Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook

mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook

Đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên Facebook được sử dụng khi người khác có hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống trên Facebook để quấy rối, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin pháp lý liên quan đến mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo 2018 báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các đối tượng sau đây:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Người không còn là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian là cán bộ, công chức, viên chức; người không còn được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

+ Cơ quan, tổ chức, Luật sư hình sự giỏi.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực là tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

(khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Tố cáo 2018)

Những quy định của pháp luật về tố cáo

Nguyên tắc giải quyết tố cáo

Điều 4 Luật tố cáo quy định 2 nguyên tắc giải quyết tố cáo gồm:

Việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

Việc giải quyết tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo

Theo quy định tại điều 8 Luật Tố cáo năm 2018

Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.

Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.

Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.

Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.

Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.

Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.

Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.

Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.

Bao che người bị tố cáo.

Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.

Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây: Tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo, tư vấn luật hình sự chi tiết

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc giải quyết tố cáo

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với người giải quyết tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật; áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo theo thẩm quyền; xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật theo kết luận nội dung tố cáo; xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo.

Cần làm gì khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên Facebook

Danh dự, nhân phẩm cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ, nếu cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì có thể xử lý hình sự theo quy định của pháp luật:

Bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015

Xử phạt hành chính

Hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP sẽ bị phạt  tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP

mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook
mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên facebook

Xử lý hình sự

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Điều 156. Tội vu khống

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 155, 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Vì vậy, người bị xúc phạm danh dự trên Facebook có quyền làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để điều tra và xử phạt hành chính hoặc có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự trên Facebook


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày………., tháng……….., năm 20……

 

ĐƠN TỐ CÁO

(V/v: Hành vi có dấu hiệu vi phạm Tội vu khống, Tội làm nhục người khác) 

Kính gửi: ………………………………………………………………………………

Tôi tên là:……………………………………………………………………………..

Sinh ngày:…………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………..

Ngày cấp:………/………./………… Nơi cấp:…………………………………..

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………

SĐT liên hệ:………………………………………………………………………….

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Ông/Bà:……………………………………………….

Sinh ngày:……………………………………………

CMND/CCCD số:………………………………….

Ngày cấp:………/………./………. Nơi cấp:………………………………

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………

Nội dung tố cáo: Hành vi có dấu hiệu phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội đưa thông tin, sự việc sai sự thật lên Facebook của chủ tài khoản Facebook ……………………………….

Tôi xin trình bày lại sự việc như sau:

Ông/Bà ……………. là chủ nhân của tài khoản Facebook mang tên ………………………….

Gần đây, ông/bà……………………..đã sử dụng trang Facebook này công khai đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung sai sự thật, những lời lẽ cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.

Cụ thể, vào lúc…………. Ngày………/tháng/………../năm……….. Ông/Bà: ………………….. đã đăng tải những dòng trạng thái trên facebook như sau: 

“………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………….. “

(Những lời lẽ vu khống, xúc phạm tôi xin đính kèm hình ảnh tôi đã chụp lại nội dung Ông/Bà ………….. đã đăng trên Facebook đính kèm đơn này), Luật sư bào chữa hình sự chi tiết. 

Vì những lý do trên, tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan:

Yêu cầu Ông/Bà: ……………………….. dừng ngay hành vi đăng những dòng trạng thái trên trang cá nhân với những lời lẽ, nội dung bịa đặt, sai sự thật, cố ý xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi.

Buộc Ông/bà: …………………….. đăng bài viết để chế độ công khai xin lỗi tôi trên mạng xã hội.

Xác minh, điều tra, làm rõ hành vi vi phạm, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và xử lý theo quy định của pháp luật, trả lại công bằng và bảo vệ cuộc sống bình yên cho tôi, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người theo quy định pháp luật.

Tôi xin cam đoan những trình bày trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

Người tố cáo

(Ký và ghi rõ họ tên)
 

Bị xúc phạm danh dự trên Facebook gửi đơn tố cáo đến đâu?

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, các cơ quan Nhà nước sau đây sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của người dân:

– Cơ quan điều tra;

– Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

– Viện kiểm sát các cấp;

– Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an…

Đơn giản nhất, bạn có thể tới ngay cơ quan Công an (Công an xã/ phường/ thị trấn/ thành phố…) nơi mình cư trú để nộp Đơn tố cáo. Các giấy tờ, tài liệu càn mang theo khi đi trình báo tại Cơ quan Công an gồm:

– Đơn trình báo vụ việc;

– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân…)

– Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi vi phạm.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ hotline của Công ty luật để được giải đáp và tư vấn hiệu quả nhất.

Đánh giá

Đề xuất cho bạn

Thông tin tác giả

Hotline: 034 663 1139
Tư Vấn Online
Gọi: 034 663 1139