhân).

[07]. Điện thoại: Ghi số điện thoại của người tham gia hoặc số điện thoại để liên hệ với người tham gia.

[08]. Email: Ghi địa chỉ thư điện tử của người tham gia hoặc địa chỉ thư điện tử để liên hệ với người tham gia (nếu có).

[09]. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh của người tham gia. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú (theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh);

[10]. Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): Ghi họ tên cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đối với người tham gia là trẻ em dưới 6 tuổi.

[11]. Địa chỉ nhận kết quả: Ghi cụ thể, đầy đủ địa chỉ nơi đang sinh sống (số nhà, đường/ phố, thôn/ xóm; xã/ phường/ thị trấn; huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương) để cơ quan BHXH trả hồ sơ, sổ BHXH, thẻ BHYT hoặc kết quả giải quyết thủ tục hành chính khác.

[12]. Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số BHXH và người tham gia BHYT theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng theo hướng dẫn.

Mục II: Áp dụng đối với người tham gia tra đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT như sau:

[13]. Mã số BHXH: Ghi mã số BHXH đã được cơ quan BHXH cấp cho người tham gia.

[14]. Điều chỉnh thông tin cá nhân: Chỉ kê khai một trong các thông tin cá nhân đề nghị điều chỉnh, cụ thể:

[14.1]. Họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên bằng chữ in hoa có dấu của người tham gia.

[14.2]. Giới tính: Ghi giới tính của người tham gia (nếu là nam thì ghi từ “nam” hoặc nếu là nữ thì ghi từ “nữ”).

[14.3]. Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh như trong giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu.

[14.4]. Nơi đăng ký khai sinh: Ghi rõ tên xã (phường/thị trấn); huyện (quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh); tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) đã đăng ký khai sinh của người tham gia. Trường hợp chưa xác định được nơi đăng ký khai sinh thì ghi nguyên quán hoặc ghi địa chỉ hộ khẩu thường trú/tạm trú (theo 3 cấp tương tự nơi đăng ký khai sinh);

[14.5]. Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: Ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người tham gia được cơ quan có thẩm quyền cấp (bao gồm cả trẻ em dưới 6 tuổi được cấp số định danh cá nhân).

[15]. Mức tiền đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh mức đóng BHXH tự nguyện): Ghi mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

[16]. Phương thức đóng (áp dụng đối với người tham gia đăng ký/điều chỉnh phương thức đóng BHXH tự nguyện): Ghi cụ thể phương thức đóng của người tham gia theo quy định (ví dụ: 03 tháng hoặc 06 tháng,…).

[17]. Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu (áp dụng đối với người tham gia BHYT đăng ký/thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu): Ghi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu do người tham gia lựa chọn theo hướng dẫn của cơ quan BHXH.

[18]. Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: Ghi nội dung yêu cầu thay đổi, điều chỉnh, như: cấp lại sổ BHXH, thẻ BHYT, chức danh công việc, địa chỉ nhận kết quả, điện thoại, email,…

[19]. Hồ sơ kèm theo:

– Đối với người điều chỉnh thông tin, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

– Đối với người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi các loại giấy tờ chứng minh.

Sau khi hoàn tất việc kê khai:

+ Người tham gia ghi nội dung: đã tra cứu không thấy mã số BHXH, tự nguyện kê khai, cung cấp giấy tờ liên quan để đảm bảo chính xác thông tin và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai; Ký và ghi rõ họ tên.

+ Đơn vị sử dụng lao động (người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận) ghi nội dung: xác nhận thông tin điều chỉnh của người tham gia là đúng với hồ sơ quản lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xác nhận; Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên.

Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động nước ngoài, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh

Thủ tục đóng BHXH cho công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam về cơ bản sử dụng một số biểu mẫu tương tự đối với lao động trong nước theo đó

Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người lao động

Mẫu TK1-TS kê khai và chỉ dùng khi chưa được cấp mã BHXH

Hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người nước ngoài đối với người sử dụng lao động

Mẫu TK3-TS: tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin ban hành theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH.

Mẫu D02-TS danh sách kê khai báo tăng lao động nước ngoài tham gia BHXH.

Tham gia bảo hiểm y tế cho người nước ngoài, kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh

Căn cứ vào Khoản 2, Điều 1 của Luật Bảo hiểm Y tế hợp nhất, phạm vi áp dụng của Luật là bao gồm các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam, không kể người Việt Nam hay mang quốc tịch nước ngoài. Như vậy, người Việt Nam hay người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế như nhau.

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện

Theo công văn số 3170/BHXH-BT đã hướng dẫn cụ thể về việc lập danh sách và chuẩn bị đóng BHYT hộ gia đình, bao gồm các giấy tờ sau:

  • Tờ khai TK1-TS của các thành viên tham gia BHYT gửi lên Cơ quan BHXH tuyến huyện.
  • Mẫu DK01 kê khai thông tin các thành viên trong gia đình, nhận mẫu từ trưởng thôn, xóm, tổ dân phố, xã,…
  • Mẫu DK04 kê khai danh sách những người tự đóng Bảo hiểm Y tế.
  • Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của hộ gia đình.
  • Trường hợp đã có thành viên có thẻ BHYT thì phải nộp bản chính hoặc bản chụp ảnh thẻ BHYT cũ để cơ quan Bảo hiểm giảm trừ mức đóng khi tham gia cùng hộ gia đình.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT tự nguyện cho người nước ngoài dựa vào mức lương cơ sở:

  • Mức đóng của người thứ nhất tham gia BHYT tính bằng 4.5% của lương cơ sở.
  • Mức đóng BHYT của người thứ hai bằng 70% người thứ nhất.
  • Mức đóng của người thứ ba, thứ tư lần lượt bằng 60%, 50% người thứ nhất.
  • Từ người thứ năm trở đi, mức đóng BHYT tính bằng 40% của người thứ nhất.

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

Người nước ngoài tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc khi sinh sống tại Việt Nam và có hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động tại Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 1018/QĐ-BHXH, hồ sơ tham gia BHYT bắt buộc cho người nước ngoài gồm:

  • 2 bản mẫu D03-TS kê khai danh sách người tham gia BHYT.
  • Mẫu TK1-TS: tờ khai tham gia BHXH, BHYT cho người lao động, điền đầy đủ các thông tin và gửi lên Cơ quan Bảo hiểm nơi phụ trách của đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức,…

Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc, mức đóng BHYT cho người nước ngoài áp dụng từ 1/12/2018 đến 31/12/2021 là 4.5% mức lương tham gia BHXH. Trong đó người lao động đóng 1.5%, người sử dụng lao động đóng 3% mức lương tham gia BHXH theo quy định.

Trên đây là bài viết tư vấn về kê khai bảo hiểm xã hội cho người nước ngoài tại Hồ Chí Minh của Luật Trần và Liên danh. Nếu có thắc mắc hãy gọi cho chúng tôi theo số Hotline: 0969 078 234 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139